Theo như câu hỏi tiêu đề, bạn có bao giờ nhận định đeo kiếm/bao tên sau lưng là chuyện rất "hiển nhiên" chưa? Mình nghĩ cái "hiển nhiên" đó chủ yếu tới từ phim ảnh và các tác phẩm đại chúng nói chung hơn là dựa vào lịch sử xác thực! Không dài dòng nhiều, chúng ta vào thẳng chủ đề bài viết luôn!
"Hai tên tóc trắng đẹp mã đến từ thế giới fantasy"
"Hai tên tóc trắng đẹp mã đến từ thế giới fantasy"
*Chú ý: nội dung dưới đây mình sẽ có đề cập tới vị trí "sau lưng", các bạn nên hiểu là phần lưng vai cho tới phần lưng mạn sườn khiến việc rút kiếm/tên sẽ là vòng tay qua vai để rút. Còn nếu là vị trí "bên hông" tức là phần hai bên hông và eo hông sau lưng.

1. Đeo kiếm sau lưng, ngầu chứ?

"Kiếm thép dành cho con người, kiếm bạc dành cho quỷ dữ" - The Witcher.
"Kiếm thép dành cho con người, kiếm bạc dành cho quỷ dữ" - The Witcher.
Trước hết, bạn nhận định thế nào về việc đeo kiếm sau lưng như hình trên? Rất ngầu phải không? Nói chung, mình không nghĩ được ra tác dụng nào khác ngoài việc chỉ để cho đẹp, cho "ngầu lòi"? Mình tin là vậy bởi những dẫn chứng sau:
Dựa vào những thông tin kiểm chứng và lịch sử xác thực, việc đeo kiếm sau lưng thực sự là không cần thiết, nhất cho việc chiến đấu nói chung. Nếu rút kiếm, kiếm sẽ bị kẹt lại, không thể rút được hết lưỡi kiếm ra khỏi bao bởi chiều dài từ bàn tay khi tay hướng lên trần nhà giống như rút kiếm của một người trưởng thành so với lưng vai với một góc cỡ 70 độ sẽ đạt xấp xỉ 40-48cm (với mình là ~42cm). Vậy với phần lưỡi kiếm của một thanh kiếm tiêu chuẩn như longsword (như hình The Witcher trên) đạt 85-110cm, kiếm jian (kiếm thẳng 2 lưỡi Trung Hoa) với 70cm... thì làm sao có thể rút được kiếm ra khỏi bao? Đó mới chỉ tính riêng phần lưỡi kiếm!
Kiếm thẳng không được thì thử kiếm cong? Rất tiếc cũng không khả thi là mấy khi mà katana cũng đã đạt tới 65-80cm hay szabla (kiếm cong Ba Lan) đạt cỡ 85cm... Có thể là bạn vẫn rút được, chỉ là sẽ mất thêm vài bước nữa, cơ mà chậm chỉ vài giây trên chiến trường Trung Cổ thì khả năng là đầu bạn đã rơi rồi!
Youtuber Metatron sẽ cho ta thấy toàn cảnh "rút kiếm sau lưng" rõ hơn.
Vậy với các loại kiếm ngắn, đoản kiểm như short sword - kiếm ngắn Trung Cổ hay wakizashi đạt cỡ 30-60cm khả năng vẫn có thể rút được nếu đeo sau lưng. Nhưng mà ngắn như vậy thì mục đích đeo sau lưng không hề "ngầu" chút nào! Thực tế, chúng lại còn là kiếm phụ, mục đích thường là chúng sẽ được đeo thuận với thanh kiếm chính cơ bản, như katana đeo cùng một bộ với wakizashi bên cạnh.
Đó mới chỉ là rút kiếm, thế còn tra kiếm lại bao thì sao? Rút kiếm thôi vốn đã khó khăn, giờ thì bạn đã cảm thấy việc tra kiếm lại vào bao sau lưng sẽ khó khăn gấp bội thế nào rồi chứ? Nói chung, nếu là bao kiếm tiêu chuẩn, sẽ là bất khả thi cho việc rút kiếm hay tra lại kiếm vào bao kiếm sau lưng như vậy.
Nếu chỉ đeo kiếm như một cách "mang vác" thì chúng cũng bất lợi không kém. Đeo kiếm sau lưng rất dễ bị lấy cắp do nó là món đồ giá trị, hoặc gây vương víu sau lưng… Mặc dù chúng có lợi thế cố định không "lung lay" như đeo kiếm bên hông! Nhưng rõ ràng, trong lịch sử việc đeo kiếm sau lưng cũng không quá phổ biến. Các bức tranh, bức họa cổ điển sau đây đều cho thấy việc đeo kiếm bên hông mới là thực tế do dễ rút, dễ kiểm soát thanh kiếm hơn:
Bức "<i>David và Jonathan"</i>&nbsp;do họa sĩ người Hà Lan: Rembrandt vẽ năm 1642.
Bức "David và Jonathan" do họa sĩ người Hà Lan: Rembrandt vẽ năm 1642.
2 bức vẽ minh họa mô tả kĩ thuật "rút kiếm và cắt" trong sách "Medieval Combat" (năm 1467) của bậc thầy kiếm thuật người Đức Hans Tallhoffer (giống Iaijutsu Nhật chứ?).
2 bức vẽ minh họa mô tả kĩ thuật "rút kiếm và cắt" trong sách "Medieval Combat" (năm 1467) của bậc thầy kiếm thuật người Đức Hans Tallhoffer (giống Iaijutsu Nhật chứ?).
Bức họa Musashi Miyamoto đang cầm hai thanh kiếm gỗ <i>bokken</i> từ một cuộn giấy cổ của Nhật Bản.
Bức họa Musashi Miyamoto đang cầm hai thanh kiếm gỗ bokken từ một cuộn giấy cổ của Nhật Bản.
Bức tranh vị vua Maharana Pratap Singh do họa sĩ Ấn Độ: Raja Ravi Varma vẽ năm 1901.
Bức tranh vị vua Maharana Pratap Singh do họa sĩ Ấn Độ: Raja Ravi Varma vẽ năm 1901.
Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp đặc biệt có đeo kiếm sau lưng, chẳng hạn kiếm đôi như kiếm cong dhaab của Xiêm, Ấn Độ và nhất là Thái Lan... Những thanh kiếm cong này có lợi thế đủ ngắn và đủ "mượt mà" khi rút kiếm, phù hợp với môn võ "song kiếm" vùng này.
Kiếm đôi dhaab của Thái Lan.
Kiếm đôi dhaab của Thái Lan.
...hoặc có thể đeo kiếm ở hông lưng dưới như này?
...hoặc có thể đeo kiếm ở hông lưng dưới như này?
Thực tế mà nói, chỉ một vài văn bản lịch sử mô tả binh lính Trung Quốc, Samurai Nhật Bản, chiến binh Celt, Hiệp sĩ châu Âu… đeo kiếm sau lưng bằng một chiếc dây đai buộc kiếm dài qua vai, cho phép các thanh kiếm dài quá khổ hơn như greatsword châu Âu và ōdachi Nhật Bản được buộc ngang lưng. Tuy nhiên, họ sẽ tháo ra khỏi lưng rồi mới rút kiếm chứ không hề vòng tay qua vai rồi rút kiếm!
Bonus: không có trường hợp các Nhẫn giả (Ninja/Shinobi) đeo kiếm sau lưng như nhiều phim ảnh mô tả. Bởi thứ nhất, sẽ cực kỳ bất lợi do tính chất thực hiện các nhiệm vụ đột nhập, gián điệp, thu thập thông tin cần phải kiểm soát được vũ khí trang bị đem theo; hai là loại kiếm ninjatō của Nhẫn giả hầu hết chỉ xuất hiện trong các tác phẩm đại chúng, hơn là tài liệu lịch sử.
"Vị Nhẫn giả cuối cùng".
Các bạn có thể tham khảo video trên, hãy tua đến đoạn 10:55, vị cựu Nhẫn giả đây sẽ giải thích cho các bạn cách chạy và kiểm soát thanh kiếm bên hông, đại loại: hai tay giữ chặt kiếm và chạy với kĩ thuật chạy của riêng họ.

2. Đeo bao đựng tên sau lưng bởi nó tiện dụng hơn?

Nhân vật Robin Hood đã quá nổi tiếng, luôn gắn liền với cây cung.
Nhân vật Robin Hood đã quá nổi tiếng, luôn gắn liền với cây cung.
Đeo bao đựng tên sau lưng cũng như đeo kiếm sau lưng, phần lớn là giả tưởng, là sản phẩm của trí tưởng tượng mà các nhà làm phim và tác phẩm đương đại lẫn đại chúng mô tả về cung thủ lịch sử!
Cung tên đã xuất hiện trong lịch sử hơn 5000 năm (và có thể còn xa hơn thế). Chúng từng là món vũ khí cực kỳ lợi hại của nhiều binh chủng cung binh sừng sỏ nhất lịch sử như kỵ binh bắn cung Mông Cổ, longbowman xứ Wales của Anh, cung thủ xe ngựa Ai Cập... và chỉ cho tới khi bị thay thế bởi súng khi các loại súng hỏa mai bắt đầu xuất hiện phổ biến ở thế kỷ 16! Các cung thủ kể trên không bao giờ đeo bao tên sau lưng, họ luôn đeo bên hông! Lý do rất đơn giản, đeo bao tên bên hông giúp họ kiểm soát được số lượng tên bắn, dễ rút hơn do tên ở vị trí dễ thấy và đặc biệt khi bạn di chuyển liên tục với bao tên sau lưng, tên có thể gây vướng víu hoặc dễ bị rơi vung vãi hơn...
Longbowman Anh thời Trung Cổ.
Longbowman Anh thời Trung Cổ.
Khá khó để nhìn ra được bao tên của cung thủ xe ngựa Ai Cập trong hình điêu khắc này!
Khá khó để nhìn ra được bao tên của cung thủ xe ngựa Ai Cập trong hình điêu khắc này!
Cung thủ thổ dân người châu Phi.
Cung thủ thổ dân người châu Phi.
Kỵ binh bắn cung Mông Cổ khét tiếng!
Kỵ binh bắn cung Mông Cổ khét tiếng!
Lar Andersen - một cung thủ hiện đại cố gắng hồi sinh các kỹ thuật bắn cung lịch sử từng bị lãng quên. Từng làm cố vấn cho bộ phim Robin Hood 2018, một số kĩ thuật bắn cung của anh điêu luyện tới mức tưởng chừng như là bất khả thi, chẳng hạn “bẻ cong” hướng bay mũi tên, bắn phản lại mũi tên đang bắn ngược lại hay bắt lấy mũi tên bằng tay không… Anh cũng hồi sinh kĩ thuật cầm nhiều mũi tên một lúc trên tay và có thể bắn liên tục, thứ tưởng chừng đã chết chỉ có trong lịch sử.
Lar Andersen và tài bắn cung tactics xuất sắc!
Mô phỏng cung thủ cưỡi ngựa Hungary cầm và bắn nhiều mũi tên một lúc trên tay.
Mô phỏng cung thủ cưỡi ngựa Hungary cầm và bắn nhiều mũi tên một lúc trên tay.
Cung thủ người Mĩ da đỏ bản địa cũng bắn với nhiều mũi tên trên tay.
Cung thủ người Mĩ da đỏ bản địa cũng bắn với nhiều mũi tên trên tay.
Cung thủ Trung Cổ khoảng thế kỉ 10-11 (đặc biệt cung thủ áo giáp trắng dưới bên trái).
Cung thủ Trung Cổ khoảng thế kỉ 10-11 (đặc biệt cung thủ áo giáp trắng dưới bên trái).
Vậy, trường hợp nào chỉ xảy ra nếu cung thủ đeo bao tên sau lưng? Cung thủ đeo bao tên bên hông và bắn với nhiều mũi tên một lúc cầm trên tay như vậy trong lịch sử vốn chỉ xảy ra với cung thủ luôn cơ động (như bắn khi phải chạy liên tục, bắn trên lưng ngựa hay chiến xa...), lối đánh đòi hỏi tốc độ và chiến thuật cao, được đào tạo lâu dài hết mức để có thể liên tục giương cung, có thể tiêu diệt một lượng lớn kẻ địch luôn chuyển động trên chiến trường từ thời Cổ đại cho tới Trung đại!
Cung thủ đeo bao tên sau lưng hẳn phải là cung thủ hiện đại hơn, bắn với mục tiêu ít chuyển động như bia bắn tĩnh, đứng ở vị trí cố định với tần suất bắn thấp, bao tên sau lưng được thiết kế hiện đại có thể giữ các mũi tên cố định, lại dễ rút hơn...
Một dạng bao tên hiện đại (được bán trên eBay hoặc Amazon).
Một dạng bao tên hiện đại (được bán trên eBay hoặc Amazon).
Mình thấy bạn cũng phải thấy! À mà mình thấy: "cung thủ" trên thi đấu thể thao hiện đại cũng không có đeo bao tên sau lưng. Còn các bạn thấy gì, mình không chắc (lol).