Làm Sao Để Người Anh Giao Tiếp Bằng Tiếng Anh Tốt Hơn
Từ năm 1999 đến năm 2003, đài truyền hình Channel 4 ở Anh phát sóng bộ phim dài tập đạt giải Emmy là Smack the Pony. Trong một tập...
Từ năm 1999 đến năm 2003, đài truyền hình Channel 4 ở Anh phát sóng bộ phim dài tập đạt giải Emmy là Smack the Pony. Trong một tập phim, một người phụ nữ tên là Jackie O'Farrell (đóng bởi Doon Mackichan) bước vào một trung tâm giáo dục cho người lớn ở đâu đó trong nước Anh, ngồi xuống và cố gắng đăng ký cho một khoá học luyện nói tiếng Anh cho nguời nước ngoài.
Nhưng cô đang nói tiếng Anh mà, người tổ chức khoá học (đóng bởi Sally Phillips) nói với vẻ bối rối. "Tôi chỉ biết nói tiếng Anh Anh," Jackie trả lời. "Tôi không biết phải nói tiếng Anh như một ngoại ngữ như thế nào." Cô ấy bảo cô ấy đi du lịch rất nhiều. "Người nước ngoài chẳng hiểu một từ nào thốt ra từ miệng tôi cả".
Nghe thật là khôi hài, nhưng thực sự Jackie đã đi trước thời đại rất nhiều. Hiện nay chúng ta phải công nhận rằng rất nhiều người không hiểu người bản địa nói tiếng Anh đang nói gì cả. Sự thật này được hiểu rõ bởi rất nhiều người dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Người Anh, Mỹ, Úc và những người nói tiếng Anh từ lúc lọt lòng không thể hiểu được sự bối rối, hoang mang mà họ gây ra ở các buổi hội nghị, buổi họp hay là họp trực tuyến.
"The CEO gave me the most almighty bollocking".
Tôi nghe một người Anh phát biểu như vậy trong một hội nghị diễn ra ở Berlin vài năm trước.
"I spent time at London Business School cutting my teeth."
Tôi nghe câu này từ một người Anh nói chuyện trong một phòng toàn người Hà Lan, Pháp và Đức ở Amsterdam trong năm nay.
"From the horse's mouth."
Vâng lại là một phát biểu đến từ một người Anh trong một hội nghị mà tôi tham dự ở Dubai.
Tôi không rõ những thính giả quốc tế nghe xong sẽ hiểu như thế nào. Trong một cuộc khảo sát tiến hành năm 2015 bởi một uỷ ban của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), người khảo sát quan sát một cách khéo léo rằng "những người bản địa nói tiếng Anh không thường xuyên giỏi trong việc điều chỉnh ngôn ngữ của họ xuống với mức độ mà người khác đang dùng".
Những ai hay đọc mục báo này đều hiểu rằng trong nhiều năm qua tôi đã gặp phải nhiều khó khăn gây ra bởi cách giao tiếp của người bản địa nói tiếng Anh. Có hàng nghìn khoá học, sách, video hướng dẫn cách giao tiếp tốt hơn, nhưng hầu như không có khoá học nào hướng dẫn cho người bản địa nói tiếng Anh làm sao cho người nước ngoài hiểu, phần lớn là vì những người bản địa không nhận ra là họ đang có vấn đề, giống như người tổ chức khoá học trong Smack the Pony vậy.
Do đó tôi đã rất mừng khi có người tặng tôi quyển sách bỏ túi (nhờ quyển đó mà tui biết được cuộc khảo sát của NATO) tên là "Is That Clear: Effective Communications in a Multilingual World" (Rõ Ràng Chưa: Cách Giao Tiếp Hiệu Quả trong Thế Giới Mọi Người Đều Dùng Đa Ngôn Ngữ) của hai tác giả là Zanne Gaynor và Kathryn Alevizos, hai giáo viên dạy tiếng Anh doanh nghiệp. Họ mô tả quyển sách là "đưa ra những bí quyết dễ dàng áp dụng để điều chỉnh tiếng Anh của bạn cho phù hợp".
Bên cạnh việc khuyên những người bản địa nói chậm lại khi nói chuyện với khán giả quốc tế, Gaynor và Alevizos cũng đưa ra lời khuyên cho hai vấn đề mà tôi đã từng nhắc đến: đừng dùng thành ngữ và phải cẩn thận khi dùng phrasal verbs - chúng là kết hợp giữa một động từ và một giới từ - bởi vì nhiều người nước ngoài sẽ thấy chúng khó hiểu.
Giới từ sẽ làm thay đổi ý nghĩa của động từ đi trước chúng - break in (đột nhập), break up (chia tay, phá vỡ), break down (chia nhỏ). Hai tác giả chỉ ra thêm rằng cùng một phrasal verb nhưng nó có thể có nhiều nghĩa khác nhau: put someone down (chỉ trích ai đó), put down a deposit (đặt cọc tiền), put down the cat (thành ngữ: kết liễu một con vật vì lý do nhân đạo), put the baby down (thành ngữ: sẵn sàng để đương đầu với một khó khăn, xung đột nào đó).
Họ cũng đưa ra các lời khuyên khác. Tôi đã từng viết về vấn đề là cách xài ngôn ngữ thông tục (colloquial language) sẽ gây ra nhiều khó khăn cho việc hiểu của người không phải bản địa, như câu:
"shall we crack on then?"
Nhưng tác giả cũng chỉ ra rằng cách nói chuyện lịch sự cũng sẽ gây ra sự bối rối:
"to be honest, I was a bit upset he arrived so late"
nghe nó phức tạp với người nước ngoài.
"I was angry he was late."
Câu này rõ nghĩa hơn.
Một vấn đề khác là cấu trúc câu sử dụng.
"You don't have time for a quick chat, do you?"
Câu này khá là "khó nhai" cho người nước ngoài vì nó bắt đầu bằng thể phủ định.
"Do you have time for a chat?"
Câu này thì dễ hiểu hơn nhiều.
Các tác giả cũng khuyên nên bớt dùng các từ lấp chỗ (filler words) như là "as it were", "actually" và "basically" bởi vì chúng che lấp đi thông điệp chính của câu nói. Tôi không chắc lời khuyên này là đúng đắn. Tôi thấy mấy từ lấp chỗ này khá là hữu ích khi tôi nghe chúng được sử dụng trong các ngôn ngữ khác, như từ finalement trong tiếng Pháp. Chúng không chỉ giúp người nói nói chậm lại, mà khi nghe chúng thường xuyên thì tôi cũng sẽ dùng chúng khi giao tiếp, và lúc đó tôi có nhiều thời gian hơn để nghĩ xem mình nên nói gì tiếp.
Nhưng các tác giả đưa ra lời khuyên rất hay cho việc chuẩn bị nội dung trong các slide thuyết trình. Thứ nhất là đừng lấp đầy chúng với từ ngữ. Người bản địa nhìn chữ đã thấy khó đọc, người nước ngoài nhìn vô còn khó đọc hơn. Tuy nhiên với các con số thì ngược lại, hãy để chúng hết lên slide. Bởi vì người nước ngoài sẽ khó nắm bắt được các con số khi nghe chúng và họ sẽ hiểu chúng nhanh hơn khi thấy chúng trên slide.
Bài gốc đăng trên Financial Times với tựa đề "How native English speakers can stop confusing everyone else"
Tác giả: Michael Skapinker
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất