ủa là sao? hông hiểu...
mấy cái show thời nay làm mình confuse thiệt sự á mọi người

What's the point of this? Nguồn ảnh: Thumbnail clip của MCVMedia
Theo BBC UK, “Media Representation” (tạm dịch: sự đại diện trên truyền thông) là cách truyền thông trình bày về giới tính/ độ tuổi/ quốc tịch/ vùng miền/ vấn đề xã hội cụ thể.
Truyền thông có thể định hình kiến thức và sự hiểu của khán giả (shape an audience’s knowledge and understanding) về những chủ đề và đối tượng này.
Một trường hợp Media Representation tốt là Kodi Lee, một người Mỹ gốc Á, mắc chứng tự kỉ và bị mù đã chiến thắng mùa 14 America’s Got Talent (2019).

Vòng audition của Kodi tạo tiếng vang rất lớn trên mạng xã hội. Nguồn ảnh: CinemaBlend
Chiến thắng của Kodi là nguồn cảm hứng có tác động mạnh mẽ đến khán giả. Những người cùng cộng đồng với anh (người khuyết tật, người mắc chứng tự kỉ, người Mỹ gốc Á,…) cảm thấy đồng cảm (relate) và được đại diện (represent), còn khán giả đại chúng biết đến và có thiện cảm hơn đến những người giống như Lee.
Tuy nhiên, câu chuyện Media Representation không chỉ có thế.
Ngoài trường hợp như Kodi Lee là đại diện (representation) tốt, còn có đại diện xấu. Và các đại diện (bị tô) xấu này khi liên tục xuất hiện trên truyền thông có thể khiến khán giả có cái nhìn sai lệch, thậm chí trở nên cực đoan.
Như hình ảnh người Arab trên phim ảnh quốc tế, họ thường là nhân vật làm giàu từ dầu khí, thèm khát quyền lãnh đạo và có khả năng cao, là khủng bố. Điển hình như chuỗi phim The Mummies, Taken hay bom tấn G.I Joe.
Sự lặp lại liên tục của Media Representation xấu này nhiều và nổi tiếng đến mức nó bóp méo nhận thức xã hội. Chỉ cần mặc đồ Trung Đông, cầm theo túi xách và giả vờ quăng nó vào ai đó, người ta lập tức nghĩ bạn là khủng bố vừa quăng bom tự sát và sẽ bỏ chạy thục mạng.
MEDIA REPRESENTATION VỀ LGBT+ Ở VIỆT NAM
Nhìn vào Media Representation ở Việt Nam và nhóm cộng đồng thiểu số được quan tâm nhiều nhất gần đây: LGBT+, phổ biến nhất không phải qua phim ảnh mà là show truyền hình. Nổi bật có:
Format: Talk-show khách mời trò chuyện cùng MC hàng tuần
Media Representation: Xấu

Cách chọn keyword để quảng bá show khá tranh cãi. Nguồn ảnh: Zing News
Tốt: Khai phá được tâm lý của LGBT+ ở mức độ vừa phải. Tệp đối tượng khách mời đa dạng giới (Gay, Les, Trans, Bi,…)
Xấu: Nội dung tập trung nhiều vào các yếu tố gây shock như tình tay ba, cắm sừng tận mắt, bao nuôi,.. làm nội dung show kém đa dạng, thông điệp nhập nhòe, khó truyền cảm hứng cho người xem. Làm người ngoài cộng đồng có cái nhìn không thực tế về LGBT+.
Format: Dating-show, sau các vòng loại nữ chính chọn ra nam chính có thể là người độc thân, đã có chủ hoặc đồng tính.
Media Representation: N/A

Tốt: Bình thường hóa yếu tố đồng tính. Đưa khái niệm LGBT+ đến đại đa số khán giả dị tính một cách nhẹ nhàng, vui vẻ.
Xấu: Representation chỉ tập trung vào G trong tệp LGBT+, và khai phá nội tâm nhân vật không đủ sâu. Vẫn còn tranh cãi do nhân vật đồng tính được xem là một “lựa chọn sai”, chỉ phục vụ đơn thuần cho nhu cầu giải trí. Điều này có thể hiểu được do đây là show hẹn hò giải trí đơn thuần dành cho đối tượng dị tính.
(*Chỉ đề cập các tập có yếu tố LGBT+)
Format: Hai đối tượng giấu mặt tìm hiểu nhau qua các câu hỏi và tình huống của chương trình. Sau cùng đi đến hoặc từ chối hẹn hò.
Media Representation: Tốt

Tốt: Có Media Representation của đa dạng các nhóm trong LGBT+ (Gay, Lesbian, Bisexual, Pansexual,…). Khai phá và khắc họa nhân vật đủ sâu. Có yếu tố giáo dục thông qua chia sẻ từ chuyên gia, cân bằng với yếu tố giải trí.
Tuy tần suất chiếu còn thưa, chương trình làm rất tốt phần của mình.
MỤC TIÊU CHUNG CỦA MEDIA REPRESENTATION
… nên là bình đẳng và bình thường hóa sự đa dạng của các nhóm cộng đồng.
Media Representation làm tốt việc của mình khi các cá nhân thuộc các cộng đồng khác nhau HIỂU nhau. Để từ đó tôn trọng, chung sống hòa bình và giúp đỡ nhau tịnh tiến.

Câu nói nổi tiếng của Nữ Hoàng Truyền Thông Katie Couric về vấn đề dẫn dắt media
Truyền thông có thể duy trì hiện trạng hay đánh thức và thay đổi suy nghĩ của mọi người. Điều này phụ thuộc nhiều vào người đang lèo lái hướng đi của nó. Vậy hướng đi của LGBT+ Media Representation là gì?
Các show truyền hình, phim ảnh tại Việt Nam đã làm tốt việc giới thiệu cộng đồng LGBT+ đến mọi người vào những năm 2018. Sau 3 năm, nhiều chương trình đã không còn hot, hoặc thoái trào.
Liệu đây có phải là tín hiệu công chúng đã bắt đầu cần Media Representation về LGBT+ nhiều hơn chỉ là giới thiệu?
--- --- --
Side note:
Nhấn mạnh tầm quan trọng và đa dạng của Media, mình cố gắng đưa nhiều medium nhất vào bài viết, bao gồm phim ảnh, series đến các dạng reality show.
Tuy nhiên mình cảm thấy vẫn còn hạn chế do bản thân không phải là người xem show nhiều. Nếu bạn có ví dụ nào muốn bổ sung, I’d glad to hear nhen, cảm ơn và mong bạn giữ sức khỏe chúng ta cùng vượt qua mùa dịch này.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

James Tên Liên Thiên
Mình không hay xem game show Việt (thậm chí là không xem bao giờ). Nhưng đôi lúc cũng bắt gặp ở nhà bà hoặc nhà mọi người, mình cũng ngồi lại xem thử xem nó thế nào và sự thật thì mình không cảm thấy nó có gì thú vị. Các người chơi (đại đa số là diễn viên, ca sĩ) thường bị MC hoặc bạn chơi tiết lộ về thông tin cá nhân của mình thói xấu, mối quan hệ, nhất là chuyện tình cảm, đôi khi họ đưa thêm vào những quan điểm rất đối lập với đại đa số, không thì sử dụng nhưng câu châm ngôn, thả thính khiến nhiều người ồ lên đồng ý. Người yêu mình học truyền thông và cũng được tiếp xúc với ít nhiều diễn viên, bạn ấy kể cho mình biết rằng mọi thứ đều được lên kế hoạch một cách cụ thể. Thậm chí cảm xúc tức giận, phẫn nộ, tranh luận máu lửa cũng được viết vào rất chi tiết và cẩn thận, mục đích vẫn là tạo ra điểm nhấn hay Drama để thu hút người xem. Còn về phần viết content cũng vậy, họ cố tình tạo ra những dòng chữ kích thích trí tò mò của càng nhiều người càng tốt. Vì mình k phải người xem quá nhiều game show nên mình k rõ liệu nó có thật sự mang lại giá trị gì khác ngoài giải trí đơn thuần không. Còn về Cộng đồng LGBT mình thấy đại đa số mọi người chỉ chăm chăm vào câu chuyện sinh lý, cơ thể và chuyện tình cảm của họ mà quên rằng đến chính những người không thuộc cộng đồng LGBT như chính chúng ta đây còn không hiểu rõ bản thân, tình cảm, cảm xúc của chính mình huống chi là cá nhân họ. Mình nghĩ thay vì đi sâu vào câu chuyện trên, thì chúng ta nên tìm hiểu về công việc, góc nhìn, quan điểm của họ để xem họ nhìn nhận sự vật hiện tượng thế nào.
Xin lỗi vì nếu mình cmt k quá liên quan đến ý chính của bài bạn nhé, mình hiểu ý nghĩa truyền tải bài viết của bạn rồi. Cảm ơn bạn rất nhiều vì bài viết.
- Báo cáo

the queer pen
Đâu có, mình thấy comment liên quan nhiều đến ý chính mà :)
MỤC TIÊU sẽ quyết định nội dung.
Như James nói, người ta kịch bản hóa cảm xúc và tranh cãi trong show, và dùng các keyword "kích thích" để giật tít câu views, vì mục tiêu của họ là lượt xem, tương tác. Giáo dục, nâng cao dân trí không phải là ưu tiên đối với các show này.
Và show giải trí hay show giáo dục đều có mặt tốt và xấu. Nên tùy khía cạnh nào của câu chuyện, nếu là khía cạnh Media Representation thì hình ảnh LGBT+ trên truyền thông làm mình thấy khó hiểu giống như bạn. Mình không có cảm giác được đồng cảm, được đại diện hay chí ít, được THẤU HIỂU khi xem phần lớn các LGBT+ show.
Khi họ không còn chăm chăm phục vụ lượt xem, tương tác mà thay đổi nội dung show cho một mục tiêu lớn hơn, chúng ta sẽ được thấy một chương mới của LGBT+ show, hi vọng vậy.
- Báo cáo

James Tên Liên Thiên
Mình cũng mong sẽ được hiểu cộng đồng LGBT hơn, mình không ghét nhưng cũng không hẳn là thích (chắc chắn là do mình chưa hiểu rõ họ). Nhưng đối với một quốc gia khá thoải mái về tư tưởng như Việt Nam hiện nay mình cũng hi vọng như cậu. THẤU HIỂU thì vẫn tốt hơn!
- Báo cáo