9toTalk #32: Cày cuốc thêm giờ, cơ hội phát triển sự nghiệp hay cạm bẫy “chết người”?
Bao nhiêu là đủ? Trong xã hội ngày nay, chúng ta thường cặm cụi làm việc bỏ mặc mọi thứ xung quanh để mong muốn vươn tới một tương...

Mới đây trên mạng xã hội có chia sẻ câu chuyện về một người dựng phim trẻ qua đời ở tuổi 31 vì làm việc quá sức làm rất nhiều người phải giật mình và ngẫm lại về bản thân. Đã có những người đồng nghiệp, những người bạn của chàng trai ấy đã chia buồn và kể những câu chuyện cảm động về việc chàng trai ấy hết mình vì công việc thế nào, sống tốt ra sao.
Dưới đây là bài viết được người bạn của D. - đạo diễn Đào Đức Thành chia sẻ trên trang cá nhân:
Tạm biệt em.Với dân làm film, mọi người hay "đùa" - một cách có cơ sở - với nhau là "chắc 40 tuổi em chết". Bởi một sự thật là khi làm nghề này, nhất là trong lúc chạy dự án, chạy deadline cho khách hàng, chuyện thức trắng 1-2 đêm, ngủ bờ ngủ bụi 1 tiếng đồng hồ ở chỗ nào đó, thức dậy uống thật nhiều cafe, nước tăng lực để tim đập thật nhanh, rồi đốt thuốc liên tục cho tỉnh táo để còn làm tiếp là chuyện quá bình thường...D. là một anh chàng dựng film đã làm việc với mình qua hàng chục dự án, trong suốt hơn 2 năm qua. Có thể nói với T. (Tên công ty - PV), D. như một nhân viên cứng, vì hầu hết clip mình làm đều do D. dựng, hoặc không thì giúp mình chỉnh sửa lại bản final.Vì làm full time ở một công ty ban ngày, nên D. thường qua dựng clip với mình vào ban đêm. Có những hôm 2 anh em ăn tối với nhau rồi ngồi dựng đến 3-4 h sáng mới xong việc. Điều mình quý ở D. và làm việc với em qua hầu hết dự án vì đây là một chàng trai rất chăm chỉ, hiền lành và tận tuỵ với công việc. Có thể nói, so với nhiều dựng film ngoài kia, D. không phải là người giỏi nhất, dựng hay nhất, nhưng chắc chắn là người có trách nhiệm và yêu công việc của mình.Nhưng có lẽ, chính sự tận tuỵ ấy trong suốt một thời gian dài đã lấy đi sức khoẻ của chàng trai vừa mới 31 tuổi. Đôi khi D. nhắn tin cho mình lúc 10h sáng là em về đi ngủ chút đã, hơn 1 ngày chưa ngủ rồi. Công việc làm film đòi hỏi sự tập trung kinh khủng, và làm việc suốt hàng chục tiếng đồng hồ như anh em vẫn nói với nhau là "bào" bản thân quá...Đôi khi chúng ta chỉ ước là có thể quay lại thời gian 1-2 ngày trước, để nói với nhau rằng "Em chăm sóc lấy bản thân nhé, đừng vì công việc mà quá sức. Về sớm đi, ngủ chút đi!" và như vậy câu chuyện buồn hôm nay đã không xảy ra.Tạm biệt em nhé D. Mong rằng em sẽ hạnh phúc ở một đời sống mới và biết rằng đã có rất nhiều người đã yêu quý em ở đời sống này.
Thực chất, việc làm thêm thời gian diễn ra hằng ngày đối với nhiều người trẻ trong nhiều công việc khác nhau chứ không chỉ riêng trường hợp trong agency. Họ tin rằng đó là cách để có thể chạm tới thành công và hạnh phúc trong tương lai mà quên phải sống cho bản thân ở hiện tại. Nhưng rồi lỡ ngày mai không đến thì sao? Liệu chúng ta ra đi vì công việc như vậy có vinh quang hay không?

Trên thực tế, không có ai có quyền bắt ép bạn làm thêm giờ cả, căn cứ theo Điều 106.2 bộ luật Lao động năm 2012:
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:a) Được sự đồng ý của người lao động;b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ."
Vậy rõ ràng là nếu bạn làm thêm giờ, tức là người thuê bạn cũng đã nhận được sự đồng ý của bạn, chứ không phải là ép buộc bạn phải làm cái này cái kia. Ai cũng hiểu được bài học rút ra đằng sau câu chuyện này; đó là chúng ta nên biết tự chăm sóc bản thân, nên biết dừng lại nghỉ ngơi khi quá sức. Nhưng bao nhiêu là quá sức? Có lẽ câu trả lời giữa chúng ta đều khác nhau.
Gary Vaynerchuk - một doanh nhân thành đạt, diễn giả và nhân vật nổi tiếng Internet chính là một tấm gương làm việc không ngừng nghỉ trong suốt những tháng ngày tuổi 20 để đạt được thành công. Nhưng sau này, chính ông cũng thừa nhận về tầm quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe cũng như mục tiêu cao nhất của mỗi con người nên là sống sao cho hạnh phúc.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến ủng hộ việc làm thêm giờ. Có lẽ Shark Thái Vân Linh không còn quá xa lạ với các bạn trẻ Việt Nam qua chương trình Shark Tank. Shark Linh có quan điểm rằng may mắn là do bản thân mỗi người tự tạo ra và để nắm được may mắn ấy cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Và sự chuẩn bị ấy đến từ việc làm thêm: "Điều cơ bản nhất là các bạn đi làm từ 9h sáng đến 6h chiều về, nhưng sau đấy các bạn phải làm thêm cái gì đó nữa. Nghĩa là: Các bạn không nên về trước 7h, giờ đó là quá sớm rồi. Các bạn có thể ở lại làm thêm công việc khác, trả lời email, nghiên cứu thêm, tới khi về rồi cũng có thể nghiên cứu thêm nữa". Không có gì sai trong việc làm thêm cả, vì nhiều người giàu có và thành công trong cuộc sống cũng đã từng trải qua những tháng ngày như vậy. Một gương mặt nổi tiếng và giàu có nữa cũng ủng hộ việc làm thêm giờ chính là Jack Ma - ông chủ của Alibaba. Ông lên tiếng ủng hộ “tuần làm việc 996” nghĩa là làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần. Làm việc 12 tiếng một ngày không còn quá xa lạ trong ngành công nghệ, đặc biệt đối với các startup. Jack Ma cho rằng: “Nếu chúng ta tìm được thứ ta thích thì tuần làm việc 996 không phải là vấn đề”.
Và có lẽ, những người ủng hộ cũng cho rằng làm thêm giờ không đồng nghĩa với làm việc quá sức đến chết. Vấn đề làm quá sức đó có thể xuất phát từ việc một cá nhân không quản lý thời gian đủ tốt cũng như không thực sự lắng nghe cơ thể mình để rồi dẫn đến những kết quả đau thương.
Thứ 4 tuần này được sự ủy quyền của Spiderum, tôi muốn cùng anh chị em thảo luận về cạm bẫy mang tên “chết vì làm quá sức”. Theo bạn, vấn đề làm thêm giờ ở các công ty hiện nay có ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống của mỗi người và liệu có đáng để chúng ta làm vậy không? Rất mong nhận được sự chia sẻ của mọi người.
9toTalk là chuyên mục được đăng vào 9h tối thứ 4 hàng tuần tại Spiderum.com để cùng các tác giả nổi bật thảo luận về các chủ đề mang tính thời sự; hoặc đôi khi chỉ là những chia sẻ, suy ngẫm.
Xem thêm các 9toTalk khác tại:

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Cái gì cơ? Năng suất là một khái niệm để chỉ ra khối lượng sản phẩm, công việc trên một đơn vị thời gian. Tức là trong 1 tiếng anh làm được bao nhiêu cái áo. Tạm cho rằng trong 8 tiếng làm việc, hiệu suất trung bình là 4 áo/tiếng. Thì đối với thời gian OT, tôi cho rằng mỗi người chỉ có thể làm được 2-3 áo/ tiếng. Tại vì sao? Sức tập trung và năng suất luôn luôn tỉ lệ nghịch với thời gian. Đến lúc đó dĩ nhiên năng suất giảm xuống, chứ không thể tăng lên.
Sau hơn 1 năm sinh sống và làm việc tại châu Âu, tôi nhận thấy OT là một điều rất rất hiếm xảy ra ở đây. Họ cho rằng chi phí cho OT là quá cao so với hiệu quả đạt được. Nếu như trong trường hợp bất khả kháng thì họ mới hỏi các nhân viên rằng liệu họ có thể OT hay không. Những ai không muốn OT, họ có thể ra về mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm, vấn đề gì hết. Nếu như họ bị giáng chức, hay kiểm điểu vì không chịu OT, hay đơn giản là bị móc mỉa khi bao nhiêu đồng nghiệp khác OT mà mình không ở lại, thì việc họ cần làm là đến sở lao động và đâm đơn kiện với tỉ lệ thắng kiện là 99.99%.
Các CEO nói gì? Trong thời gian OT, chúng tôi phải bỏ ra các chi phí giống như trong 8 tiếng làm việc bình thường: Điện, nước, máy móc, sưởi... và còn phải trả lương OT gấp 2 lần bình thường để đổi lại hiệu suất 50-60%. Nếu như chỉ một vài lần, thì thiệt hại không đáng kể. Còn nếu như quá nhiều lần, thì chúng tôi thiệt hại cả về chi phí, lẫn NHÂN VIÊN. Đến lúc đó thì hoặc là chúng tôi phải tuyển dàn nhân viên mới có hiệu suất cao hơn, hoặc là sa thải người phụ trách phân phối công việc, hoặc là tuyển thêm nhiều nhân viên nữa. Phương án 1 là một điều hết sức hy hữu.
+Công việc trả lương cho bạn theo giờ (như bác sĩ, kĩ sư, tư vấn viên...) có giới hạn tối đa cho khánh hàng những người làm trong nghề này tiếp xúc trong một khoảng thời gian nhất định=> lợi nhuận thu được từ những ngành nghề này thường sẽ ổn định, rõ ràng và đều đặn (phụ thuộc vào những nỗ lực của mỗi người hơn so với chất lượng quyết định đưa ra).Thị phần sẽ chia không quá bất công cho mỗi người trong những ngành nghề này(không quá áp đảo).
+Công việc trả lương bằng giới hạn sức lao động của bạn (những nhà giao dịch chứng khoán,tiền số, ca sĩ,diễn viên ,cầu thủ đá banh,nhà nghiên cứu,các start-up.....).(J.K.Rowling có tiền nhuận bút và lợi nhuận bán sách cao hơn chục,trăm lần so với những nhà văn mới, bình thường không xuất xắc, Ronaldo hay Messi so với những cầu thủ khác dù họ làm việc cùng số thời gian...) Đây là nơi mà thị phần sẽ dành phần lớn cho những người là ngôi sao của lĩnh vực (chiếc bánh phần lớn chỉ dành cho những người nổi bật nhất).
Tôi không nhớ đã bao lần tôi phải dừng xe, chống chân giữa phố sá vắng tanh trong đêm, mở chai nước trong balo và vẩy lên mặt để cơn buồn ngủ qua đi. Chỉ còn vài km nữa là tới nhà. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể ngủ gật ngay cả khi lái xe máy, sau khi mình đã nốc hơn 3 lon Red bull và thức trắng không biết mệt nhọc suốt 48 tiếng làm đồ án.
"Anh ạ, thật em không hiểu phải nói với sếp em như thế nào để anh ta hiểu, rằng nhân viên cũng cần phải có cuộc sống riêng của mình. Hết bao nhiêu thời gian thanh xuân của mình em dành để OT cùng với công ty, bao nhiêu dự định, đam mê cá nhân phải gác hết sang một bên hết. Ai cũng OT, không lẽ mình lại bỏ về? Mà mỗi lần nói thì sếp lại bảo: Các cô các cậu còn trẻ phải biết cố gắng, trong khi tôi ngần này tuổi mà vẫn còn OT ngang ngửa các anh chị, thì nhiêu đây có là bao?!"
Tôi nghĩ rằng, nếu như OT xảy ra quá thường xuyên như thế này, thì hoặc là các sếp có khả năng phân bổ công việc quá kém, hoặc là toàn bộ nhân viên có năng lực kém, hoặc là công ty cần thêm nhân viên. Với mỗi cách, chúng ta đều có thể giải quyết bằng hằng hà sa số phương pháp (Trừ OT), nhưng không ai chịu làm cả. Vì sao?! Vì lương OT trả sẽ thấp hơn là thuê thêm nhân viên mới. Vì lương OT sẽ thấp hơn khóa chuyên tu đào tạo. Vì... vì...
Cái tư tưởng OT, đóng góp này nó dần dần ngấm sâu vào văn hóa làm việc của chúng ta, mà quên mất rằng sức khỏe và sự phát triển của cá nhân là một điều quan trọng không kém.
Hậu quả là bao nhiêu kiến trúc sư bỗng một ngày không còn khả năng sáng tạo nữa, bởi vì họ làm gì có thời gian mà mở mang đầu óc, làm gì có thời gian mà tu bổ tâm hồn, đặng làm đẹp cho thế gian? Và hậu quả là biết bao nhiêu đồng nghiệp của tôi hiện đang về quê, trồng rau và nuôi cá. Vì họ quá mệt mỏi!
+ Thêm vào đó là việc đánh giá khả năng để thăng chức/đề bạt/thưởng/etc.. dựa vào OT là một điểm bất cập khá lớn trong việc quản lý.
Giả sử mình là nhân viên của bạn thì mình nghĩ mình cần thêm lời giải thích cụ thể cho những vấn đề này.