Giới hạn sức chịu đựng thể xác và tinh thần con người
Khả năng chịu đựng của cơ thể con người cơ bản dựa vào nguyên tắc “ 3 số 3 ”, nghĩa là con người có thể tồn tại được nhờ 3 yếu tố cơ...
Khả năng chịu đựng của cơ thể con người cơ bản dựa vào nguyên tắc “3 số 3”, nghĩa là con người có thể tồn tại được nhờ 3 yếu tố cơ bản: không khí, nước, thức ăn. Thiếu không khí 3 phút, thiếu nước 3 ngày và thiếu ăn 3 tuần sẽ không thể tồn tại được . Sẽ ra sao nếu chúng ta chạm đến giới hạn sức chịu đựng và khả năng chịu đựng của con người đến đâu ?
1/ Con người có thể thức được bao lâu?
Nếu bạn sống 78 năm có nghĩa bạn đã mất 9 năm xem Ti Vi và điện thoại, 4 năm lái xe, 92 ngày trong Toilet, 58 ngày quan hệ tình dục và tận 26 năm để ngủ. Vậy tại sao chúng ta dành nhiều thời gian cho việc ngủ như vậy và chuyện gì xảy ra nếu chúng ta không ngủ ?
Nghiên cứu do các chuyên gia ở đại học Chicago mỹ (UOC) thực hiện cho thấy, các phi công là nhóm người có sức khỏe cực kỳ tốt nhưng cũng chỉ thức được 3 - 4 đêm, nếu không được ngủ họ sẽ gặp phải tai nạn, thậm chí chỉ cần thiếu ngủ một đêm thì khả năng lái xe của con người cũng giống như một người say rượu.
Một người đạt kỷ lục thức tới 264 giờ (11 ngày) đó là chàng trai 17 tuổi người Mỹ tên là Randy Gardner lập năm 1965 và đến nay vẫn chưa bị phá. Tháng 6/2012, một thanh niên người Trung Quốc 26 tuổi đã tử vong sau 11 ngày không ngủ vì thức liên tục kèm theo uống rượu và hút thuốc, cố gắng theo dõi tất cả các trận bóng đá
Năm 1999, các chuyên gia ở UOC đã nghiên cứu trên chuột, bắt những con chuột này không ngủ, kết quả sau 2 tuần bị đày đọa, những con chuột này mắc chứng rối loạn chuyển hóa (hypermetabolism) và do quá căng thẳng, hoạt động với tần suất cao mà chúng tiêu thụ cạn kiệt calo có trong cơ thể và dẫn đến tử vong. Thí nghiệm chưa được thực hiện trên con người do tính vô đạo đức nhưng theo ước tính, tối đa con người chỉ có thể không ngủ trong 15 ngày . Hội chứng thường gặp ở nhóm người mất ngủ là thủ phạm gây ra những căn bệnh nan y trong đó có bệnh đái tháo đường và tim mạch.
Sau khoảng 1 - 2 ngày không ngủ, cơ thể sẽ giảm mạnh khả năng tiêu hóa đường, hệ miễn dịch cũng suy giảm theo. Sau 3 ngày, chúng ta sẽ bị rơi vào trạng thái ảo giác và vô thức có những giấc ngủ ngắn kéo dài 30 giây. Sau ngày thứ 4, đây được gọi là thiếu ngủ cực độ vì nhận thức của bạn về thế giới thực sẽ bị sai lệch nghiêm trọng. Bạn không thể suy nghĩ được điều gì, não dường như ngừng hoạt động, khó thở và căng thẳng đến cực độ. Bạn cảm thấy dường như cơ thể này không còn là của mình nữa và gia tăng sự ảo tưởng và rối loạn nhân cách. Mất ngủ trong 1 tuần: Biểu hiện rõ nhất là tình trạng run rẩy ở các đầu chi, đồng thời bạn cũng có thể có biểu hiện rối loạn trí nhớ, khả năng ghi nhớ ngắn hạn bị suy giảm, mức độ hoang tưởng cũng nghiêm trọng hơn. Ngưỡng cửa 9 -11 là mức độ chúng ta có thể thức lâu nhất tính đến thời điểm hiện tại , các dây thần kinh bị chèn ép và các cơ quan nội tạng cơ thể bị tổn thương nặng nề dẫn đến tử vong .
2/ Sự thay đổi áp suất
Nếu áp suất khí quyển, không khí không đủ dễ làm cho con người ta ngạt thở vì trong điều kiện bình thường, không khí có chứa 21% Oxy. Con người có thể chết khi nồng độ Oxy nói trên tụt xuống mức 11%, ngược lại nếu có quá nhiều Oxy sẽ gây viêm nhiễm phổi .
Về áp lực không khí, nếu áp suất không khí giảm xuống dưới 57% so với thông thường, tương đương khi bạn đang ở độ cao 4.572m, những người leo núi khi lên cao hơn cơ thể họ dần dần thích nghi với sự thay đổi khí hậu thiếu Oxy nên ít có sự cố xảy ra, nhưng không ai sống sót ở độ cao 7.925m nếu không có bình dưỡng khí và ở độ cao trên 8.000m thì sự sống lúc này lại quay về thời tiền sử, có nghĩa là không có sự sống .
Về áp lực của nước thông thường một người có thể lặn sâu xuống khoảng 18m. Nhưng kỷ lục thế giới ghi lại độ sâu lớn nhất mà con người có thể lặn xuống là 85m mà không bị áp lực nước đè bẹp
3/ Con người có thể mất tối đa bao nhiêu máu ?
Một người bình thường có từ 3,8 đến 5,6 lít máu. Bạn có thể mất khoảng 15% lượng máu trong cơ thể mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên nếu bị mất một lượng máu lớn hơn, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, tim đập nhanh. Khi bị mất khoảng 40% máu, huyết áp lúc này quá thấp để đẩy máu đi và tim bắt đầu loạn nhịp. Nếu vượt quá mức 50%, trái tim của bạn sẽ không thể chịu đựng được và sẽ dẫn tới cái chết.
4/ Chúng ta có thể chịu lạnh ra sao ?
Theo các chuyên gia, con người nhận thức về cái lạnh bắt đầu hình thành khi các dây thần kinh trên da gửi các xung thần kinh về nhiệt độ của da lên não. Những xung thần kinh này không chỉ phản ứng với nhiệt độ của da mà còn phản ứng với tốc độ thay đổi nhiệt độ trên da. Vì vậy, chúng ta cảm thấy rét hơn khi vừa nhảy vào nước lạnh so với khi đã ở trong nước lạnh một thời gian nhất định. Đó là khả năng thích nghi và điều này đã thu hút nhiều người trên thế giới thử xem cơ thể mình chịu lạnh đến nhiệt độ nào. Con người sẽ gặp các dấu hiệu tê cứng máu giảm , không thể lưu thông dẫn đến tổn thương và tử vong khi gặp gió lạnh -10 độ nhưng nhiệt độ không khí xuống dưới 0 độ thì hiện tượng này đã xảy ra rồi
Ông Wim Hof, 53 tuổi người Hà Lan, 8 lần lập kỷ lục thế giới về khả năng chịu lạnh đã chứng minh điều đó. Ông đi dạo trên Bắc Cực trong nhiệt độ lạnh giá là -20°c, lặn sâu dưới băng hơn 80m với một bộ đồ bơi bình thường và leo lên đỉnh Everest mà chỉ mặc một chiếc quần soóc. Ông cũng đã ngâm mình trong bể chứa đá cao 1,5m với khoảng thời gian là 1 giờ 12 phút
5/ Chịu được sức nóng 160°c
Theo một báo cáo năm 1958 của NASA, con người có thể sống trong điều kiện nhiệt độ môi trường dao động từ 4 – 35 độ C. Nhiệt độ tối đa có thể đẩy lên nếu độ ẩm không khí thấp, vì lượng nước trong không khí thấp hơn thì cơ thể sẽ dễ dàng đổ mồ hôi hơn và giúp làm giảm nhiệt độ của cơ thể.
Thông thường, ở sức nóng 50°c đã khiến chúng ta ngột ngạt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm tăng nhiệt độ một cách từ từ và thấy con người có thể chịu đựng được tối đa đến 160°c, tức vượt quá độ sôi của nước đến 60°c. Có vẻ chúng ta chịu lạnh tốt hơn là chịu nóng. Nhiệt độ cao nhất của cơ thể mà có thể duy trì sự sống là 42 độ C, vì ở nhiệt độ này các protein cần thiết của cơ thể bắt đầu bị phân hủy. So với nhiệt độ bên ngoài, ngay cả lính cứu hỏa với trang bị đầy đủ cũng chỉ có thể chịu được mức nhiệt độ môi trường lên tới 93 độ C.
Để kiểm chứng khả năng này, 2 nhà vật lý người Anh đã tự chui vào lò nướng bánh mỳ trong vài giờ đồng hồ, kết quả thật đáng kinh ngạc khi họ vẫn sống sót. Kết luận được đưa ra là trong điều kiện lý tưởng môi trường khô ráo, con người có thể chịu được nhiệt độ trên 160 . Chúng ta thường thấy các tiết mục ảo thuật là đưa tay vào trong chảo dầu sôi , vậy tại sao họ có thể làm như vậy ? Vì con người có 4 cơ chế thoát nhiệt: bức xạ, dẫn truyền, đối lưu và toát mồ hôi. Nhưng khi trời nóng thì 3 cách: bức xạ, dẫn truyền, đối lưu sẽ chỉ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên. Khi đó, mấu chốt chính là nằm ở mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi, chúng hút nhiệt lượng ở khu vực không khí xung quanh da, làm vùng khí này có nhiệt độ hạ thấp xuống dưới gần mức nhiệt độ của cơ thể.
Đó là khả năng chịu nóng khi nhiệt độ tăng dần đều. Còn việc nóng đột ngột thì con người chịu đựng có mức độ. Một số người có thể nhúng tay vào nước sôi 100° C nhưng vẫn chịu đựng được dù phần da có bị bỏng tấy.
6/ Giới hạn thính lực của con người
Mức âm thanh thấp nhất mà tai người có thể nghe khoảng 194dB. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chịu được ngưỡng âm thanh lên đến 194dB đâu nhé! Thông thường, ngưỡng chói tai của tai nghe với người là 140dB. trong một số trường hợp, có ngưỡng chói tai ở mức 85dB và một số khác thì ở ngưỡng 115dB
Từ 0 dB đến 80 dB được coi là độ ồn tiêu chuẩn cho phép mà bạn có thể chịu được mà không cần phải sử dụng tới các thiết bị bảo vệ thính giác như chụp tai, nút tai chống ồn hay tai nghe chống ồn.
Từ 80dB đến 90dB là mức âm thanh khá lớn, dắt đầu bạn cảm thấy khó chịu. Đây là độ ồn nguy hiểm nếu như bạn thường xuyên phải tiếp xúc. Nếu như môi trường làm việc của bạn phải tiếp xúc với tiếng ồn từ 80dB đến 90dB thì bạn cần phải tìm cách hạn chế để bảo vệ thính giác.
Từ 90dB trở lên là mức âm thanh nguy hiểm ví dụ tiếng ồn ở công trường xây dựng. Tai của người bình thường chỉ có thể chịu được tối đa 1 giờ đồng hồ. Còn ở mức 100dB thì chịu được tối đa từ 10 - 15 phút nếu như không sử dụng bịt tai chống ồn hay các thiết bị bảo vệ.
Nếu tiếp xúc cường độ âm thanh từ 140dB trở lên như động cơ phản lực máy bay thì tai của bạn sẽ bị ảnh hưởng, thính giác bị tổn thương. Âm thanh lớn nhất mà con người có thể nghe là khoảng 160dB, nếu nghe âm thanh có độ lớn vượt quá ngưỡng này có thể khiến màng nhĩ bị rách. Nếu nghe âm thanh có độ lớn 200dB, con người có thể bị vỡ phổi, tắc nghẽn các mạch máu và dẫn tới tử vong do áp lực quá lớn.
7/ Giới hạn thị giác
Có thể nói, thị giác là giác quan quan trọng nhất, bởi cần đến 1/4 các nơron thần kinh não bộ để tiếp nhận và xử lý các thông tin hình ảnh. Cụ thể, con người có khả năng thấy một ngọn lửa bập bùng với khoảng cách lên tới 48km. Và thật đáng kinh ngạc, vật thể xa nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường nằm cách Trái Đất tới 2,6 triệu năm ánh sáng, thiên hà Andromeda xa xôi trong vũ trụ.
8/ Giới hạn chịu đau của cơ thể
Theo các nhà khoa học, giới hạn tối đa mà con người có thể chịu được đau đớn là 45 đơn vị đau (Del Unit).
Tuy nhiên, trên thực tế, người phụ nữ khi trở dạ, họ phải chịu cơn đau dài lên đến 57 đơn vị đau. Mức độ đau này giống với việc người thường bị gãy 20 cái xương một lúc.
Khả năng chịu đau đớn của con người được các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân bởi Gen. Có những người chịu đau đớn rất giỏi, thậm chí có thể chịu đau đớn ở “ngưỡng đỏ”, tức có thể dẫn tới tử vong. Nhưng cũng có người chịu đau rất kém. Những người này khi bị kim tiêm xuyên vào tay sẽ đau đớn bằng người chịu đau giỏi bị dao đâm vào ổ bụng. Cho nên, khả năng chịu đựng đau đớn mỗi người có khác biệt.
Khả năng chịu đựng đau đớn của con người còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, niềm tin. Điều này được chứng minh ngay ở những tù nhân chính trị mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khi xâm lược Việt Nam đã bắt và tra tấn. Những người tù chính trị, vì lý tưởng và niềm tin nên có thể chịu vượt qua cả “ngưỡng đỏ” của sự tra tấn. Hay tình mẫu tử đã cho người mẹ sức mạnh vượt qua cửa tử . Hiện nay chưa có cơ sở nghiên cứu nào tìm ra giới hạn của thính giác, vị giác và xúc giác .
Sức chịu đựng tinh thần
Nếu nói đến sức chịu đựng về nỗi đau tinh thần có thể nói con người là vô hạn hoặc cũng có thể là số 0 . Vì việc này dựa vào tính cách, quan điểm sống và kinh nghiệm sống của từng người . Có những người đã ôm tổn thương để trưởng thành , những tổn thương như vết sẹo sẽ theo họ cả cuộc đời : mất người thân, mất bạn bè, bị lạm dụng..... Tất cả những tổn thương này đã xảy ra trong quá khứ nhưng nó có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách cho cá nhân đó. Trước những tổn thương , chúng ta cần lựa chọn vượt qua nó hoặc gục ngã trước nó . Đỉnh điểm của sự tổn thương, chúng ta chọn né tránh cuộc sống và chạy trốn, tệ hơn là tự tử. Tôi tự hỏi họ đã chịu những tổn thương như nào để đủ đau đớn mà rời khỏi cuộc sống này . Còn trường hợp nữa , đó là khi chúng ta bị dày vò về cảm xúc đến mức cảm xúc đã bị tê liệt. Khi bạn muốn tự tử, bạn đang tìm cách chạy trốn hiện thực nhưng đến khi bạn thậm chí không còn muốn chạy khỏi nó, bạn chấp nhận và mặc kệ nó. Họ sống không hi vọng, không mục đích, thân thể còn sống nhưng cảm xúc đã chết từ lâu . Họ rằng buộc với thế giới vì trách nhiệm với những người yêu thương họ, vì gia đình.... Tôi nghĩ rất nhiều người như vậy , chấp nhận và mặc kệ , sống như một cái xác vô hồn . Chúng ta là loài đứng trên mọi loài vì chúng ta có cảm xúc và có tư duy, liệu một ngày bạn sống không còn suy nghĩ cho bản thân , không còn cảm xúc để yêu thương hay cảm nhận yêu thương nữa, cuộc sống liệu ý nghĩa như nào ? liệu có đáng để sống không ? Phải là một người với tổn thương vô hạn mới có thể chịu đựng được cuộc sống như vậy, sự dày vò từng ngày như một vòng lặp vô tận . Những người như vậy thường dễ mắc các bệnh tâm lý nguy hiểm như trầm cảm, tự kỷ, chống đối xã hội, đa nhân cách.... Họ kẹt trong thế giới của chính họ .
Trên là những gì về giới hạn của con người mà mình đã tìm hiểu được. Nếu thiếu sót mong các bạn bổ sung .
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất