Andy’s weekly digest - #23
Chỉ là một cái review nho nhỏ vài điều mình học được trong tuần.
Tuần này mình cày xong cuốn “A little book of language” của bác David Crystal (bản tiếng Việt có tên là Câu chuyện ngôn ngữ). Có những đoạn khá hay, như là cách mà ngữ nghĩa của một từ đã thay đổi thế nào theo thời gian: ví dụ như “silly”, từ nghĩa ban đầu là hạnh phúc, được ban ân, mà trở thành ngớ ngẩn, ngốc nghếch như bây giờ. Hay ngược lại, “nice” từ nghĩa ban đầu là ngô nghê, mang tính khoe mẽ, trở thành tốt đẹp.
Today, if we say that someone is ‘silly’, we mean that they are foolish or stupid, often in a funny sort of way. But 1000 years ago it didn’t mean this at all. When the word was first used in English it meant ‘happy’ or ‘blessed’. Then it developed the meaning of ‘innocent’. Later still it meant someone who deserves our pity because there’s sth wrong with them. To say that someone was ‘silly’ meant that they were feeble-minded. These days, of course, we can be silly even though we’re intelligent và ‘Nice’ is another example. This word came into the language in the 1300s meaning ‘foolish’ or ‘ignorant’. It later developed other negative meanings, such as ‘showy’, ‘fussy’, or ‘lazy’. But gradually other senses developed. To be ‘nice’ could mean that you were ‘well-dressed’ or you were ‘particular’ or ‘careful’ about things. In the 1700s it developed a wide range of positive meanings, such as ‘agreeable’, ‘pleasant’, ‘kind’, and ‘attractive’, and these are the ones we have today
Nhưng có lẽ điểm ấn tượng nhất là về cách mà một ngôn ngữ mới ảnh hưởng đến ngôn ngữ bản địa:
Ngôn ngữ mới mở cánh cửa, cho phép tiếp cận những công việc tốt nhất, lương cao nhất trong xã hội, trong khi ngôn ngữ bản địa cho phép bạn gìn giữ cái bản thể của mình. - The new language opens the doors to the best jobs in society; the old language allows you to keep your sense of ‘who you are’. It preserves your identity.
Tình cờ, một trong những câu hỏi được bàn đến trong buổi meet-up của Philosophy Café hôm đầu tuần là: “Chúng ta nên có thái độ ở mức nào với những ảnh hưởng văn hóa từ Mỹ - How much should we resist cultural exchange from America”. Và có một ý khá hay được đưa ra, đó là thực sự thì những thay đổi văn hóa này nó khá là tinh vi, từ những thứ rất nhỏ, như bây giờ người ta dùng nhiều từ “candy” của Mỹ hơn là từ truyền thống “sweets” của Anh, những thứ mà tổng hợp lại sẽ tạo nên một cái cảm giác thuộc về.
Về nghe, tuần này mình nghe số podcast mới của Ali với Chris Hutchins. Có một điểm mà Chris chia sẻ, là khi đi du lịch vòng quanh thế giới, Chris mới hiểu được rằng cuộc sống phong phú đến thế nào, để từ đó mà anh luôn giữ được cho mình một thái độ hoài nghi trước tất cả những thói quen, những lề lối của cộng đồng mà mọi người thường áp dụng mà chẳng mấy khi đặt câu hỏi liệu nó có thực sự tốt, thực sự phù hợp với mình hay không.
Tình cờ, hôm sau mình cũng đọc được một bài viết đang rất viral trên Medium về lòng tin trong một thế giới đang ngày càng phân nhóm phân cực (polarization) của Richard Gingras, trong đó có đoạn:
“I have learned we have no innate sense of reasoning. We are first and foremost tribal beings. We think first through the filter of what our friends, our tribes, expect us to believe. We think first, as Daniel Goleman has made clear, through a social construct. If the head of the tribe says the moon is green, one would be inclined to agree, lest one not receive a leg of the roasting calf. This is not a new trend. It is not representative of any particular ideology. It is who we are”
Thực ra mình cũng không hoàn toàn đồng ý với ông Richard về việc chúng ta không có bất cứ một chút khả năng lý tính bẩm sinh nào, nhưng chẳng hiểu sao mình khá thiên về hướng luận điểm của ông, và cho rằng ảnh hưởng của truyền thống, văn hóa, gia đình lên chúng ta thường lớn hơn rất rất nhiều so với khả năng tự suy nghĩ độc lập của mỗi người.
Mình nhớ đã từng nhắc đến ở một vài bài viết trước, rằng nếu bạn nào thực sự quan sát tốt và nhạy cảm, thì bạn có thể nhận ra và dần điều chỉnh được điều này dù cả đời chẳng đi đâu. Nhưng với hầu hết chúng ta thì chắc chỉ có cách đi, và thực sự trải nghiệm sống ở một nơi hoàn toàn mới mới có thể khiến bản thân nghiệm được mà thôi.
P.s. Và một bài nhạc chill, chúc cả nhà tối chủ nhật thảnh thơi thư thái nhé!
A Dreamer
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất