9toTalk #61: Nghĩ gì về tương lai của điện ảnh Việt?
Những ngày gần đây, cơn sốt phim Ròm vẫn chưa hết hạ nhiệt với doanh thu 30 tỉ đồng (hơn 1 triệu USD) sau 3 ngày chiếu đầu (từ...
Những ngày gần đây, cơn sốt phim Ròm vẫn chưa hết hạ nhiệt với doanh thu 30 tỉ đồng (hơn 1 triệu USD) sau 3 ngày chiếu đầu (từ 25/9 đến 28/9). Như vậy, Ròm trở thành phim có doanh thu mở màn cao nhất phòng vé Việt năm 2020, tính cả phim Việt và phim nước ngoài. Bên cạnh đó, một dự án phim khác cũng đang thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng là Vinaman của Ngô Thanh Vân với chủ đề người anh hùng Việt.

Nếu trước đây, khi nhắc đến phim Việt, nhiều khán giả vẫn liên tưởng đến nội dung 1 màu, hài nhảm, một màu,.... thì trong 1 thập kỷ qua, nền điện ảnh nước nhà đã có được những tiến bộ rõ rệt. Vào năm 2010, số lượng phim Việt vẫn chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nhưng đã có một số tác phẩm được đầu tư cả về nội dung lẫn chất lượng như Cánh đồng bất tận, Giao lộ định mệnh hay Để Mai tính. Các bộ phim kể trên đều được khán giả đón nhận và đạt doanh thu tốt.
Từ đây, số lượng phim Việt tăng đều qua từng năm và vượt mốc 40 tác phẩm vào năm 2019. Doanh thu phòng vé theo đó cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Từ hơn 18 tỷ đồng của Để Mai tính, Để Mai tính 2 xác lập kỷ lục khi lần đầu tiên điện ảnh nước nhà có phim cán mốc 100 tỷ đồng. Danh hiệu phim Việt ăn khách nhất liên tục bị phá vỡ trong năm 2019 khi Cua lại vợ bầu đạt 191,8 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán, còn Hai Phượng thu 200 tỷ đồng từ cả trong và ngoài nước.
Thể loại phim cũng trở nên đa dạng hơn, không chỉ giới hạn trong các phim hài mà mở rộng với các dòng phim hành động như Dòng máu anh hùng, Bẫy rồng,.. phim remake với tiêu biểu Em là bà nội của anh, Tháng năm rực rỡ, Ông ngoại tuổi 30,.. hay nổi bật nhất gần đây là các phim được chuyển thể từ tiểu thuyết như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cô gái đến từ hôm qua, Mắt biếc,..
Tuy vậy, chất lượng phim vẫn còn gây nhiều tranh cãi, số phim thu được trăm tỷ vẫn còn rất ít và việc phim đạt doanh thu cao chưa hẳn đã song hành cùng chất lượng nghệ thuật. Ở kỳ Liên hoan phim (LHP) lần thứ 21, ông Đoàn Tuấn, Phó ban Lý luận - Phê bình Hội Điện ảnh Việt Nam, đã nói rằng: “Tôi chưa từng thấy một quốc gia nào tổ chức LHP tầm quốc gia mà chỉ có toàn phim giải trí như Việt Nam”. Ông Jung Tae Sun - Tổng giám đốc CJ HK Entertainment cũng cho rằng phim Việt đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng chỉ mang tính giải trí nên không thể có mặt tại các liên hoan phim thế giới.

Bên cạnh đó, việc kiểm duyệt phim ở Việt Nam cũng gây trở ngại cho nhiều nhà làm phim muốn chọn hướng đi khác biệt. Đơn cử như Ròm cũng đã từng bị cấm chiếu khi gửi phim chưa được Cục Điện ảnh cấp phép phổ biến tham dự LHP Busan và đến lúc chiếu rạp cũng phải rút ngắn thời lượng để phù hợp với yêu cầu từ Cục Điện ảnh.
Câu hỏi đặt ra là với tình hình hiện tại, điện ảnh Việt Nam sẽ cần những nhân tố gì để phát triển và vươn tầm quốc tế trong tương lai? Những điểm bạn thích và không thích về điện ảnh Việt là gì? Những bộ phim Việt nào gây dấu ấn sâu đậm với bạn? Trong số 9toTalk này, hãy cùng chia sẻ với Spiderum về chủ đề này nhé.
-----------------------------------------------------------------------
Xem thêm các số 9toTalk khác:

Movie
/movie
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Vũ Lê Hoàng
Một yếu tố khá quan trọng mà đang bị xem nhẹ đó là kịch bản phim và vai trò của các nhà biên kịch. Tại Việt Nam rất ít cơ hội để phát triển cho các nhà biên kịch. Theo mình được biết thì chỉ mới có CGV có tổ chức cuộc thi để tuyển chọn kịch bản hay, và mới đấy nhất thì Cục điện ảnh cũng vừa phát động 1 cuộc thi dành cho biên kịch. Nhưng như thế là quá ít. Vì thế mà mấy năm nay phim Việt gần như phải mua kịch bản nước ngoài để remake hoặc làm phim chuyển thể từ văn học thì mới có được kịch bản tốt.
Chưa kể ở công tác đào tạo thì hiện chỉ có trường ĐH Sân khấu điện ảnh là có đào tạo ngành biên kịch, mà ở tuổi thi đại học rất ít ai nghĩ mình sẽ chọn nghề biên kịch để học và theo đuổi cả, nên nhiều sinh viên chỉ học để có cái bằng chứ cũng không thiết tha gì về nghề mấy. Đào tạo sau đại học thì chỉ dừng ở mức các khóa học không chuyên. Thành ra vẫn còn rất nhiều bất cập, ngay từ khâu kịch bản.
- Báo cáo

Solomon Grundy
Nhìn tổng thể thì ngành điện ảnh nước mình về chuyên môn còn chưa đủ để mà cạnh tranh được với ngành điện ảnh của các quốc gia nổi tiếng như Mỹ, Hàn,... Bạn chỉ nói về biên kịch, kịch bản bị xem nhẹ, nhưng tôi nghĩ khác. Kịch bản có thể dựng lên từ các tác phẩm văn học, mà tác phẩm văn học của Việt Nam có rất nhiều (chính bạn cũng đã bình luận về việc remake các tác phẩm văn học rồi). Tôi lại nghĩ chiều hướng khác đó là chúng ta thiếu các đạo diễn tài ba, thiếu hơn nữa là các diễn viên tài năng, chưa kể đội ngũ sáng tạo và thiết kế hay sử dụng công nghệ cao thì có vẻ đang tập trung vào các ngành nghề khác chứ không tập trung vào ngành dựng phim (dĩ nhiên rồi, dựng phim ở đâu chứ ở Việt Nam thì với những kỹ năng tốt họ sẽ chọn ngành khác có nhiều ưu đãi hơn chứ ko chọn ngành phim). Nói tóm lại ý tôi là ngành phim thiếu nhân lực, mà là nhân lực chất lượng ấy.
- Báo cáo

Ruaatena
Mình thấy điện ảnh Việt nam hiện giờ còn thua Thái lan, Malay, Indo, Phillipines chứ chưa nói đến ngoài ĐNA, về cả chất lượng, số lượng và phong trào làm phim luôn. ~~
- Báo cáo

An Phạm

Kịch bản thiếu gì đâu. Không có tiền, không đủ diễn viên đủ tầm diễn đạt, không đủ máy móc, không đủ dựng phim đủ kĩ xảo thôi. Chứ biên kịch và kịch bản ở nước ngoài thì vẫn bị xem nhẹ( hơn các phần khác) chứ đâu phải mỗi Việt Nam. Cứ nhìn lương tương quan của các bên tham gia đoàn phim là biết liền à.
- Báo cáo

Trần Lê Anh Thi
quan trọng vẫn là cơ chế kiểm duyệt èo uột, không rõ ràng
- Báo cáo
Tuan-Nguyen
Mình cứ có cảm giác tư duy làm phim của VN chưa tới và tụt hậu so với các nc khác sao sao ak. Xem phim Việt cứ thấy thiếu thiếu gì đó, kiểu như kịch bản có, câu chuyện có, ý tưởng tốt nhưng cách triển khai thì quá tệ kiểu hời hợt, cứng nhắc đến sáo rỗng, gượng gạo thiếu tự nhiên, thực tế.
Mình nghĩ điểm cốt lõi để tạo nên một phim hay, truyền tải tốt thông điệp là các nhân vật phải diễn xuất tự nhiên cộng thêm tình tiết trong phim phải hợp lý, thực tế. Thì ít nhất người xem mới cảm nhận đc câu chuyện, mới chạm đến cảm xúc của mn đc. Mà phim Việt thì hoàn toàn thiếu điều này, thực sự là k có luôn. Nản....
K dám so với những nc tiên tiến có điện ảnh phát triển, hãy nhìn vào Thái Lan, Philippin, thực sự mình xem phim của họ mặc dù k mãn nhãn nhưng cách họ làm phim rất có nét, mình có thể cảm đc.
K biết bao h phim Việt mới có đột phá trong tư duy làm phim đây..haizzz
- Báo cáo

Solomon Grundy
Cá nhân tôi thấy diễn viên Việt diễn vẫn như diễn kịch chứ chưa đến mức diễn phim. Để mà nói những diễn viên thực sự có thể diễn được phim thì họ lại toàn là các nhân vật của những thế hệ trong quá khứ như các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, còn dàn diễn viên trẻ hiện nay không giống diễn phim mà như là màn trình diễn sắc đẹp thì đúng hơn
- Báo cáo
Lys1112
Mình thì cũng khá đồng tình với quan điểm của bạn, nhưng mình nghĩ là nên có vài sự bổ sung, đúng là phim việt bây giờ càng ngày càng có nhiều ý tưởng "mới lạ", kịch bản nếu xét riêng thì nhìn chung không phải quá tệ, chỉ là hơi thiếu chiều sâu, làm cho những bộ phim có lẽ sẽ hay hơn nếu được khai thác ở những mặt nội tâm, hành vi nhân vật. Cốt truyện thì theo cá nhân cảm nhận mình thấy hơi một màu ( đặc biệt là ở các phim thể loại kinh dị ), nhưng xét chung mình thấy đa phần các nhà làm phim luôn bắt đầu bằng những ý tưởng khá tốt, chỉ là vấn đề họ khai thác làm phim như thế nào thôi. Mình không thấy được sự tâm huyết của đa phần các nhà làm phim ( trừ Victor Vũ ra vì mình cảm thấy đa phần phim của ông khá ổn áp ), lấy ví dụ là vụ phim Cậu Vàng của Ngô Thanh Vân, nhân vân Cậu Vàng lại dùng một con chó Nhật trông tròn trịa để đóng thì mình thấy không ổn; và mình thật sự thấy trong các bộ phim VN có rất ít những đồ vật gì đó mang tính ẩn dụ cho nhân vật, so với hollywood mình thấy điều này thua xa. Và đó là ý kiến cá nhân của mình, rất sẵn lòng để các bạn góp ý chỉnh sửa. Thanks !!!
- Báo cáo

Nguyên Lê Hoàng
Nếu nhìn dưới góc nhìn của nhà đầu tư thì chẳng ai dại gì lại làm phim chất lượng cứ đầu tư mấy bộ phim hài thì doanh thu đảm bảo có lời dại gì mà không làm còn đầu tư vào phim nghệ thuật thì rõ là hên xui mà xui thì nhiều hơn hên
- Báo cáo
Nguyễn Huy Phong

- Báo cáo
Tu Tran
khi nào bạn còn làm nghệ thuật chung với phát xít thì đó chỉ là nghệ thuật tuyên truyền
- Báo cáo