1. Giới thiệu chung: 
Khóa học sơ cứu tâm lý cơ bản về mô hình RAPID là mô hình can thiệp can thiệp khủng hoảng cộng đồng được giảng dạy bởi tiến sĩ George Everly, Jr. -người đang giảng dạy tại trường Y  Johns Hopkins. 
Khóa học này diễn ra trong 5 tuần. Mỗi tuần bạn cần dành 1-2 tiếng cho việc học 1 session và làm test sau học. nếu bạn học nhanh thì chỉ cần 1 tuần là xong, còn học chầm chậm- kiểu vừa học vừa tra từ như mình thì mất đúng 1 tháng như tiến độ :) 
Nội dung chính của khóa học nhằm mục đích hướng dẫn bạn thực hành hỗ trợ chăm sóc tâm lý cho cộng đồng như hỗ trợ xử lý khủng hoảng cho các nạn nhân chịu ảnh hưởng từ thảm họa sóng thần, thảm họa cháy rừng...blabla... Học xong bạn sẽ được cung cấp 1 vài kỹ năng cơ bản trong giao tiếp để đảm bảo rằng bạn đánh giá toàn diện được tình hình của người nạn nhân bao gồm: tình trạng tâm sinh lý, nhu cầu trợ giúp, khả năng -nguồn lực cá nhân của người đó...để rồi -hiểu đơn giản, bạn có những phản hồi trợ giúp phù hợp với người đó. Khi sử dụng kỹ thuật can thiệp khủng hoảng này trong 1 ngày làm việc,  1 người trợ giúp có thể hỗ trợ từ 8 đến 15 người.
Hmm, nói đến đây các bạn đã hoa mắt chóng mặt chưa? ui mình không cố ý đâu tuy nhiên, trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu theo ý hiểu cá nhân nên:  (a) nội dung sẽ dài và mơ hồ với người không quen thuộc với các lý thuyết tâm lý,  hoặc (b) sẽ hơi bị ngắn với người thực hành nghề chuyên nghiệp :>  

2. Thôi vào đề nha- bạn học cái gì trong R.A.P.I.D? 
RAPID là viết tắt của 5 bước can thiệp của mô hình. Theo thứ tự: 
1. Rapport and reflective listening:  Tạo lập mối quan hệ hòa hợp và lắng nghe có phản hồi 
2. Asessment: Đánh giá nhu cầu của nạn nhân
3. Prioritzation: Xác định ưu tiên 
4. Intervention: Can thiệp 
5. Disposition and Follow up: Sắp xếp "thu dọn" và tiếp tục theo dõi sau khi hỗ trợ. 
Bắt đầu đi chi tiết từng bước nha.
Bước 1- chữ R - Bạn thiết lập mối quan hệ hòa hợp và lắng nghe với người cần được trợ giúp- bước siêu quan trọng. Không tin tưởng nhau thì không cơm cháo gì ở các bước tiếp theo. Key point được sử dụng đó là: 
-Giới thiệu bản thân bạn là ai, bao nhiêu tuổi, bạn ở đây làm gì? 
- Lắng nghe: hãy để 1 khoảng thời gian để người trò chuyện cùng bạn cũng được giới thiệu về người ấy cũng như hoàn cảnh của họ.  Chú tâm và thực hiện phản hồi bằng 4 chiêu thức: coi bản thân như mình là tấm gương phản chiếu , đặt những câu hỏi gợi mở/vừa đúng lúc, cho phép cảm xúc được bộc lộ và không vội vã khi đưa ra kết luận về vấn đề cũng như đề xuất cách giải quyết vấn đề cho người nói. 
 - Đưa ra thông điệp tới đối tượng: "bạn có giá trị. Tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn tuy nhiên để giúp được bạn tôi cũng cần bạn hỗ trợ tôi trong việc bạn chia sẻ những thông tin/nhu cầu của bạn" 
Phần giới thiệu bản thân thì đơn giản rồi nên mình skip bước đó và giải thích cặn kẽ hơn 1 tí ở phần lắng nghe và thông điệp.  Sau đây là một ví dụ thân thuộc là trong đời sống chúng mình luôn có những người bạn cần trợ giúp- thi thoảng người bạn này vẫn hay inbox tới chúng mình để 'than nghèo kể khổ". 
Nào, cùng thử nhớ lại xem, chúng mình thường làm gì?  Phản ứng thông thường cá nhân mình hay quan sát được là đa phần chúng ta thường phản hồi bạn mình bằng những trạng thái: (a) đồng ý -hùa vào ý kiến của người bạn bán than,  (b) không đồng ý với bạn bán than và quay ra "chỉ trích" nếu cần, (c) không nói gì - chỉ ầm ừ và đôi lúc chả buồn để tâm cảm xúc người kia....và cuối cùng buổi chia sẻ kia kết thúc trong một vài nốt nhạc - người ban của bạn có thể thỏa mãn sự nói ra nhưng chưa thực sự thỏa lòng. Bây giờ có một phép màu đến, bạn thực hiện lắng nghe như 1 tấm gương - tức là người kia nói gì bạn sẽ phản ánh lại đúng chính xác tâm ý người đó khi trình bày. Nêú giả sử người  đó nói: "mình cảm thấy đồng nghiệp A thật quá may mắn so với mình vì không bị mất việc bởi covid dù hai chúng mình làm chung 1 vị trí" thì tấm gương sẽ nói: "Như vậy, tôi hiểu là bạn đang cảm thấy không công bằng, phải không?"...Như vậy, bạn đã gọi đến đúng cảm xúc - đúng chỗ ngứa mà người đó đang trình bày. Tiếp theo, trong quá trình lắng nghe này, bạn cũng đặc biệt lưu tâm việc làm rõ những thông tin mà người đó chia sẻ khi có những nội dung thông tin chưa được làm rõ? Để làm gì ? Ầu men- Để bạn tránh sa đà vào việc đồng ý - phản đối câu chuyện của người bạn đó khi chưa nắm đủ thông tin rồi vội vàng đưa nhận định "trợ lực" trong khi mà người bạn kia có khi cũng chả cần bạn giúp. 
Một ví dụ khác cho câu hỏi gợi mở để bạn hình dung rõ hơn: bạn của bạn nói anh ấy đang cảm thấy trầm cảm vì cô vợ. Bạn đừng mặc định mình biết trầm cảm là gì rồi, hãy hỏi lại anh ấy là anh ấy đang trầm cảm như thế nào? ý trầm cảm của anh ấy có nghĩa là gì trong bối cảnh câu chuyện này....
Tiếp theo là phần thông điệp, cái phần này không phải bạn băm băm bổ bổ nói vậy là người đó nghe đâu. Một cách đơn giản để thông điệp được truyền tới theo kinh nghiệp cá nhân của mình chính là im lặng và chú tâm hoàn toàn vào câu chuyện :) chỉ hành động này cũng đủ để chứng tỏ bạn quan tâm và tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của người kia. Ngoài ra bạn có thể sáng tạo theo cách riêng của bản thân mình sao cho linh hoạt với chính mình như là: dành một khoảng thời gian trong tuần để gặp trực tiếp bạn của mình, hỏi bạn xem bạn muốn được giúp gì....
Bước 2 - Chữ A - Đánh giá nhu cầu 
Sau khi đã tạo cho người khủng hoảng một không gian an toàn để họ biết được tên tuổi, vai trò của mình và bạn đã biết được chuyện gì đã xảy ra với họ thì bước tiếp theo theo là cần đánh giá xem người đó có nhu cầu được trợ giúp những gì? người đó đã phản ứng với tình hình khủng hoảng của bản thân như thế nào? 
Ở bước này, key point vẫn là TIẾP TỤC LẮNG NGHE và ĐẶT CÂU HỎI. Vâng, tớ củng cố lại: lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong mô hình này. Mỗi phần trong model bạn đều dùng nó! Nếu phía trên bạn sử dụng kỹ năng lắng nghe phản hồi thì phía dưới bạn dùng kỹ năng thu thập thông tin để nhằm mục đích đánh giá tình trạng khủng hoảng của người đó: người khủng hoảng đang ở trong có cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, tình trạng thể chất của người đó  khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng? Cách phản ứng họ xử lý khủng hoảng của họ ra sao?  
Từ đây, bạn có được thông tin để phân loại người cần được trợ giúp đang ở trong kiểu nào trong 3 kiểu dưới đây:
- Người Eustress - Tạm hiểu là kiểu người tích cực, có động lực: Những người này có khả năng lấy lại được cân bằng cuộc sống nhanh sau  khủng hoảng bằng tự thân mình mà không cần phải nhờ đến trợ giúp nhiều từ người khác. 
- Người Distress - Đây là mẫu người phổ biển hay xuất hiện trong cuộc khủng hoảng cộng đồng. Kiểu người này chiếm khoảng 60-90% nhóm người. Họ là người cần 1 khoảng thời gian để tự điều chỉnh bản thân và đôi lúc có thể cần có trợ giúp tiếp cận nguồn lực cộng đồng để hỗ trợ hồi phục. 
- Người Dysfunction - Kiểu người này có nhiều vấn đề nhất bởi họ cũng những ảnh hưởng nặng nề về mặt tâm sinh lý. Những người này sẽ cần trợ giúp đặc biệt của những chuyên gia. 
Trong trải nghiệm của chính tớ, bạn sử dụng thêm giác quan quan sát ở bước này nữa. Một người đôi khi nói ra họ ổn nhưng ngôn ngữ cơ thể của họ đang run rẩy thì họ thực sự chả ổn tí nào. Hay khi đặt câu hỏi đôi lúc bạn dừng lại 1 chút - để không gian và thời gian cho người khủng hoảng tự trải lòng và quan sát cách họ sắp xếp ngôn từ trong câu hội thoại của mình ra sao, có tính logic không, có bị ngắt mạch nói chuyện hay người đó có nhắc tới kế hoạch tương lai của bản thân?...từ đó, bạn phân loại được người đó đang thuộc type nào trong các kiểu người trên. 
Bước 3: Chữ P - Ưu tiên 
Bước 1 và 2 về là thu thập thông tin tình trạng khủng hoảng của người đó, còn ở bước 3 là lúc phân loại vấn đề. Bởi lẽ khi khủng hoảng người ta thường tung cho bạn cả tá nhu cầu hoặc ti tỉ cái mơ hồ. Việc của bạn là cùng họ sắp xếp, nhặt nhạnh và sắp xếp việc ưu tiên cần xử lý. Tùy theo khả năng của mỗi người mà mà người khủng hoảng sẽ tự lựa chọn số lượng vấn đề họ muốn giải quyết. 
Bạn có thể tham khảo hai cách thức phân loại vấn đề đó là: 
- Phân loại vấn đề dựa trên bằng chứng: 
Với cách phân loại này. Đơn giản hiểu là từ những gì người khủng hoảng cung cấp thông tin bạn sẽ có được bằng chứng về mức độ nhận thức, hiểu biết về khủng hoảng của người đó ra sao.  Để thu thập bằng chứng, bạn sử dụng lắng nghe, quan sát tình trạng người đó thể chất, cảm xúc, lời nói, hành vi, cách người đó giao tiếp.... 
-   Phân loại vấn đề dựa vào rủi ro: Phân loại ở đây dựa vào 3 chữ D 
Death - Liệu người đó có đang/sẽ ở tình trạng nguy hiểm? 
Disolation- Người đó có đang bị chia cắt với gia đình/người thân/ cộng đồng của mình? Người đó có nơi nào để ở chứ? 
Disabling impact: Người đó có những vết thương thể chất mà cần phải điều trị ngay lập tức hay người đó trải nghiệm khủng hoảng tương tự trước đó hay không? 
      Tại bước này, tớ thường bắt đầu trong phần này với việc tóm tắt lại những gì người gặp khủng hoảng chia sẻ trong phần 2, sau đó đưa nhận diện nhu cầu cho người đang chia sẻ với mình . VD: chị nói rằng chị đã mất nhà sau cơn bão, mất hết tài sản và giờ chị không còn giấy tờ tùy thân... như vậy, em hiểu chị đang cần  có một nơi trú ẩn tạm thời? Sau đó tớ có thể tiếp tục duy trì cuộc trò chuyện với những gợi mở cho người mình đang trợ giúp như là: "Chị mong muốn một nơi trú ẩn tạm thời như thế nào?" Để từ đó, thông qua mô tả của người kia, tớ có đủ thông tin để tiếp tục thực hiện bước 4. 
Bước 4 Chữ I - Can thiệp 
Tèn ten, 1-2-3, 4 - bước can thiệp lên ngôi. Tớ tự đánh giá bước này là bước đòi hỏi thận trọng nhất. Bởi sao ư? bởi tâm lý đa số chúng ta là chả ai ưa bạn can thiệp vào vấn đề của họ cả - cho dù họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng thì trong tâm tưởng vẫn có ti tí chống cự nhẹ. Thêm vào đó, chính chúng ta đôi khi vô thức muốn người khác được hưởng cái sự "tốt nhất/ tử tế nhất/nhẹ nhàng nhất" trong suy nghĩ mình mà thiếu suy xét cẩn thận là người đó có thích không? có khả năng thực thi không? 
Key point trong bước này là: Can thiệp tức là tức bạn đang có đôi tai không phán xét - Vâng can thiệp lại tiếp tục được sử dụng bằng kỹ năng lắng nghe. 

Òa, bạn thấy đấy, lắng nghe có khả năng khủng ntn? Ở đây lắng nghe có phản hồi 1 lần nữa được lên ngôi. Ở bước 1 bạn thấy nó như là 1 tấm gương phản chiếu còn ở bước này nó là ngôi sao bắc đẩu. Dẫn dắt bạn của bạn TỰ PHÂN TÍCH VÀ TÌM KIẾM/ THỰC HIỆN nhu cầu trợ giúp của họ bằng CHÍNH BẢN THÂN họ. 
Có 2 loại can thiệp ở trong bước này. Tùy vào tình hình bạn sẽ thực hiện can thiệp: 
-Can thiệp để làm ổn định lại cảm xúc khi người đó mất khả năng kiểm soát cảm xúc  (stable acute arousal) 
+ Bạn loại bỏ những yếu tố khơi gợi khủng hoảng 
+ khuyến khích người đó thực hiện những nhiệm vụ tập trung 
+ Cho phép  người đó được bộc lộ những cảm xúc tiêu cực
+ Trì hoãn những hành động bộc phát
+Hướng tới 1 sự tập trung khác - xao nhãng 
- Can thiệp để làm dịu đi những đau khổ và thúc đẩy sự tự lực (Mitigate acute distress, foster improved ability to function) 
+ Đưa ra những giải thích vể tình trạng khủng của người đó 
+ Bình thường hóa phản ứng/hành vi/cảm xúc ( Có rất nhiều người gặp phải phải tình huống này chứ không phải: thôi đi, có sao đâu nào) 
+ Tiếp tục cung cấp thông tin về việc phòng ngừa (dựa trên hoàn cảnh, khả năng thực hiện phòng ngừa của người gặp khủng hoảng) 
+ Trì hoãn những hành động bộc phát 
+ Sử dụng kỹ thuật quản lý căng thẳng (không quá cao siêu: thiền, tập thể dục, hát... mọi thứ mà người đang khủng hoảng ưa làm bạn có thể gợi nhắc người đó thực hiện) 
+ Tái cấu trúc (nếu có thể): cốc nước đầy - cốc nước vơi nửa => Cẩn thận ở bước re-frame vì TC có thể hiểu đó là sự không lắng nghe- hay sự kiểm soát 
Lưu ý: sự nôn nóng trong việc can thiệp có thể làm hỏng toàn bộ tiến trình - vì bước này thực sự nhạy cảm!!!! 
Tiếp tục kinh nghiệm làm việc can thiệp, tớ thường loại bỏ yếu tố khủng hoảng đầu tiên là việc tách người đó ra khỏi không gian, con người hay đồ vật gợi nhớ đến khủng hoảng của người đó. Trong quá trình làm can thiệp, tớ thực hiện lắng nghe chú tâm mỗi khi người đó chia sẻ cảm xúc mà không làm gián đoạn nguồn cơn cảm xúc - đây là lúc cảm xúc họ đc thật sự bộc lộ- và tớ nhắc họ về những điểm tích cực mà họ đã xử lý khi xảy ra khủng hoảng - đây cũng là bước mình thực hiện để người khủng hoảng tập trung vào nhiệm vụ "hàn gắn" cho chính mình. 
Đối với kỹ thuật trì hoãn hoặc xao nhãng, tớ thường thực hiện khi nhận thấy người gặp khủng hoảng đang "chìm đắm" vào 1 vấn đề gì đến mức "lạc đề"  nói chuyện, như là khi cô ấy như chia sẻ nỗi bức xúc rất nhiều với thủ phạm gây bạo lực -đến mức cô ấy muốn lên kế hoạch "bạo lực" với người đó, tớ hỏi cô ấy về một mối quan tâm khác mà khiến tâm trạng cô ấy vui như: hỏi về con cái chung của hai người. Bởi  với các 1-2-3 trên, tớ biết con cái chính là sự tự hào của cô ấy nên khi chia sẻ về niềm vui về con, điều này sẽ hỗ trợ cô ấy tạm quên đi những cơn cảm xúc cuộn trào lên. Sau một hồi chia sẻ về con, cô ấy cân nhắc lại suy nghĩ bạo lực lại lên thủ phạm :D
Bước 5: Chữ D -Can I plan a follow up? 
Vâng, nhẹ nhàng kết thúc, bạn có thể thở phào được rồi. 
Ở bước này bạn lên kế hoạch follow up người gặp khủng hoảng dựa trên tình hình người đó  dựa trên đánh giá tổng kết: người đó đã khỏe mạnh về cả tinh thần và thể chất mà ko cần đến bạn hay chưa? 
Bạn thực hiện follow up lần 1 là điều bắt buộc. Bạn muốn đảm bảo rằng người đó vẫn đang có khẳ năng chăm sóc bản thân. Hoạt động can thiệp khủng hoảng của bạn chấm dứt
Bạn thực hiện follow up lần 2: sẽ là một điều hữu hiệu nếu người kia vẫn đang cần bạn 
Nếu tiếp tục follow up lần 3: Vâng, nếu vậy thì bạn cần refer người đó tới những nguồn lực trợ giúp khác hợp lý hơn như từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cảnh sát, bệnh viện hoặc những đơn vị trợ giúp chuyên nghiệp hơn....
4. Nguồn tham khảo: