Không có cái nhìn sâu sắc nào xảy ra khi cái chết cận kề.
Người ta nhân dạng hóa cái chết như một con người hoặc ít nhất là có hình dạng giống như con người, ví như thần chết, thiên thần, đầu trâu, mặt ngựa,...Rồi chính từ đó người ta lại sợ hãi cái chết khi thấy có bất kì "dấu hiệu" nào đó cho sự xuất hiện của cái nhân dạng kia.
Cái chết mang đến nhiều suy tư cho loài người. Người thì bâng khoăn liệu họ có đang thực sự sống, người thì lo lắng cho kiếp sống tiếp theo sau cái chết, người thì lại muốn một cái chết sao cho đáng,...Có lẽ chính sự "bí ẩn" của cái chết đã mang lại cho loài người thứ ánh sáng mang tên "triết học" hay "tôn giáo" nào đó. Vì suy cho cùng cái chết đã giới hạn chính thời gian tồn tại sự sống và từ đó mà loài động vật bậc cao nào đó luôn phải xoay xở sao cho mang lại tối đa sự tiện nghi hoặc làm cho đồng loại nghĩ rằng chính họ thật mới đáng sống. Đến khi cái chết cận kề, một vài hạng người nào đó vẫn mong muốn sắp xếp lại những ý định nào đó cho người khác làm hộ mà họ "không đủ" thời gian để hoàn thành rồi đợi một lời hứa một lời thề xong mới yên lòng mà ra đi. Hợm hĩnh vậy đấy là cùng.
Vậy cái chết có gì phải lưu tâm khi không thể tránh khỏi nó? Con người liệu mấy cái ai biết được chính xác thời điểm họ chết mà nếu biết được thì họ sẽ làm gì?
Ai cũng đều biết cái chết không được định sẵn thời gian. Có thể một vụ tai nạn nhỏ cũng đủ để chết hay một cục máu đông...
Người ta buồn bã khi không có gì để lại cho "hậu thế". Họ tìm kiếm nó rồi chết đi. Thậm chí, còn chẳng thể làm gì trong suốt thời gian tồn tại trước đó ngoài mấy việc mà bị cho là "nhảm nhí". Lại càng không thể sống thác loạn, đàn đúm, bừa bãi vì chẳng "ai" cho phép điều đó xảy ra cả.
"Bạn chỉ thực sự chết đi khi không còn ai nhớ đến bạn" . Thật không? Nếu có một thế giới bên kia thì đó là cuộc sống thứ hai của họ à? Vậy họ đã chết lần nào chưa khi cái chết thực sự của họ phụ thuộc vào sự "nhớ nhung" của người khác. Người khác nhớ về một người chết khi nhớ về một phát minh, một thành tựu, hành động hoặc "cái tính cách tốt đẹp" của người đó chứ không phải là người đó vì suy cho cùng cũng chỉ là một cục thịt biết tư duy.
Vậy nên: "chết là hết. Đừng nói nhiều"
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất