Cách trở thành một Youtuber - 10 mẹo cần biết
Mình ước gì mình biết sớm hơn lúc mới bắt đầu làm YouTube

Hello mọi người,
Vậy là đã được 4 tháng kể từ khi mình bắt đầu kênh Youtube Vi Bunny. Hiện tại, mình đã đăng được 12 video và 7 shorts, đạt được 509 người theo dõi (I’m proud of you, Bunny)

Kênh Youtube “Vi Bunny” chào đón mọi người ạ hehe <3
Làm Youtube có khó không?
Làm Youtube là một trong những điều mình đã viết đầu năm nay trong list “Dự định của năm 2022” (2022 resolution). Điều này có nghĩa là ý định làm Youtube mình đã ấp ủ được nửa năm, chứ không phải đùng 1 phát một ngày đẹp trời mình lại nảy lên ý tưởng làm Youtube.
Nhưng là đúng là vào một ngày đẹp trời nào đó, mình lại bị ảnh hưởng bởi hai câu nói trong hai cái video YouTube mình xem ngày hôm ấy.
Câu nói thứ nhất là của chị Jenn Im:
“Create your own luck”Hãy tự tạo ra may mắn của riêng bạn
Và câu nói thứ hai là của anh Matt D’Avella:
“Actions are very important”Rút ra hành động thực sự rất quan trọng.

Và cứ như thế mình đã bắt đầu mở laptop ra ngồi học edit liên tù tì trong 3-4 ngày, và xuất bản chiếc video đầu tiên.
Đến thời điểm hiện tại, nếu được hỏi “Làm Youtube dễ không?”, thì mình nghĩ là “Dễ. Dễ đau cổ lắm, mắt thì không biết có bị tăng độ không nữa =)) Nhưng cảm giác điều mình làm ý nghĩa cực kỳ!”
Đây là 10 mẹo bắt đầu làm 1 kênh Youtube mà mình ước gì ai đó nói cho mình biết khi mình mới bắt đầu. Và nếu như bạn đang có ấp ủ làm Youtube, hi vọng bài post này sẽ hữu ích cho bạn nha!
1/ Giữ cho kì vọng của bản thân thấp và thực tế:
Những ngày đầu làm YouTube là những ngày tháng nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng. Nhưng dần dà kỳ vọng của chúng mình sẽ tăng cao và cảm giác sẽ như là đem muối bỏ biển vậy. Tuy nhiên, đây những con số thực tế giúp mình có một cái neo để bám vào và không cảm thấy bị tuột về đằng sau:
- Để đạt được 1000 người theo dõi, con số video trung bình cần đăng là 152 video (Dựa vào database của TubeBuddy). Mình còn nhớ câu chuyện của 1 người từng hỏi Ali Abdaal (một YouTuber mà mình học hỏi được rất nhiều) rằng “Sao tui đăng đến video thứ 10 rồi mà kênh tui chưa phát triển gì vậy?”, Ali đã nói rằng “Ông mới đăng video thứ 10 mà ông đòi kênh phát triển hả?”. Vì với trường hợp của Ali, anh mất 6 tháng và 52 video thì mới đặt được con số 1000 người theo dõi.
- Để edit 1 video tầm 5 phút, thời gian cần bỏ ra để edit là tầm 8-10 tiếng. Đây là con số mình nghe đâu đó trong 1 tập Podcast của Ali. Còn đối với mình, mình mất đâu đó tầm 10-15 tiếng cho 1 clip 5-8 phút cơ :))) Hi vọng vài tháng sau khi kỹ năng tăng lên, hiệu suất của mình cũng sẽ tăng. Những hiện tại thì những lúc mình edit sao mà cảm thấy thời gian trôi chậm quá, mình lại nghĩ về những con số này làm cái neo và chăm chỉ edit tiếp.

Góc edit mới của mình :3
2/ Làm sao để có thể trở thành một nhà sáng tạo nội dung?
Mấy hôm trước, trong một tập của podcast “The Colin and Samir Show” ngày 21/07, hai anh có nói về ý niệm rằng làm Youtube hiện nay có thể nói đã trở thành 1 công việc chính thức của rất nhiều người. Nhưng để học làm Youtuber, thì vẫn chưa có ngành học chính thức này tại các trường đại học.
Ở thời điểm hiện tại, nếu như bạn có ý muốn muốn làm YouTube, thì việc bạn có thể làm hiện tại đó là học tất cả những kỹ năng riêng lẻ bạn có thể học trên mạng, như học cách edit video, cách quay, cách kể chuyện, và rất nhiều các kỹ năng liên quan.
May thay, vẫn có những khóa học online Youtube xịn xò từ các Youtuber kỳ cựu. Bản thân Vi đến nay đã học 2 khóa học từ Ali Abdaal: khóa Youtube cơ bản và khóa edit video Final Cut X trên Skillshare.

Khoá học Youtube của Ali Abdaal
Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo các khóa học "đắt xắt ra miếng" =)), bài bản hệt như học một môn học tại trường đại học vậy. Các khoá này được tạo nên bởi các Youtuber riêng lẻ ạ. Mình sẽ list một vài khoá học ở đây để mọi người tham khảo nhé:

Lớp học YouTube từ những Youtuber Vi yêu thích.
A/ Khóa học “Part-Time YouTuber Academy” của Ali Abdaal - gói essential $1,995 (còn có các gói nhiều tiền hơn)
B/ Khóa học “Master Youtube” của Matt D’Avella - khoá học vẫn đang ờ dạng chờ (waiting-list) nên Vi chưa xem được giá chính thức, tuy nhiên nếu bạn đang ở Việt Nam thì sẽ được mã khuyến mãi 65% lận nhe.
D/ Khóa học kỹ năng “Filmmaking & Storytelling” của Casey Neistat - dạng subscription (đăng ký tháng) = $12/tháng
E/ Ngoài ra còn có rất nhiều khoá học khác, mọi người có thể tham khảo ở đây.
Nhiều khóa học như vậy, thì khóa học nào là dành cho bạn?
Vi nghĩ câu này có thể trả lời rằng “Bạn thích xem nội dung của Youtuber nào hơn?”. Vì thực sự là nói, mỗi Youtuber đều có một cá tính riêng, mindset riêng, và vì vậy cũng sẽ có cách nhìn khác nhau để tạo nên nội dung ý nghĩa riêng của họ.
3/ Đều đặn ra nội dung:
Giữa chất lượng và số lượng, điều nào quan trọng hơn? Sau khi nghe nhiều podcast của các Youtuber khác nhau, câu trả lời khá là biến hóa. Nhưng đối với bản thân Vi, mình chọn số lượng.
Hãy tạo cho bản thân 1 cái lịch để đăng video: ví dụ như 2 tuần ra 1 video, hoặc 1 tuần ra 1 video. Nếu bạn quá bận rộn vì công việc và đi học, bạn có thể đăng 2 tuần 1 video. Nhưng con số lý tưởng nhất vẫn là 1 tuần ra video. Thi thoảng bạn sẽ kẹt lắm lắm, không ra video được. Thay vì đó, bạn có thể đăng short (video dưới 1 phút).

Sách Atomic habits (thói quen nguyên tử)
Việc đều đặn ra nội dung sẽ giúp cho bạn có cơ hội được mài dũa các kỹ năng liên quan, được khám phá các chủ đề video mà bản thân bạn mạnh và muốn tập trung đến, xây cho bản thân 1 tính kỷ luật cao, rất nhiều lợi ích cho bạn và kênh YouTube của bạn.
4/ Unfair advantage (lợi thế không công bằng):
(lợi thế cạnh tranh khiến bạn khác biệt so với người khác)
Hãy tận dụng lợi thế cạnh tranh của bản thân, bạn có khác biệt gì so với những người khác, và bạn có thể tận dụng chúng được không. Ví dụ như:
- Vi có lợi thế là bản thân học 3 ngoại ngữ, thích đọc sách nên video của Vi có thể đánh mạnh về những chủ đề đó.
- Bạn là du học sinh - bạn có thể quay về cuộc sống ở nước ngoài, sau này có người yêu ở đây lại có thể quay cả chủ đề international couple.
- Bạn là thực tập sinh IT tại Google - bạn có thể nói về kinh nghiệm phỏng vấn tại Google, cuộc sống thực tập sinh…
- Bố mẹ cho bạn tiền đi du lịch thường xuyên - bạn có thể quay vlog du lịch, trải nghiệm thuê nhà, mua vé,..
- Bạn thích lối sống tối giản? Chủ nghĩa năng suất? Thích ở trong rừng? Mê chơi game? Thích vlog?
Hãy khám phá và tìm cho bản thân những “lợi thế không công bằng”. Tận dụng chúng nếu bạn muốn đi nhanh hơn nha. Mọi người có thể tham khảo video này để tìm hiểu rõ hơn về “Lợi thế không công bằng” nhé.

Thành công = Chơi công bằng x Lợi thế không công bằng (Ảnh trong video này của Ali Abdaal)
5/ Steal like an Artist - Nghệ thuật “đánh cắp” ý tưởng:

Steal like an Artist - Nghệ thuật “đánh cắp” ý tưởng của Austin Kleon
Trong cuốn sách này, có một câu nói “Không có gì là hoàn toàn nguyên bản cả.” Và Vi bắt đầu nhận ra, chúng ta khi tạo ra nội dung mới, đều vẫn đang mượn ý tưởng từ các nguồn khác nhau và pha trộn cả cá tính của bản thân người đó nữa.

Nothing is original
Theo quan sát, Vi thấy được việc chúng ta mượn ý tưởng từ người khác là một điều khá là bình thường, và nó xảy ra mọi nơi:
- Jenny Huỳnh, một cô bé YouTuber tài năng có kiểu edit hài hài khá là giống chị Emma Chamberlain, chị được xem là OG (người đầu tiên) tạo ra relatable content (những nội dung mà chúng ta có thể cảm thấy bản thân liên quan đến/đồng cảm đến) trên YouTube.

Jenny Huỳnh và Emma Chamberlain
- Chị Emma Chamberlain cũng từng thừa nhận rằng mình từng thần tượng Fred, một hiện tượng từng rất nổi trên YouTube về nội dung hài bựa.
- Ali Abdaal cũng thừa nhận anh bị ảnh hưởng và được truyền cảm hứng rất nhiều từ Tim Ferris, Peter Mckinnon.
- Bản thân Vi cũng mượn rất nhiều ý tưởng từ Ali, hay từ các nội dung Vi cảm thấy hứng thú trên YouTube như học ngoại ngữ, review sách, vân vân và mây mây.
Thế nên thời gian ban đầu, khi không biết phải làm video như thế nào và về cái gì, bạn đừng ngần ngại thử nghiệm những video đầu tiên của mình bằng cách học và mượn ý tưởng từ những YouTuber mà bạn yêu thích. Và ý tưởng ở đây chính là chủ đề, cách kể chuyện, cách edit, cách quay… Và hi vọng là bạn sẽ quote/nhắc đến họ trong video như một lời cảm ơn.
Khi đã dần quen với các kỹ năng cơ bản để tạo nên 1 video, bạn dần có thể biết thêm thắt cá tính của bản thân vào video rồi nha!
6/ Tăng hiệu suất edit video:
Edit video ban đầu thì vui đấy, nhưng đến tầm video thứ 5 mình thấy nó hơi ngán vì trình tự edit nó cứ lặp đi lặp lại ý =)) Thế nên mình vẫn luôn cố gắng cắt giảm thời gian edit, tăng hiệu suất bằng nhiều cách:
- Sử dụng chủ yếu phím tắt để làm các tác vụ edit video, thay vì dùng chuột.

Dùng phím tắt trên bàn phím thay vì dùng chuột giúp Vi tiết kiệm được rất nhiều thời gian. (Ghi chú này Vi ghi từ lớp học YouTube cơ bản trên Skillshare của Ali)

Thời gian đầu khi mình edit bằng laptop, mình nhận ra cái kệ nâng không đủ xi nhê, thế là phải chồng cả sách lên nữa mới đủ ngang tầm mắt =))
- Làm 1 file asset mẫu cho những combo “title + sound fx + ảnh”, combo “nút subscribe + sound fx”. Lần sau chỉ cần copy paste vào video mới là được.
- Để có cái cổ khỏe mạnh bền vững, nên mua cái kệ nâng máy nha mọi người, nếu cỗ vẫn đau chứng tỏ chưa đủ cao, phải tìm cách nâng thêm nữa =)) Nâng để tầm mắt của mình vừa ngang màn hình là được.
- Batch-produce = sản xuất hàng loạt - đây là cách anh Samir và Colin tạo video một cách hiệu suất: Khi soạn script, họ sẽ lên ý tưởng và viết 2-3 cái kịch bản. Khi quay phim, họ sẽ quay 1 lúc 2-3 video. Và cứ quay xong 1 video họ sẽ thay áo, để người xem có cảm giác thời gian trôi qua rồi :)))
7/ Các yếu tố quan trọng của một video:
Phải sau 2 tháng, Vi mới tìm hiểu được về những điều khiến cho một video được YouTube ưu ái và giới thiệu trên feed nhiều hơn. Đó phải là những video đạt được mục đích cho người xem (cho dù đó là mục đích giải trí, thư giãn hay là học hỏi) và video đó phải giữ chân được người xem càng lâu càng tốt. Và đây là 1 trong những yếu tố mọi người có thể tập trung vào để cải thiện video của mình hơn:
- Thumbnail (ảnh thu nhỏ) và Title (tiêu đề): Giữa 1 rừng nội dung trên YouTube, tại sao người xem lại chọn video của bạn thay vì video của người khác. Yếu tố hình ảnh thumbnail và tiêu đề sẽ quyết định điều này.
- 30 giây đầu tiên của video: Sau khi người xem bấm vào video của bạn, 30 giây đầu tiên của video liệu có đủ thú vị để giữ chân người xem hay không. Thế nên phần đầu của video nên có một phần "Hook" - tóm tắt các cảnh nằm trong video.

YouTube Studio - Đây là video về học ngoại ngữ tiếng Hàn và tiếng Trung có 30 giây đầu tiên giữ được tỉ lệ người xem cao của Vi. Và video này được YouTube đề xuất rất nhiều.
- Ngoài ra, có các yếu tố khác giúp cho video của bạn dễ xem và giữ chân người xem lâu hơn: gắn title, transition, sound effect, nhạc nền, caption, timestamp, vân vân và mây mây
8/ Các đầu sách hay liên quan đến sáng tạo nội dung:
Mọi người có thể tham khảo các đầu sách sau nha:
- Bộ 3 quyển sách kinh điển cho dân sáng tạo của Austin Kleon: Steal like an artist, Show your work và Keep going
- YouTube Secrets của Sean Cannell
- Storyworthy của Matthew Dicks

9/ Ngoài ra mình cũng nghe và xem:
- Podcast Colin & Samir - hai anh chuyên kể về những câu chuyện trong giới sáng tạo, đặc biệt là YouTube. Vi thực sự được mở mang rất nhiều nhiều nhờ những câu chuyện thực tế từ 2 anh luôn.

- Deep dive with Ali Abdaal - Ali rất cởi mở và giỏi giải đáp những thắc mắc, những vấn đề của tất cả mọi thứ. Bản thân Vi đã học được rất nhiều từ anh khi lập nên kênh youtube này, nên có thể bạn sẽ tìm được những kinh nghiệm hữu ích từ anh Ali nha.
- Youtube của anh Hillier Smith (anh editor của Logan Paul) - anh thường chỉ các mẹo edit làm sao để giữ được sự chú ý của người xem và mẹo transition/chuyển cảnh khiến cho video có nội dung nhịp nhàng ăn ý.
Ngoài ra, Vi còn xem rất nhiều video có nội dung mà mình thích xem và muốn tạo nội dung tương tự, muốn có cách kể chuyện và trình bày tương tự. Điều này đôi lúc khiến mình cảm thấy nó giống như học ngoại ngữ vậy, đó là phải nạp thật nhiều đầu vào, ở đây là những video mà bạn yêu thích.
Dần dà sau khi làm một lượng video tương đối, bạn sẽ tìm ra và làm ra được những video mà chứa đựng màu sắc của bạn nhất, nên bạn đừng lo lắng quá nha. (Vi ơi cậu cũng đừng lo quá nha =)) )
10/ Just do it
Nói thật là học mãi cũng sẽ không hết, lên kế hoạch mãi cũng sẽ bị tê liệt óc. Nên tốt nhất là nếu mọi người muốn, hãy cứ bắt đầu làm Youtube đi, và mình có thể tìm hiểu học hỏi, mài dũa kỹ năng trong lúc mình đang làm nha.

Just do it and show your work <3
From Vi Bunny with love <3
____________________________
Hi vọng bài post này hữu ích với bạn. Nếu bạn thích nội dung về YouTube, bạn có thể đọc bài post này của mình nhé!
Đây là kênh Youtube của mình, mọi người có thể ghé xem nha~

Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Trường Sở

Cố lên nhé
hai bạn youtuber

- Báo cáo

Vi Bunny

Cảm ơn bạn nhee ^^
- Báo cáo

Chun Chun
Aww Em cảm ơn anhhh ạaaaaaa
- Báo cáo

Chun Chun
Bữa em mới vào page anhh đọc bài xongg ^^
- Báo cáo

Chun Chun
Bữa em mới vào page anhh đọc bài xongg ^^
- Báo cáo

Chun Chun
Bữa em mới vào page anhh đọc bài xongg ^^
- Báo cáo

Chun Chun
Aww Em cảm ơn anhhh ạaaaaaa
- Báo cáo

Chun Chun
Aww Em cảm ơn anhhh ạaaaaaa
- Báo cáo

Chun Chun
Bài viết với nội dung hay, bổ ích, trình bày khoa học dễ hiểu. Em đã học được thật nhiều từ bài viết này. Em đặc biệt đồng cảm với phần số 1 ấy ạ. Lúc đầu lập kênh thì năng lượng tràn trề, nhưng nhiều khi flop bản thân lại đâm ra nản chí và hoài nghi đủ thứ. Đọc bài viết này em nhớ ra mình chỉ mới up được 7 videos thui, vậy mà đã đòi bỏ cuộc rồi, xấu hổ ghê. Cám ơn chị Vi vì bài viết nhé, em mong chị sẽ có thêm nhiều bài chất lượng như này nữa ạ ^^
- Báo cáo

Vi Bunny

Hehe cảm ơn em nha. Chúc em thật nhiều may mắn trên hành trình này nhen 🥰
- Báo cáo

Samurice

Chúc bạn may mắn và thành công, đừng bỏ cuộc là được.
- Báo cáo

Vi Bunny

Cảm ơn bạn nhiều ạ ^^
- Báo cáo

Trường Sở

[Đã xóa]

Trường Sở

[Đã xóa]