Tổng Quan về Cách xây dựng Plan học tiếng Anh ^^!
Bài viết thuộc series về cách học tiếng Anh: #1: Tổng quan về Cách xây dựng Plan học tiếng Anh ^^! #2: [#collect-scan-research]...
Bài viết thuộc series về cách học tiếng Anh:
#1: Tổng quan về Cách xây dựng Plan học tiếng Anh ^^!
#2: [#collect-scan-research] Tips for improving English
#2: [#collect-scan-research] Tips for improving English
* ~ * ~ *
Mục lục:
Đặt vấn đề 1) Mục tiêu "cuối cùng" của bạn là ở mức nào? #Target 2) Xác định được Mục đích rồi thì sẽ cần làm Kế Hoạch #Planing 3) Phương pháp Tiếp cận #Appoarch 4) Ngữ pháp cơ bản #Grammar 5) Học Đọc #Reading 6) Học Phát âm #Pronunciation 7) Học Nghe #Listening 8) Học Nói #Speaking 9) Học Viết #Writing 10) Tạm kết
* ~ * ~ *
Phần đặt vấn đề sẽ xin điểm qua thật ngắn như sau:
- WHY: Ai mà chả biết học tiếng Anh là cần thiết, quan trọng, phục vụ cho đủ mọi nhu cầu ... rằng thì là mà ... phải có tiếng Anh bằng mọi giá ... blah blah ...
- WHAT and HOW: Rõ nhiều phương pháp học tập, trung tâm tiếng Anh, bài viết chia sẻ, thậm chí là Sách dạy cách học tiếng Anh đầy rẫy trên Internet!
- WHEN: Năm 1, năm 2 Đại Học quyết tâm chắc chắn sẽ học ... Năm cuối quyết tâm sẽ học ... Ra trường 1-2 năm quyết tâm sẽ học ... Để rồi sợ là đến 29-30 tuổi thì ngại ... STOP hẳn cái quyết tâm này :))
- TRY and FAIL: Quyết tâm nhiều lần rồi lại bỏ cuộc nhiều lần ... Quay lại và lại chia tay ... Cuối cùng vẫn chưa học được tiếng Anh ... và Bỏ Cuộc ^^! :))
PS: (WHO: Chính là các bạn! --- WHERE: Học tập tại mọi nơi ^^!)
Coi như xong phần Đặt vấn đề, cũng như việc người viết bài này có thể đồng cảm với mọi "hoàn cảnh và lý do" mà bất kì ai đó không thể học được tiếng Anh. Bản thân mình chỉ là một người thích mảng Giáo Dục - Đào Tạo Ngôn Ngữ thôi, đã học ngoại ngữ và có thể sử dụng tiếng Anh 1 cách ổn! Vậy guidelines dưới đây mang tính logic, đến từ cách nhìn của 1 sinh viên Kĩ thuật nhé ^^!
* ~ * ~ *
1) Mục tiêu "cuối cùng" của bạn là ở mức nào?
[[#Target]]
a) Đi du lịch (có thể hỏi đường, giá cả, tìm đồ ...) b) Giao tiếp thành thạo c) Đọc tài liệu chuyên ngành, sách báo d) Chứng chỉ TOEIC, IELTS, TOEFL e) Hiểu thực sự chuyên sâu về Ngôn ngữ tiếng Anh f) Dịch, viết Truyện, ...
(càng về sau level càng cao)
========================================
2) Xác định được Mục đích rồi thì sẽ cần làm Kế Hoạch
[[#Planing]]
Nghe có vẻ nhàm tai và quen thuộc nhưng buộc phải vậy á -> Vì nó thực sự quan trọng!!!
- Nguồn lực Thời gian - Deadline:
Bao nhiêu tiếng học (Giả sử 1 tuần dành 8 tiếng, muốn dành 800 tiếng thì tức là 100 tuần ~ 2 năm) Nên lúc lười học cảm thấy không đủ thời gian thì tự biết lỗi là do đâu, còn học chán, không hứng thú là chuyện khác nhé!
Bao nhiêu tiếng học (Giả sử 1 tuần dành 8 tiếng, muốn dành 800 tiếng thì tức là 100 tuần ~ 2 năm) Nên lúc lười học cảm thấy không đủ thời gian thì tự biết lỗi là do đâu, còn học chán, không hứng thú là chuyện khác nhé!
- Chia nhỏ mục đích ở phần 1 thành các phần nhỏ hơn
(chia nhỏ thì mới dễ quản lý kiểm tra và không bị nản)
-> Tương ứng là các mốc thời gian nhỏ
-> Theo mình thì nên chia đến đơn vị TUẦN (tuần này làm gì, tuần sau làm gì, rồi có tổng kết Tuần, tổng kết Tháng, có thể lấy những kì thi để làm mốc deadline)
(chia nhỏ thì mới dễ quản lý kiểm tra và không bị nản)
-> Tương ứng là các mốc thời gian nhỏ
-> Theo mình thì nên chia đến đơn vị TUẦN (tuần này làm gì, tuần sau làm gì, rồi có tổng kết Tuần, tổng kết Tháng, có thể lấy những kì thi để làm mốc deadline)
- Nghiêm túc thực hiện kế hoạch - *siêu khó :)))*
========================================
3) Phương pháp Tiếp cận
[[#Appoarch]]
(Sau khi đã chia thành các phần nhỏ xong)
--> Chọn hình thức học:
a) Đi học - Offline class: Trung tâm/ thuê Gia sư
b) Tự học: 1 mình, học nhóm [tìm 1 chiến hữu để cùng học], khóa online (các khóa online bây giờ khá tiện và rẻ)
--> Tìm ra phương pháp tiếp cận vấn đề:
Chung quy việc học tiếng Anh là việc học 4 kĩ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết
Một chút kiến thức cơ bản về sự tương hỗ giữa 4 kĩ năng:
#1: Kĩ năng Thụ động (Receptive) và Kĩ năng Sản xuất (Productive)
*** Đọc - Nghe: Kĩ năng Thụ động
-> Học mà có thể không cần sự trợ giúp từ bên ngoài, thụ động tiếp nhận (kiểu như: Đọc nhiều thì Đọc giỏi, Nghe nhiều thì Nghe giỏi)
-> Học mà có thể không cần sự trợ giúp từ bên ngoài, thụ động tiếp nhận (kiểu như: Đọc nhiều thì Đọc giỏi, Nghe nhiều thì Nghe giỏi)
*** Nói - Viết: Kĩ năng Sản xuất
-> Tức là muốn làm là phải chủ động/ tự mình tạo ra
-> Bắt buộc phải có người giỏi hơn hướng dẫn nếu không 99% là lạc lối, đi sai hướng, như bơi giữa đại dương vậy (kiểu như: mắc phải sai lầm nhưng không biết mà sữa, dùng cái sai nhiều quá dẫn đến bị hỏng kĩ năng, khó hoặc không thể chữa được nữa)
-> Tức là muốn làm là phải chủ động/ tự mình tạo ra
-> Bắt buộc phải có người giỏi hơn hướng dẫn nếu không 99% là lạc lối, đi sai hướng, như bơi giữa đại dương vậy (kiểu như: mắc phải sai lầm nhưng không biết mà sữa, dùng cái sai nhiều quá dẫn đến bị hỏng kĩ năng, khó hoặc không thể chữa được nữa)
#2: Spoken communication vs. Written communication
*** Đọc - Viết: muốn Viết giỏi thì phải Đọc giỏi
(Đọc giỏi thì điều kiện cần là Đọc nhiều)
*** Nghe - Nói: muốn Nói giỏi thì phải biết cách học cách người khác Nói
-> Tức là thông qua Nghe, nhất là sự tương hỗ trong quá trình Giao tiếp, nói và nghe liên tục.
-> Tức là thông qua Nghe, nhất là sự tương hỗ trong quá trình Giao tiếp, nói và nghe liên tục.
Tức là mình cần hiểu bản chất của các kĩ năng này để đối xử/ đầu tư/ hiểu về chúng tốt nhất, mình nên học đều, hoặc không quá lệch (Tối đa 1-1.5 điểm IELTS giữa các kĩ năng chả hạn)
-> Nếu chỉ học kiểu ngẫu hứng, rất có thể bạn chỉ giỏi 1 hoặc 1 vài kĩ năng, tuy nhiên điều ấy khá thiệt thòi do việc lên ĐỀU thì dễ và hiệu quả nhất
(cái này tạm không muốn chứng minh dài dòng, hiểu và tin hộ bạn là được)
(cái này tạm không muốn chứng minh dài dòng, hiểu và tin hộ bạn là được)
Ví dụ: Đọc sách báo ầm ầm (Đọc) mà người ta nói mình không hiểu tý gì (Nghe) thì chả vui tý nào đúng không nào :vv)
========================================
4) Ngữ pháp cơ bản
[[#Grammar]]
Xét về khía cạnh sự phức tạp của Ngữ Pháp thì tiếng Anh ở mức trung bình.
- Chỉ cần bỏ ra 2-3 tháng đối với người học từ zero để nắm được ngữ pháp tiếng Anh, hoặc những ai đã học cơ bản thì chỉ cần 1 tuần để hệ thống lại, lấy cái Cơ Bản ấy làm nền tảng để học tốt tiếng Anh trước đã, sau này nếu có hứng thú thì có thể nghiên cứu sâu về Ngôn Ngữ, nhưng về cơ bản ngữ pháp tiếng Anh chỉ vậy thôi.
-> Còn cái khó của tiếng Anh nó nằm ở cách sử dụng từ vựng/ cụm từ/ giới từ đi kèm động từ (sẽ bàn sau)
- Tổng quan 1 số chủ điểm Ngữ pháp chính trong tiếng Anh:
- Cách sử dụng các Thì (chứ không phải Công thức để làm bài tập) - Chủ động - Bị động - Trực tiếp - Gián tiếp - Mệnh đề Quan hệ, Trạng ngữ - Danh từ, Động từ, Tính Từ, Trạng Từ - Giới từ, Liên từ
... (thực sự không quá nhiều đâu ạ)
========================================
5) Học Đọc
[[#Reading]]
Đọc tức là Từ vựng (đơn giản vậy thôi)
Vậy Tiếng Anh có cái gì hot nào:
-> Từ đơn (Vocabulary), Thành ngữ (Idiom - Cái này văn hoa, cũng ít dùng :vv), Slang (văn nói), từ vựng chuyên ngành (Technical/Special terms)
-> Chỉ có 1 thứ đặc dị gây choáng thôi đó là: CỤM TỪ - PHRASES
Cả tiếng Anh bỗng chốc thu bé lại chỉ còn là PHRASES
Phrases được tạo thành chủ yếu là: Động từ + Giới từ hoặc 1 vài từ rất cơ bản đi với nhau để tạo ra nghĩa mới.
-> Nếu không biết Phrases là đọc hiểu sai ngay lập tức . Thực sự là rất nhiều Phrase và chỉ có thể học từ từ, vì nó cấu tạo từ các từ rất cơ bản nhưng lại tạo ra nghĩa khác nên Học Thuộc Lòng không hiệu quả cho lắm
(do không có cơ chế đoán nghĩa như chữ Tượng Hình - chém chút gió nhẹ từ tiếng Trung, Nhật)
-> Nếu không biết Phrases là đọc hiểu sai ngay lập tức . Thực sự là rất nhiều Phrase và chỉ có thể học từ từ, vì nó cấu tạo từ các từ rất cơ bản nhưng lại tạo ra nghĩa khác nên Học Thuộc Lòng không hiệu quả cho lắm
(do không có cơ chế đoán nghĩa như chữ Tượng Hình - chém chút gió nhẹ từ tiếng Trung, Nhật)
Ví dụ:
- Good/ Bat/ Rock/ Suck + at + something (giới từ là at, không thể muốn là thay đổi thành in/on … được) - Interested in (bắt buộc in xuất hiện khi muốn nói Interested, không thay được) - No matter what: dù sao đi nữa … - Have nothing to do with: không liên quan đến …
Tiếng Anh là ngôn ngữ thiên về liên tưởng, cảm xúc, suy nghĩ, ... nhiều hơn là trực nghĩa đen của từ vựng đó!
-> Thì từng cái nho nhỏ như vậy, mình đều phải để tâm học cẩn thận.
-> Dùng (trong hoàn cảnh thực tế) nhiều, đọc nhiều, bản thân khi nói chịu khó sử dụng, viết cũng dùng thì mới nhớ được.
Về lượng từ vựng:
-> Tiếng Anh chia thành độ khó tương ứng với trình độ của người đọc (dù sao cũng thuận lợi hơn chữ tượng hình nhiều nên chỉ cần chăm trau dồi, bổ xung, hoàn thiện từ vựng là được)
- Sơ Cấp: -> 500 từ -> 1000 từ -> 1500 từ - Trung Cấp: -> 2000 từ -> 3000 từ -> 5000 từ - Cao Cấp: -> 10000 từ
-> Đừng sợ vì có quá nhiều từ vựng, vì mình không thể học 1 năm mà đã giỏi, học nhiều năm rồi mình tự có nhiều từ thôi!
-> Khi có đủ vốn trong tay (100 cụm, 1000 cụm) thì có thể tung hoành được chốn Đọc roài.
-> Thế nên tùy theo trình độ hiện tại mà tài liệu mình chọn để học cũng cần phù hợp, 1 tài liệu mà toàn từ mới, gặp câu nào cũng phải tra cứu thì rõ ràng không ổn, có thể bắt đầu bằng cách mẩu hội thoại phổ biến, sau đó là các đoạn văn ngắn, rồi báo kinh tế (loại này nhàn nhã nhất), tiếp là các blog, web chuyên ngành, các thể loại truyện thì không hiệu quả lắm do khá khó (truyện viết cho người bản ngữ đọc nên không thể lúc nào cũng toàn từ ngữ phố thông, đọc khá khoai sọ @@)
[cụ thể tài liệu như nào thì sẽ nói kĩ sau ^^!]
========================================
6) Học Phát âm
[[#Pronunciation]]
Về tầm quan trọng của Phát Âm chuẩn trong việc học tiếng Anh thì thui khỏi cần bàn nữa, thui coi như mấy cái này mặc định đúng và không tốn giấy mực trình bày thêm nhé
Phát âm chuẩn thì mới có thể: Nghe đúng -> Nói chuẩn -> Rồi sau này là Nói hay ^^!
3 level trong việc Phát âm:
- Level 1: Kĩ thuật phát âm
-> Phát âm tương đối chuẩn từng từ đơn (single word)
-> Phát âm tương đối chuẩn từng từ đơn (single word)
- Level 2: Đọc
-> Nhìn vào từ, cụm từ, câu văn thì có thể đọc tương đối chuẩn về ngữ âm và âm điệu (sentence)
-> Nhìn vào từ, cụm từ, câu văn thì có thể đọc tương đối chuẩn về ngữ âm và âm điệu (sentence)
- Level 3: Phản xạ = Nói
-> Phát âm tương đối ổn trong cả 1 đoạn văn (khi giao tiếp - communication)
-> Phát âm tương đối ổn trong cả 1 đoạn văn (khi giao tiếp - communication)
Lưu ý:
- Phát âm chuẩn không phải là tất cả, tức là bạn tạm chuẩn 70% là được rùi, rồi thời gian học tập tiếp tục mình tiếp tục hoàn thiện dần lên, quan trọng là nói mà người bản ngữ hiểu được 1 cách dễ dàng và tự nhiên (tức là phải tương đối chuẩn rồi ^^!)
- Học phát âm chỉ là sự mở đầu -> Sau đó còn phải học chuẩn phiên âm của từng từ vựng, hình thành thói quen tra cứu phiên âm khi gặp bất kì từ mới nào.
- Thường xuyên trau dồi phát âm thông qua việc Nói.
... (còn nhiều nữa, tạm vậy)
========================================
7) Học Nghe
[[#Listening]]
- Thường thì học Nghe bao giờ cũng nhàn nhã, dễ nhất, nhưng thường học sinh Việt Nam cũng lười học Nghe nhất, do đoạn đầu học không đúng cách dẫn đến lệch, nghe không hiểu tý nào thì rất dễ bỏ cuộc ngay (đọc còn được đọc lại và tra từ mới, còn nghe thì hơi khó, nghe đã không hiểu thì lại càng nản không thể nghe tiếp được nữa)
- Bản chất của việc Ngôn ngữ tự nhiên (như cách 1 em bé bản ngữ tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ) sẽ là: Nghe - Nói - Đọc - Viết, nhưng 1 người lớn học ngoại ngữ thì gần như là không thể tiếp cận theo cách đó được.
- Học Nghe cần kĩ năng thẩm âm chuẩn (tức là có học bài bản về Phát âm)
Tiếng Anh là ngôn ngữ dựa trên các âm tiết, nên không nghe được âm là xong phim luôn, vì tốc độ nói của người bản ngữ bao giờ cũng khá nhanh so với những người mới học.
- Không có đường tắt trong việc Nghe
Do tai mình cần phải quen thuộc với các âm, các từ của 1 ngôn ngữ mới!
-> Trung bình bạn cần đầu tư 200-300 giờ nghe thì mới tạm ổn cho level đầu tiên của Giao tiếp (và tầm 800-1000 giờ thì mới có tự tin để chiến các loại accent khắp nơi trên thế giới)
-> Trung bình bạn cần đầu tư 200-300 giờ nghe thì mới tạm ổn cho level đầu tiên của Giao tiếp (và tầm 800-1000 giờ thì mới có tự tin để chiến các loại accent khắp nơi trên thế giới)
- Phải Nghe cái mình thích để trình Nghe nó được tăng dần lên 1 cách tự nhiên và không bị nhàm chán!
- Quy trình nghe các bài học thuần túy (File audio + script):
a) Nghe lần 1 không script
b) Nghe lại
c) Nghe có script (tìm ra những chỗ mình nghe sai, từ mới)
d) Nghe lại lần cuối không script (có thể Nghe-Chép chính tả)
b) Nghe lại
c) Nghe có script (tìm ra những chỗ mình nghe sai, từ mới)
d) Nghe lại lần cuối không script (có thể Nghe-Chép chính tả)
Quy trình này nó quá đúng nhưng nó rất dễ NẢN LÒNG nhiều người học , haizz, chả biết sao, mình ham chơi nhắm ^^!
- Hãy giữ niềm tin rằng: Nghe đủ lượng là trình nghe đại tiến, nghe những cái trước đây mà mình bó tay rất nhẹ nhàng và đơn giản, nên sau 1 tháng nghe không lên cũng đừng vội, tháng sau sẽ khác, cứ giữ niềm tin như vậy - Tháng sau sẽ khác!!!
- Không nên nghe theo mẹo, bắt âm, bắt từ, vì cuối cùng chả đi đến đâu cả
-> Hãy nghe ngoại ngữ như cách bạn nghe tiếng mẹ đẻ!!!
-> Nghe full từ, nghe cái hiểu ngay, nghe cái biết là đang nói về cái gì ^^!
-> Nghe full từ, nghe cái hiểu ngay, nghe cái biết là đang nói về cái gì ^^!
- Tài liệu nghe thì chủ yếu là Phim/ Nhạc để mềm tai, sau đó đến các Video kiến thức hay (học 1 được 2 luôn, có cả kĩ năng Nghe, lại có từ vựng tiếng Anh và kiến thức luôn -> thích thì có thể "cày" video Thời Sự)
Cảm tưởng như tầm 25 tuổi trở lên mà cứ nghe mấy cái cơ bản: Đi hỏi về chào, ăn cơm ngủ chưa, hôm nay làm gì, kế hoạch đi chơi … thì chỉ sớm bỏ cuộc thoai
[cụ thể tài liệu như nào thì sẽ nói kĩ sau]
Lưu ý:
- Một số người cho rằng không nên học tiếng Anh qua Âm Nhạc, vì ngôn ngữ không formal, thi vị, không chuẩn, âm điệu cũng khác, ...
-> Có vẻ đúng, nhưng thực tế qua các lớp học thì Âm Nhạc lại tạo ra sự hiệu quả lớn nhất, bởi Âm nhạc chạm đến trái tim của con người
-> Người học thấy vui, tích cực, thoải mái, nghe đi nghe lại mà không chán, nên nhớ Âm nhạc là để giải trí, là phụ, chứ không phải chỉ nghe nhạc là giỏi tiếng Anh, chỉ là 1 phần nhỏ trong bức tranh lớn thôi!
-> Có vẻ đúng, nhưng thực tế qua các lớp học thì Âm Nhạc lại tạo ra sự hiệu quả lớn nhất, bởi Âm nhạc chạm đến trái tim của con người
-> Người học thấy vui, tích cực, thoải mái, nghe đi nghe lại mà không chán, nên nhớ Âm nhạc là để giải trí, là phụ, chứ không phải chỉ nghe nhạc là giỏi tiếng Anh, chỉ là 1 phần nhỏ trong bức tranh lớn thôi!
- Mục đích chủ yếu là để "mềm tai - nghe thụ động" chứ không phải nghe xong để Hát Hay như Ca Sĩ :))
-> Rồi đến 1 ngày du dương nhẩm theo điệu nhạc vì mình nghe và tự nhiên hiểu lời bài hát -> Đại công cáo thành ^^!
- Nếu biết cách học thì có thể dịch lời bài hát để nâng cao kĩ năng dịch, học tiếng Anh qua lời nhạc, cũng khá thú zị ^^!
-> Rồi đến 1 ngày du dương nhẩm theo điệu nhạc vì mình nghe và tự nhiên hiểu lời bài hát -> Đại công cáo thành ^^!
- Nếu biết cách học thì có thể dịch lời bài hát để nâng cao kĩ năng dịch, học tiếng Anh qua lời nhạc, cũng khá thú zị ^^!
========================================
8) Học Nói
[[#Speaking]]
Hòn đá tảng quan trọng nhất của việc Nói là: Phát Âm chuẩn
- Kĩ năng Nói thể hiện trình độ, khả năng tư duy của 1 con người
Mình tin rằng khi tiếp xúc đủ nhiều với 1 người thông qua các họ nói chuyện (không phải dấu mình sau màn hình để làm anh hùng bàn phím) thì gần như có thể khái quát bản chất về họ, họ là ai, họ là người như thế nào, họ hợp hay không hợp với mình, ...
- Ngoại ngữ nói chung thì những người xung quanh sẽ đánh giá bạn qua khả năng bạn Nói (1 đám bạn đi café, đi chơi, không ai lại đi khen thằng kia viết tốt, hay nghe tốt, đọc tốt cả, mà phải là khi Nói, cái trình độ, quan điểm được thể hiện ra, và được mọi người lắng nghe chăm chú, hấp dẫn, …)
-> Tức là kĩ năng Nói phản ánh khả năng hòa nhập của bạn vào thế giới của người bản xứ!
- "Sử dụng Tây" ở 1 mức độ nào đó (tháng 1 lần chẳng hạn) dùng nhiều không có tác dụng, không hiểu sao khi học sơ cấp thì mình cảm thấy người bản ngữ không có tác dụng lắm, tức là chả học được gì, toàn ngồi nghe, mà nghe cũng không hiểu tý nào ^^! khá phí công vô ích ^^!
Tips:
- Chịu khó viết Nhật kí vì Nhật kí là 1 dạng văn nói :vv
- Xem phim Sitcom để biết cách dùng ngôn ngữ trong đời sống giao tiếp hàng ngày, xem rồi lẩm nhẩm những đoạn mình thích
Ví dụ:
- I am done being sucked in middle of thing (không muốn dính vào những thứ lằng nhằng nữa) - Oh oh, never saw that coming (đang chê là con này nguy hiểm, bọn này không đề phòng nên bị hố)
…
- Khi level còn chưa đủ cao thì rất nên luyện tập thói quen thuyết trình, nếu có nhóm cùng học thì tuyệt nhất, không thì phải tự nói 1 mình hoặc đợi cơ hội … (ban đầu các chủ đề đơn giản: Một ngày của tôi, Sở thích của tôi, Cách để sống tích cực, Thói quen sống lành mạnh, Phương pháp học tiếng Anh, Kế hoạch làm việc, học tập đều có thể trở thành chủ đề thuyết trình, … sau đấy có thể phức tạp hơn là: Sự khác biệt giữa Văn hóa Mỹ và Việt Nam, Cách nghĩ của tôi về các vấn đề ABC, …)
-> Tức là 1 bài nói hoàn chỉnh, đủ dài, có đầu có cuối ^^! Chúc thành công ^^!
- Nên đi café, do café là 1 không gian vô cùng phù hợp để "lắm mồm", cảm hứng để nói chuyện chứ không bị interupt/distract như các môi trường khác, và nếu café thì lại rất cần 1 người level cao hơn để dẫn dắt, tạo cảm hứng nói chuyện, và sữa 1 vài lỗi sai
Không nên tập trung quá nhiều vào phần sửa lỗi, mình khá dị ứng với phần này, nói 1 câu sửa 3 lần, mất hết cả cảm hứng, vì việc mình đọc đúng, làm bài tập đúng, nhưng đến khi ngôn ngữ thoát ra từ miệng thì lại là cả 1 câu chuyện khác, nói sai những cái rất ngu nghê là chuyện thường ngày ở huyện, tuyệt đối chỉ được sửa, không được chê trách, xỉa xói, mỉa mai, ...
- Nói mọi thứ bạn có thể nói tại bất kì lúc nào (phù hợp với những người hướng ngoại lắm mồm hơn ^^!)
-> Mãi về sau mình mới phát hiện ra chỉ có bản thân mình là phù hợp nhất, "nó" nghe mình tâm sự tại bất kì lúc nào, bất kì chủ đề gì ^^!
I would love to talk with myself so very much ^^!
========================================
9) Học Viết
[[#Writing]]
… (có rất nhiều thứ để nói, nhưng tạm chưa nói ^^!)
========================================
10) TẠM KẾT
#1: Quan trọng nhất là tìm ra Phương pháp phù hợp nhất với mình để có thể kiên trì đường dài
Tips: Nên có 1 người giỏi để chỉ điểm và giải đáp các thắc mắc, hoặc có 1 giáo viên tốt để giúp việc học được dễ dàng, việc học ngoại ngữ nên là 1 chuyến đi thú vị, nhiều hứng khởi và niềm vui, thay vì sự cưỡng ép học tập
#2: Không có đường tắt trong việc học Ngoại ngữ
Lúc mà mình thấy khó quá, muốn bỏ cuộc quá, chính là phản ứng của cơ thể trước các thách thức, cũng là dấu hiệu của việc sắp đột phá, sắp thành công đến nơi rồi, sự khác biệt duy nhất giữa người thành công và chưa thành công chính là tại những thời điểm "nhạy cảm" như vậy, "Chỉ thêm 1 chút cố gắng nữa thôi" đã tạo ra sự khác biệt và thay đổi tất cả ^^!
PS: Hãy luôn nhớ rằng "bỏ cuộc bây giờ" chẳng giải quyết chuyện gì cả, sau này vẫn phải làm lại, vậy đừng bỏ cuộc!!!
#3: Tinh thần tự chịu trách nhiệm
-> Mình không giỏi là do mình, thời buổi internet, người giỏi tiếng Anh nhiều nhan nhản, không có lí do nào mà mình lại không học được cả!
-> Việc tự chịu trách nhiệm, nhận lỗi về mình sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề
-> Mình không giỏi là do mình, thời buổi internet, người giỏi tiếng Anh nhiều nhan nhản, không có lí do nào mà mình lại không học được cả!
-> Việc tự chịu trách nhiệm, nhận lỗi về mình sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề
(Mình chọn 1 ông thầy để học thì sẽ cố gắng khai thác từ ông thầy đó nhiều nhất có thể (câu hỏi và những nghi vấn đề từ quá trình tự học ở nhà) vì học phí cũng không thể lấy lại, chọn mặt kĩ trước khi gửi vàng, còn nếu học không hiệu quả thì sẽ tìm ông thầy khác hoặc tự học, chê trách cũng chả để làm gì, hãy là người tiêu dùng thông thái, nghĩ kĩ trước khi xuất tiền, xuất tiền rồi thì tự chịu trách nhiệm!!! Nên nhớ trên đời này chỉ có duy nhất 1 người có lỗi thôi - đó là mình (mình chọn sai ông thầy, chọn sai người để cộng tác, rút kinh nghiệm cho các lần sau, …)
#4: Khi đã chọn học nghiêm túc 1 ngoại ngữ thì tương ứng phải dành/ đầu tư 1 lượng time đủ lớn cho nó (sẽ ít được đi chơi, cảm thấy chán, tốn time, tốn tiền, …) nhưng buộc phải vậy!!!
-> Suy cho cùng việc chiều chuộng bản thân quá thì không bao giờ là tốt cả, những deadline, ép buộc, cưỡng ép, quyết tâm học tập luôn luôn cần để hoàn thành các mục tiêu được đặt ra -> đạt được có thể tự thưởng cho bản thân, còn không đạt được nên tìm cách tự phạt mình ^^!
KẾT LUẬN:
Như vậy việc bạn cần làm là đọc và trả lời các câu hỏi của 10 phần trên, tìm ra "phiên bản" phù hợp nhất với mình, và đừng quên bắt tay vào làm ngay và luôn, hết thời gian để "nghĩ" rồi ạ ^^!
Bài dài quá ạ, mình rất cám ơn các bạn đã đọc đến đây và chúc các bạn học tốt nha ^^! Yêu nhiều ^^!
.
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất