Anh có thích nước Úc không?
“Wow, so you’re first time here! You like it?” Không biết có phải duyên số gì không nhưng mà toàn gái hỏi mình câu này. Cho nên dịch...
“Wow, so you’re first time here! You like it?”
Không biết có phải duyên số gì không nhưng mà toàn gái hỏi mình câu này. Cho nên dịch là “Anh có thích nước Úc không?” chắc cũng hợp.
Mình cũng tự hỏi bản thân câu này nhiều lần. Mình có thích nước Úc không? Nước Úc so với Phần như thế nào? Còn với Việt Nam thì sao? Với Hungary nữa. Nước Úc đứng ở đâu trên cái bản đồ thế giới mà mình nguệch ngoạc vẽ được mấy nước rồi?
Marie, con nhỏ người Pháp thường xuyên nấu cơm tối chung ở ký túc xá trường hồi tuần đầu tiên mình mới tới đây là đứa khơi dậy cái suy nghĩ này. Nó cũng là exchange student như mình, nó bảo đây là lần đầu tiên nó ra khỏi nước Pháp, và cũng là lần đầu tiên nó đi máy bay. Vậy nên nó bất ngờ quá đỗi khi nghe mình bay tuốt luốt từ nước Phần xa xôi gần Bắc Cực xuống đây, nơi chỉ cách Nam Cực chừng một ngón cái trên bản đồ.
- So you’ve been travelling around the world!
- Kind of!
- So how is Australia?
- I have no idea. Just been here for 3 days. I think it would be great!
- Kind of!
- So how is Australia?
- I have no idea. Just been here for 3 days. I think it would be great!
Đó là mình nói xạo. Mấy ngày đầu đến đây, mình thấy nước Úc buồn dã man. Cảm giác nhớ Mikkeli và những con người xưa cũ nó cứ hiển hiện trong bất cứ hành động, âm thanh, khung cảnh nào ập đến với mình. Cứ mỗi lần nhắm mắt, mình lại nhớ Mikkeli. Càng nhớ Mikkeli bao nhiêu, mình thấy cô đơn và lạc lõng bấy nhiêu. Mikkeli nhỏ xíu, nhưng tình người bự như cái nồi bún bò. Còn Adelaide lớn quá, không ai quen, nên cái nồi nấu ăn cũng nhỏ tẹo.
Mình thấy ghét nước Úc!
Yuki, bạn gái người Nhật trong hội đi chơi 2 tuần Orientation Week của mình là đứa thứ hai. Mới tới mà vớ được một đám châu Á chơi chung cũng vui. Hôm đó đi biển Glenelg, nó hỏi:
- So you exchange from Vietnam?
- No, my host university is in Finland. I come from there.
- Wow. So you should have some kind of comparison. How is the difference between Finland and Australia?
- People there speak Finnish. Here we speak English.
- No, my host university is in Finland. I come from there.
- Wow. So you should have some kind of comparison. How is the difference between Finland and Australia?
- People there speak Finnish. Here we speak English.
Hiển nhiên rồi. Nhưng điều này nó rất có ý nghĩa với những ai đã đi ra một nước không nói tiếng Anh. Ở Phần, mấy đứa Phần nói tiếng Anh tốt lắm. Chỉ bị cái đó không phải là ngôn ngữ chính của nó, nên hễ trong nhóm, nói chuyện với mình thì nói tiếng Anh, còn xong rồi thì quay qua chém gió với bạn bằng tiếng Phần. Cái cảm giác “excluded” có lẽ là một trong những rào cản to lớn nhất của mình ở Phần. Còn ở Úc, “vàng đen trắng, nước da không chia tấm lòng”, ai cũng nói tiếng Anh. Ngồi xe buýt biết nhà bà kia có con gái mới đẻ. Hai thanh niên kia yêu nước nên ghét ông Turbull. Đặc biệt là nghe chửi “sh*t, f*cking” thay vì “vittu” như Phần. Mình cảm thấy bản thân nằm trong cùng hệ mặt trời với mọi người.
Hình như mình bắt đầu khoái khoái nước Úc.
Frankie, con nhỏ gốc Philippines làm chung nhà hàng với mình là đứa tiếp theo. Nó sang Úc được 6 năm rồi. Nhưng nó mới nghỉ ở nhà hàng, chắc bất mãn gì đó.
- Oh, so you were there for 2 years. That’s why your English is so good!
- Yours is better. You’ve been here for 6 years.
- How is Australia? Good?
- I’m enjoying it.
- Yours is better. You’ve been here for 6 years.
- How is Australia? Good?
- I’m enjoying it.
Tìm được việc làm và có những người bạn trong nhà hàng là thứ mà mình cảm thấy hạnh phúc nhất cho đến giờ. Công việc tuy cũng hơi căng, nhưng hễ rảnh là high five, đánh mông đánh đít các kiểu. Cái không khí đó không căng thẳng, làm cho mình cảm thấy ấm áp, dễ chịu. Nhưng cảm giác “hoàn toàn thuộc về cái xã hội này” đến rõ nhất khi mình giao tiếp với khách đến ăn. Người Úc thân thiện, cứ rối rít cảm ơn miết. Ví dụ bàn có 2 người gọi 2 tô phở, mình bưng 1 tô ra, cám ơn 1 lần. Xong quay qua đặt tô kế tiếp xuống, cám ơn 1 lần. Xong đặt rau xuống, cám ơn lần nữa. Xong mình chúc phát “Enjoy”, lại cám ơn lần cuối. Đôi khi có những cảm xúc rất riêng đến từ những từ rất đỗi bình thường.
Ở đây cũng kì. Mỗi lần xuống xe buýt người ta nói cảm ơn tài xế. Tài xế dòm xuống gương chiếu hậu vẫy tay chào lại. Bao nhiêu khách xuống là bao nhiêu cái vẫy tay.
Mình thấy mình đang tận hưởng cái cảm giác ngộ nghĩnh này.
Nhưng một mình cảm nhận những cái mới mẻ này đôi khi cũng buồn lắm. Mình kiểu như đa tính cách: “When I’m alone, I’m an introvert. When I’m with people, I’m an extrovert!” Làm introvert khó lắm chứ đâu có giỡn. Người introvert siêu hay, chỉ cần nhìn cái ghế trống không thôi là thấy tụt mood liền, bao nhiêu tình cảm mới sinh sôi cho cái miền đất phía Nam khô cằn như thế này biến đi hết.
Rồi mấy nay có một bạn gái Úc chính gốc mới tới chỗ làm, tên Madi (không biết viết đúng không, nó nói vậy nghe vậy thôi). Nó lại khơi dậy câu hỏi đó một lần nữa.
- So you’re “finished”?
- No, no. I’ll be around here until 10.
- No, I mean are you a Finnish guy?
- Ah ha, no. I’m Vietnamese.
- Wow. So how is it like to be a Vietnamese coming from Finland and now living in Australia?
- It’s kind of a mixed feeling you know. I knew I love Finland only until when I left it behind. I still have 4 months left here. I’m not finished yet. Let’s see, I’ll let you know by then.
- No, no. I’ll be around here until 10.
- No, I mean are you a Finnish guy?
- Ah ha, no. I’m Vietnamese.
- Wow. So how is it like to be a Vietnamese coming from Finland and now living in Australia?
- It’s kind of a mixed feeling you know. I knew I love Finland only until when I left it behind. I still have 4 months left here. I’m not finished yet. Let’s see, I’ll let you know by then.
Con người nhiều khi lì lợm vậy. Đã nhiều lần cảm thấy hối tiếc mà không chừa. Cứ để xa rồi mới thấy nhớ. Thôi kệ, chắc phải thích rồi mới nhớ nhiều vậy.
Adelaide, 17/04/2016
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất