Võ thuật là hệ thống chiến đấu được thực hành vì một số lý do như tự vệ; ứng dụng quân sự và thực thi pháp luật; cạnh tranh; phát triển thể chất, tinh thần; giải trí; bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể... Nói đơn giản hơn thì nó là kĩ thuật chiến đấu hoặc tự vệ, nhưng được phát triển với nhiều phong cách khác nhau trải dài khắp chiều dài lịch sử, gắn liền tới tính chất mâu thuẫn và bạo lực của nhân loại (nói quá). Với sự phát triển của thể thao, truyền thông, phim ảnh và sự hội nhập toàn cầu hóa mạnh mẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển võ thuật mà đặc biệt sau thế kỉ 19-20, chúng ta được biết tới nhiều hình thức võ thuật hơn trong và ngoài khu vực. Nhưng trong đó, những lời đồn, sự huyền bí, "hình thức bạo lực trong khuôn khổ" và những phóng tác từ những tác phẩm phim ảnh... khiến cái nhìn và tiềm thức có phần sai lệch về võ thuật.

How Many Styles Do You Really Need? - Black Belt Magazine
Một số loại võ thuật trên thế giới.

Đọc thêm:

Sự huyền bí của lời đồn và các tác phẩm đại chúng tác động lên tiềm thức là 1 trong những điều phổ biến nhất, nó có thể biến những điều từ phi thực tế qua cách nhìn thành "hiện thực", những điều phi thực tế ảnh hưởng không nhỏ tới võ thuật. Ví dụ như video trình diễn của Nam Huỳnh Đạo của Huỳnh Tuấn Kiệt, không ít người tin vào "kĩ nghệ" của ông nên võ đường này mới đông học sinh đến vậy? Hay những lời truyền miệng về huyền thoại võ sư này ghê lắm, võ sư kia có thể bắn chưởng... Chuyện thường thấy nhất khi xem những bộ phim võ thuật, sự ảo tưởng về khả năng 1v10, khả năng đánh bại cả 1 kẻ cao to hơn... của võ thuật bị biến tướng. Đó đâu phải cách võ thuật hoạt động? 
Điển hình nhất khi không ai giải thích được nó tồn tại nhưng lại đặt niềm tin tuyệt đối vào nó, đó chính là "chi" (phiên âm Hán ngữ là qi) hay  "khí". Khi mà y học đã có thể mổ xẻ và nghiên cứu, gần như toàn bộ cơ thể con người được sáng tỏ thì tại sao lại có thể tin vào 1 thứ năng lượng vô hình không có thật ở con người? Có thể, nó chỉ ẩn dụ cho hiệu quả khi con người học cách điều hòa cơ thể ở những môn võ hay thể dục như Thái Cực, Yoga, thiền... bao gồm hít thở và điều tiết cơ thể, tâm trí thanh tịnh... Bởi chính những "dấu hiệu của chi" chỉ hình thành khi con người thời kì đó không có bất cứ cơ sở khoa học nào để giải thích, như:
-Nếu bạn đang căng thẳng, hãy hít thở sâu để trấn an bản thân.
-Nếu bạn muốn giỏi một thứ gì đó, hãy luyện tập nó nhiều lần.
-Sức mạnh thể chất thực sự bắt đầu từ đôi chân.
-Tập trung vào một phần của cơ thể bạn đủ lâu và nó sẽ bắt đầu ngứa ran (bởi khi bạn căng cơ, máu sẽ dồn vào đó).
 
Sức mạnh diệu kỳ của thiền định trong đời sống con người
Thay vì cố gắng luyện "chi", việc thiền định đã giúp tâm trí và cơ thể điều tiết ổn định hơn?
Ở Mĩ, việc "fake martial arts" không còn xa lạ khi mà "cơn sốt Karate" thời điểm quân đội Mĩ đóng tại Nhật đem Karate về Mĩ; Kungfu Trung Hoa khi Lý Tiểu Long (Bruce Lee) trở nên nổi tiếng nhờ bộ phim "Enter the Dragon 1973", việc võ sư có đòn "chết người", có "năng lực bí ẩn"... dần trở nên nhiều hơn. Những "võ sư/võ đường dởm" có thể kể ra như Yellow Bamboo, McDojo,... Sẽ rất nực cười khi có người tin tưởng vào những ông võ sư bụng phệ này rao giảng về chi hay video kĩ thuật "phẩy tay", "vẩy rau" hạ gục trăm kẻ thù... 
Phân biệt Work out, Work sth out
Tập luyện, work out chăm chỉ bất cứ hình thức thể thao hay gym sẽ nâng cao và cân bằng sức khỏe tốt hơn đấy! Mấy ông võ sư bụng phệ trông có giống người am tường "chi" không hay "chi" tích ở bụng? 

Đọc thêm:

Sự giao thoa giữa các quốc gia và những lầm tưởng đến ảnh hưởng nên võ thuật cũng không hề nhỏ, tích cực hay tiêu cực đều có. Trước thế kỉ 18-19, võ thuật trước thời kì này thường chỉ truyền thụ, tập luyện và mang sắc thái riêng trong khu vực của nó. Cho đến khi hội nhập nhiều hơn, võ thuật đã có bước chuyển mình, võ thuật chính thống giảm dần đi tính bạo lực và võ thuật lai xuất hiện nhiều hơn. Sự giảm dần về tính bạo lực gây hại như Boxing hay Karate áp dụng luật lệ, đeo đồ bảo hộ... Giao thoa giữa Đông-Tây sinh ra những môn võ lai như môn võ lai đầu tiên Bartitsu (bao gồm Pugilism, Savate, Jujutsu, võ gậy...) hay điển hình nhất là MMA khi nó cấu thành chủ yếu từ Boxing, Muay Thai, các loại Wrestling và BJJ.
What are the best combinations of martial arts for MMA fighting? - Quora
Hầu như các môn võ hiện đại đều dựa trên nền tảng mà MMA áp dụng.
Thêm một lầm tưởng khác khi giao thoa võ thuật, đó là việc nhắc đến võ thuật người ta thường có suy nghĩ võ thuật bắt nguồn từ châu Á, nhất là ám chỉ Trung Quốc mà không hề biết đến những môn võ đến từ châu Âu, điều này có thể hiểu là vì nền võ thuật Trung Hoa khá đồ sộ và gây ảnh hưởng tới các quốc gia trong cùng khu vực, điển hình như Karate, theo nhiều tài liệu có xuất phát từ Kungfu Hạc Trắng (Hạc Quyền), thông qua đường biển tới vùng Okinawan. Là một quốc gia có vị trí địa lí và nền văn hóa cận Trung Quốc, những môn võ Việt Nam nói không ngoa thì chúng chịu ảnh hưởng sâu đậm và mạnh mẽ nhiều nhất từ Trung Quốc, gần như không mang chút nét bản sắc võ thuật Đông Nam Á. Nhưng cái nôi võ thuật châu Á lại là Ấn Độ, môn võ mang danh môn võ thuật đầu tiên - Kalaripayyatu lại là xuất nguồn của Thiếu Lâm Trung Hoa được Bồ Đề Lạt Ma đem truyền thụ.
Kalaripayattu - môn võ cổ xưa tại Ấn Độ - VnExpress
Kalaripayyatu - môn võ cổ xưa của Ấn Độ.
Võ thuật châu Âu ít được biết đến bởi châu Âu không có sự bảo tồn và lưu truyền võ thuật, thường thì chúng sẽ bị loại bỏ nếu không hợp thời (ví dụ những môn võ đối phó với giáp sắt Trung cổ như HEMA longsword bị loại bỏ sau khi thời kì của vũ khí nóng ra đời, khiến giáp chiến trở nên vô dụng); hoặc là bị cải biên khác hoàn toàn đi hình thức ban đầu (Pugilism cũ vs Boxing hiện đại). Do vậy, người ta thường chỉ biết đến tiêu biểu 3 môn võ thuật có xuất phát từ châu Âu: Boxing hiện đại, Greco-Roman Wrestling (vật) và Olympic Fencing (đấu kiếm) bởi đây là những môn võ đã biến tấu cho hợp thể thao từ sớm. Tuy nhiên, gần đây họ - những CLB HEMA cũng đã nghiên cứu và tìm cách hồi sinh chúng, do nhiều kĩ thuật không được đặt tên nên gọi chung là HEMA (viết tắt của võ thuật lịch sử châu Âu). Một số môn võ có xuất phát từ châu Âu có thể kể đến như Savate, Glima, Combat Hopak, Pankration, Bataireacht, Canne de Combat, Keysi, Sambo...   

Define: Martial Art – Ducatus
Một CLB HEMA.

Đọc thêm:

Tính thực chiến của võ thuật cổ truyền không nằm ở những vấn đề người luyện tập, nơi nó từng được áp dụng... mà còn phức tạp hơn thế.
Dĩ nhiên có phần đúng khi nói môn võ tốt hay không thể hiện ở người tập luyện nó! Nhưng là kiểu tập như nào? Khả năng áp dụng thực tế của nó? Hay nói cách khác, người tập luyện đó là sự cải thiện kĩ năng của họ trong võ thuật đi cũng năm tháng cho mục đích cọ sát chiến đấu - đúng với bản chất võ thuật. Môn võ đó cũng cần yếu tố như vậy! Nó cũng phải được cải thiện hay lược bỏ kĩ thuật theo thời gian mới hiệu quả, đơn giản là nếu giữ khư khư lối kĩ thuật cũ không phù hợp thì sớm muộn sự thay đổi, cải tiến của thời đại sẽ đập nát nó. Jeet Kune Do (hay Triệt Quyền Đạo là môn võ lai của Lý Tiểu Long) khi nó mang nhiều âm hưởng của Savate, Pugilism, chút Vịnh Xuân và Karate; là một trong những môn võ lai Đông-Tây tiên phong cách mạng của giới võ thuật, nhưng sự ra đi quá sớm của Lý Tiểu Long và việc các hậu bối không ai cải thiện nó khiến nó giờ đến ngay sân chơi cho các môn võ thử sức - thời kì đầu của UFC, Jeet Kune Do không có 1 chút đóng góp hình thành nên MMA. 
Điều đó cũng xảy ra ở những môn võ truyền thống và nhất là võ cổ truyền Trung Hoa, khi Từ Hiểu Đông đánh bại hàng loạt võ sư võ cổ truyền (vct), nhiều người cho rằng do võ sư vct luyện chưa tới, vct đánh mất các kĩ thuật cũ hay nó mạnh nhờ binh khí, kĩ thuật hiểm độc... Hừm! Mình biết nhiều người xem và tiêu thụ quá nhiều phim võ thuật Trung Hoa cùng với tiểu thuyết kiếm hiệp... mới có suy nghĩ, hình thành trong tiềm thức những thứ như vậy. Những môn võ hiện đại điển hình cũng từng là võ cổ truyền có kĩ thuật cũ đánh hiểm độc, sử dụng vũ khí... như Boxing với niên đại 4000 năm, Pugilism hay Boxing kiểu cũ từng cho phép đá háng, móc mắt, đánh vũ khí như trượng dài, gậy, kiếm và khiên nhỏ... hay Okinawan Karate (Karate truyền thống) có những kĩ thuật đá háng, chọc mắt, đánh tới chết... Giờ đây tại sao chúng - những phiên bản mới được thay đổi và cải biên vẫn rất hiệu quả, là nền tảng cho nhiều kĩ thuật mới hiệu quả khác ra đời (trong đó có MMA). Video dưới đây cho chúng ta cái nhìn chính xác về vct Trung Hoa khi cọ sát sẽ ra sao? 
Lý Tiểu Long là 1 trong những võ sư/diễn viên có tư tưởng tiến bộ về võ thuật, ông có đóng góp lớn trong việc thay đổi nhận thức mọi người về võ thuật, dù đáng buồn phần lớn bây giờ là sự tâng bốc thái quá và ảo tưởng biến ông thành một vĩ nhân phi thường đến phi lý (mình sẽ không đi sâu vào vấn đề này). Ông từng chê bai sự vô dụng trong thực chiến của Thái Cực tới nhường nào khi thay vì hướng tới khả năng ở bài tập điều hòa dưỡng sinh thì nó lại cố rao rảng tính thực chiến mà nó không có: 
“Một tay đấm quyền Anh, khi họ tập trung vào đôi tay, họ quên đi việc họ không có nhiều kĩ thuật, họ tập trung vào nắm đấm thôi” Lý Tiểu Long giải thích. 
“Trong khi đó với những gã kia, họ quá bận trong việc suy nghĩ xem sẽ dùng kĩ thuật gì."
“Ý tôi là trước khi hai bên đấu nhau, họ làm đủ thứ thủ thế và chuyện động đẹp mắt. Nhưng khi giao đấu, họ không biết phải làm gì cả. Họ sẩy chân rồi té ngã xuống đất.
“Nếu anh có thể di chuyển liên tục với những vũ khí của bản thân, tấn công từ nhiều góc độ thì anh có thể thích nghi với mọi đối thủ trước mặt. Đối thủ càng vụng về thì càng bị giới hạn, càng bị dễ đấm trúng. Về căn bản là vậy.” 
- Trích đoạn đối thoại giữa Lý Tiểu Long và đồng nghiệp.

“Sự đơn giản là cốt lõi của xuất chúng” - Lý Tiểu Long

Chỉ cần 4 cú đấm cơ bản với các combinations hay tổ hợp khó đoán là Boxing đã có thể áp dụng cho hầu hết tất cả môn võ. Các boxers cũng tập "shadowboxing" (giống như các bài quyền "kata" hay "taolu") trước gương, nhưng chúng chả có tác dụng nào khác ngoài khởi động (warm up) và hình thành bộ nhớ cơ bắp.

"Everyone has a plan 'till they get punched in the mouth"  hay " Ai cũng có 1 chiêu bài chiến đấu cho tới khi ăn một cú vào mồm" - Mike Tyson 

Một trong những vấn đề nữa và cũng lớn nhất khi có người cho rằng nó thực chiến vì võ thuật cổ truyền gắn liền với chiến trường chiến tranh thời trung cổ. Đây cũng là điều hết sức phi lý, võ thuật chỉ có tác dụng khi giao tranh đối kháng mà thôi! Đừng lầm tưởng rằng các vị tướng như kiểu Quan Công bay vèo ra chiến trường múa Guandao (Quan đao) vài đường chém bay kẻ địch? Không! Chiến tranh quyết định bởi tài cầm quân của tướng lĩnh, tinh thần chiến đấu của binh sĩ, chuỗi cung ứng tiếp tế, lòng dân... Quân sĩ vốn xuất thân nông dân, thay vì bỏ hàng chục năm luyện kiếm, bắn cung, cưỡi ngựa... như đám quý tộc thì chỉ cần xây dựng một đội hình (chẳng hạn như đội hình phalanx) với giáo dài và khiên cũng dễ dàng đào tạo, nhanh chóng mà hiệu quả. Những quân lính đặc biệt hơn như kị sĩ hay cung thủ cũng chỉ cần đảm bảo khả năng cưỡi ngựa cầm thương hay kĩ thuật bắn cung theo chỉ đạo của tướng lĩnh, vậy đâu liên quan gì tới võ thuật? Võ Tây Sơn Bình Định thường mang tiếng "góp công" dẹp tan quân Xiêm, họ nghĩ rằng võ Bình Định hơn Muay Thai hay võ Khơ-me vì lí do đó, nhưng thực tế thì cho thấy trận đánh giữa quân vua Quang Trung với quân Xiêm (trận Rạch Gầm - Xoài Mút) là 1 trận thủy chiến? Lịch sử luôn ghi nhận những mưu kế tiên quyết đánh thắng giặc của ông cha ta như đóng cọc sông Bạch Đằng lợi dụng thủy triều hay "vườn không nhà trống", chứ không phải là 1 môn võ!
Nhìn lại trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785 - Giáo dục Việt Nam
Liệu có tính chất "võ thuật" trong này không hay đơn giản nó là mưu kế đánh giặc của ông cha ta?

Đọc thêm:

Tuy nhiên, việc thay đổi võ thuật theo hướng văn minh hiện đại không có nghĩa chúng hiệu quả trên cuộc chiến đường phố, nhất là chống lại vũ khí (đặc biệt là chống dao). Sự thay đổi khiến chúng đi vào khuôn khổ, kể cả võ thuật truyền thống hay hiện đại. Cứ giả định nếu áp dụng thì với kĩ thuật Boxing, bạn phải đấm bằng toàn bộ sức vào đúng hàm của đối thủ nếu muốn KO đối phương, nhưng điều đó sẽ có nguy cơ gãy các đốt xương bàn tay. Nếu cú đấm không tới, đá thấp của Muay Thai, Karate hay Savate sẽ lí tưởng hơn là những đòn đá cao dài dễ mất thăng bằng. Nếu hắn áp sát và ôm thì đấm đá sẽ là vô dụng, những đòn vật của Freestyle, Judo, Sambo hay khóa siết BJJ sẽ hiệu quả hơn trong việc khống chế kẻ thù. Nhưng không chỉ 1 mà tới 2-3 tên trở lên, vậy thì vật - khóa siết sẽ vô dụng và chỉ có thể dùng kĩ thuật đánh đứng như Boxing hay Muay Thai? Nếu không giữ tầm nhìn bao quát hết, di chuyển hợp lí và mỗi đòn dứt điểm, KO ngay thì bạn sẽ bị đập hội đồng. Cuộc chiến đường phố không như sàn đấu bởi nó không bị ràng buộc bởi luật, mọi thứ đều được cho phép và sẽ chẳng bất ngờ nếu trường hợp đang đánh mà hắn lại quơ đại được cục gạch mà táng vỡ đầu bạn hay bạn bị úp sọt sau lưng.... Càng nguy hiểm hơn nếu chúng có vũ khí! Nhưng kể cả với chỉ duy nhất tên có trang bị vũ khí, bạn chắc chắn sẽ gần cửa tử hơn bao giờ hết! Tin mình đi, kể cả với kĩ thuật của Krav Maga, CQC, Keysi hay bất kể môn võ thuật nào khác thì cơ hội sống sót lúc này của bạn sẽ không thể nào bằng môn điền kinh được.

Các bạn có thể kiếm những video như "streetfight boxer 1vAll", không như những bộ phim có cảnh "1 cân tất" họ sẽ di chuyển xung quanh mà tầm nhìn bao quát được toàn bộ, cùng lúc tung những cú đấm chính xác làm KO ngay kẻ thù. Ví dụ cho điều phi thực tế về 1vAll ở Ip man 1, cảnh Diệp sư phụ là trung tâm bao quanh bởi đám karatekas và như có thần giao cách cảm, ông đỡ và tung đòn bất cứ vị trí nào, cũng như từng tên karateka xông lên và những tên khác chỉ đứng NHÌN chờ tới lượt mình bị tẩn. Rất vô lí phải không?
The 25 Best Movie Fight Scenes of All Time | Taste Of Cinema - Movie  Reviews and Classic Movie Lists
Nhìn thì rất ngầu, nhưng vị trí này rất nguy hiểm, chỉ cần cả đám xông lên kẻ giữ tay chân, kẻ đấm đá liên tục thì có là võ sư hay một người lính nhiều năm kinh nghiệm cũng bại thôi.


Thử nghiệm video trên là cách rõ nhất cho thấy, nguy cơ chống lại dao thường không có kết thúc tốt đẹp, trừ phi bạn có 30+ năm kinh nghiệm phục vụ cho tổ chức quân sự hay bảo hộ như 2 ông video trên, kể cả thế thì họ cũng chẳng mong muốn phải chống dao, đừng bao giờ tin tưởng những video hay lớp dạy có thể dùng những kĩ thuật "ảo diệu" để chống lại vũ khí! Một con dao ngắn cỡ 6-7cm cũng đủ tiễn bạn về trời rồi chứ đừng nói 1 con mã tấu, phóng lợn... Hơn hết, những kẻ gây sự đó đâu có bao giờ đi một mình? Kẻ mà đã thủ sẵn dao sẽ chẳng dại mà dơ con dao quơ quơ qua lại, sẽ hiệu quả hơn khi ác ý dấu trong người, tìm cách tiếp cận hoặc ép bạn vào tường và XONG! Bạn bị đâm vài chục cú trực diện tới lúc bạn gục thì thôi. Dù cho bạn không bị tổn thương mà bạn lại gây thương tích lên kẻ thù, bạn cũng sẽ chẳng an toàn khi dính đến những vấn đề pháp lí (tất nhiên là nhẹ thì phạt tiền mà nặng thì đi tù), cũng đừng bao giờ nghĩ kí giấy sinh tử khi đòi solo giữa các môn võ không luật bởi chẳng có cơ sở pháp lí nào công nhận. Vậy nên, lời khuyên tốt nhất là giải quyết xung đột trong êm đẹp, sống hòa bình và "dĩ hòa vi quý"; học và chơi võ vì nâng cao sức khỏe, đấu tập trong tinh thần cọ sát lành mạnh, thi đấu trên tinh thần thượng võ, tôn trọng lẫn nhau... Còn nếu không, thì bạn đen vỡi !!!@# (đùa đấy! Đời vốn cay nghiệt lắm, đổ tại số chỉ để an ủi thôi).
Vấn đề võ đạo và triết lí của võ thuật truyền thống, thứ mà nhiều người hiểu nhầm "đã là một môn võ thuật thì nó bắt buộc phải có võ đạo". Dù vậy thì nó cũng chỉ là một khái niệm mang tính đặc trưng của võ thuật châu Á mà nhất là Đông và Đông Nam Á. "Bản chất võ thuật cũng như 1 thanh kiếm, nó được dùng bởi tính chất bạo lực và gây sát thương lên kẻ địch. Võ đạo hay triết lí chỉ là bao kiếm, ngăn không cho nó cắt phải khi không cần thiết" (trích từ 1 câu quote của spiderum member nào đó mình không nhớ tên). Nếu chỉ để đẹp hay biểu diễn thì nó sẽ là những thanh kiếm/đao katana, rapier hay jian không bao giờ được đem ra chiến trường thật sự. Sự đơn giản mà thực chiến trên chiến trường sẽ là những thanh kiếm/đao như gladius, ulfberht hay các loại saber mà lịch sử đã chứng minh.   
Ý tưởng về bản chất của võ thuật: