Mẩu tin này có thể làm bạn ngạc nhiên. Đây là kết luận từ cuộc khảo sát Wall Street Jounal gần đây của hơn 2000 nhà tuyển dụng "Giao tiếp giữa cá nhân với nhau và những kỹ năng được gọi là dễ khác là điều mà nhà tuyển dụng ao ước nhất nhưng hiếm khi tìm thấy trong các chương trình MBA".

Bạn đã có những kỹ năng ấy chưa? Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đối nhân xử thế là điều nhà tuyển dụng tìm kiếm hơn bất cứ thứ gì khác để lấp vào chỗ trống quản lý. Chắc chắn một điều là nhà tuyển dụng cũng tìm những kỹ năng "khó". Họ muốn bạn biết được chiến lược và kinh tế học, phân tích tính hình tài chính ra sao, làm thế nào để kiểm tra dữ liệu thống kê và những việc tương tự. Tuy nhiên hiện nay những kỹ năng "dễ" đang đứng đầu. Có lẽ mọi kỹ năng nên đi cùng nhau.

Bạn có muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi không? Có muốn thành công trong sự nghiệp không? Lời khuyên là: kỹ năng giữa cá nhân với cá nhân của bạn là cực kỳ quan trọng. Kỹ năng này có thể lập ra hay phá vỡ khả năng hoàn thành công việc của bạn tại nơi làm việc, ở nhà, trong nhà thờ, hàng xóm xung quanh và ở mọi nơi.

Dưới đây không phải là một danh sách đầy đủ-tất nhiên bạn có thể thêm vào-nhưng hy vọng đó là danh sách những lời khuyên hữu ích để bạn có thể hoàn thiện kỹ năng đối nhân xử thế của mình.

1. Đừng phàn nàn

Người ta nói (mà chính xác là như vậy) rằng chúng ta không nên lo lắng về những lời phàn nàn. 80% người ta sẽ không quan tâm và 20% còn lại nghĩ bạn xứng đáng với những gì bạn đạt được! Nhưng nếu bạn thích kinh thánh hơn những lời châm biếm (đúng, tôi biết đó không phải là lời nói mà là một bài thơ có vần có điệu nhịp nhàng), hãy xem xét lời khuyên của Apostle Paul đối với người Philippin: "Hãy làm mọi thứ mà không than vãn hay tranh cãi".
Điều đó không đưa bạn đi xa đâu vì mọi người có khuynh hướng phản ứng tiêu cực đối với những lời nói cay độc.Thay vì như vậy, hãy đưa ra giải pháp ngầm khi bạn nhận ra vấn đề, hoặc là không nói gì cả.

2. Cười thật nhiều

Hãy xem khuôn mặt bạn qua gương. Khuôn mặt bạn thường thể hiện câu trả lời "có" hay "không"? Cách thể hiện của bạn có nói với cả thế giới rằng hãy để bạn yên hay bạn là người thân thiện và dễ gần không? Sau tất cả, kết quả tinh thần là niềm vui sướng.
Hãy thử điều này, trước hết là cho hôm nay. Tôi nói nghiêm túc đấy-trải nghiệm điều này đi. Hãy tự làm cho mình cười ngay cả khi bạn không thích. Hãy cười suốt ngày và sau đó xem phản ứng của mọi người đối với bạn như thế nào, bạn sẽ thấy bất ngờ thú vị đấy (và họ cũng có thể cảm thấy như vậy!).

3. Hãy lắng nghe thật sự và chân tình

Khi còn đi học, ông tôi thường nói với tôi (bằng chất giọng Ý): "Con lắng nghe nhưng không chú ý!". Ông luôn đúng. Tôi có thể lặp lại như vẹt những gì nghe được, nhưng tôi không thực sự tiếp thu nó hay ít nhiều tuân thủ nó.

Nỗ lực thật sự lắng nghe những điều người khác nói. Tập trung vào điều bạn muốn trả lời hơn là để đầu óc nghĩ về điều gì đó thú. Sau đó, nếu có sự bất dồng ý kiến hay hiểu lầm thì hãy giải thích điều đó với người đang trò chuyện cùng bạn. Hãy kiên nhẫn và tóm tắt ngắn gọn ý kiến, quan điểm hay những lời nói không mạch lạc của anh ta để làm lời mở đầu cho câu trả lời của bạn. Người đó sẽ hiểu bạn đang lắng nghe anh ta. Khi ấy anh ta cũng sẽ lắng nghe bạn hơn.

Bạn luôn nhớ: "What you give is what you get" (bạn sẽ nhận được những gì mà bạn cho đi). Cuộc trò chuyện sẽ tốt hơn và đảm bảo nếu cả bạn và người đối diện đều cùng nhau lắng nghe. Mối quan hệ cũng sẽ tốt như vậy, và bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng bị thu hút xung quanh bằng tai vì bạn nghe nhưng không chú ý.

4. Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng

Thiếu quả quyết và tôn trọng có thể đang ảnh hưởng đến những cân đối trong xã hội vị kỷ của chúng ta. Ở nhà, tại nơi làm việc và ở mọi nơi, người ta có vẻ đang thích nghe nói họ quan trọng và xứng đáng. Vì vậy hãy làm cho họ vui. Hãy để họ biết bạn nghĩ rằng họ đang chịu khó làm việc thật sự, họ đang làm một việc vĩ đại-họ đang đóng góp, họ là ai và những gì họ làm có giá trị thật sự. Hãy thử điều này với người thân trong gia đình, nhân viên, bạn bè của bạn hay bất cứ ai. Hãy là người khuyến khích và quả quyết.

5. Thể hiện lòng biết ơn của bạn

"Lòng biết ơn là anh em với sự quả quyết". Khi ai đó nỗ lực có lợi cho bạn-ngay cả khi đó là điều bạn không mong họ làm-hãy để họ biết rằng bạn đánh giá cao việc họ làm. Hãy tập thói quen thể hiện lòng biết ơn. Mọi người cảm thấy có quyền làm vậy hay không nhưng khi bạn không thể hiện sự biết ơn thì bạn sẽ nhận được sự bực bội và không vừa lòng của họ mà thôi. Ngược lại, khi bạn thể hiện lòng biết ơn, ngay tức thì bạn có thể làm họ vui cả ngày.

Vì vậy hãy cảm ơn người bạn cùng phòng về việc họ đổ rác hay rửa chén hộ bạn, chứ không chỉ vì những điều đặc biệt. Cảm ơn nhân viên vì những nỗ lực của họ, ngay cả khi nỗ lực đó không mang lại kết quả. Cảm ơn người đưa thư đáng tin cậy. Lúc ấy, hãy xem khuôn mặt họ rạng rỡ. Bạn sẽ chẳng mất gì khi cho lòng biết ơn nhưng bạn sẽ nhận được rất nhiều đấy.

6. Hãy nói về sở thích của họ

Thông thường mọi người ai cũng thích nói chuyện về bản thân mình, đó có thể là sự thể hiện "cái tôi" hay đơn giản là thoả mãn nhu cầu "được giải bầu tâm sự". Nhưng hãy thử một lần đừng nói về mình nữa mà thay vào đó là nói về những người xung quanh. Người này có thể là một chị đồng nghiệp lớn tuổi và khó tính. Hãy hỏi thăm công việc và con cái của chị ấy.
Khi thấy ai đó đang mặc chiếc áo sơmi có hình Star Trek. Hãy bàn về Star Trek. Nếu chị ấy hưởng ứng thì có phải là bạn đã tạo được một sự thân thiện trong câu chuyện của bạn đó sao? Người ta thích nói về sở thích của mình vì vậy hãy cho họ cơ hội để làm điều đó. Tuy nhiên, nếu không nhận được sự hưởng ứng từ phía chị đồng nghiệp khó tính ấy thì tốt nhất, bạn nên "tiết kiệm" lời. Hãy chọn một thời điểm khác để "tiếp chuyện". Đối với họ, không phải ai cũng dễ dàng trò chuyện.

7. Hãy ghi nhớ từng cái tên

Một vài người có khả năng nhớ tên đến kì lạ. Còn chúng ta tìm những cách sáng tạo để dấu đi sự thật là chúng ta đã quên họ. "Chào bạn… Ồ, xin chào anh bạn thân. Chào mừng bạn đến đây… Được gặp lại mọi người thật tuyệt!". Người ta nói rằng cái tên là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe, vì vậy hãy làm mọi điều để tên họ nghe ngọt ngào. Thật khó chịu khi ai đó gọi tên mình sai và sẽ bực mình nếu giữa chốn đông người, mình được nhắc đến với cái tên cúng cơm chẳng lấy gì làm … hay ho.

8. Hy sinh vì họ

Những lời nói tốt đẹp có sức mạnh rất lớn nhưng người ta sẽ đánh giá bạn cao dựa vào những gì mà bạn đã hi sinh vì họ. Đó có thể là sự hi sinh thời gian, công sức hay một chút ít tiền bạc. Hãy tập thói quen nhận diện và đáp ứng nhu cầu của người khác. Hãy tốt bụng. Đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bạn. Hãy để chị đồng nghiệp khó tính bận rộn gửi con ở nhà bạn một buổi chiều và nói rằng bạn sẽ chịu trách nhiệm gửi con lại cho chị ấy. Và khi bạn đến nhà họ, nhớ mang bánh hoặc trái cây cho bữa tối của họ nhé. Khi người mẹ ấy nói lời cảm ơn vì bạn đã đi đường xa đến thăm họ, bạn chỉ cần nói: "Ah, Sẵn đường nên em mua một ít trái cây thôi mà!". Chị ấy sẽ vui vẻ và cảm động lắm.

Chẳng điều gì giúp bạn có được những người bạn thật sự hơn sự hy sinh. Và nếu bạn là người theo phái Phúc Âm giáo, bạn chẳng có quyền gì đòi hỏi người khác lắng nghe những điều quan trọng như niềm tin của bạn.

9. Dùng những câu bông đùa tự làm giảm giá trị

Đừng ngại tự chọc quê mình. Trong một thế giới mọi người luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bông đùa tự làm giảm giá trị của bạn có thể ngay tức thì khiến bạn trở nên thu hút. Hãy tiếp tục làm như vậy. Hãy chế nhạo những khuyết điểm của bạn. Làm giảm giá trị của bạn. Nghịch lý là điều đó có thể nâng bạn lên trong mắt người khác.

10. Tập trung vào những điểm tương đồng của bạn

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng: chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Nếu bạn cũng ở đó, chịu đựng nỗi đau của họ, nếu bạn nhìn, nói chuyện và ăn mặc như họ, có thể họ sẽ thích bạn hơn. Họ sẽ lắng nghe bạn nhiều hơn. Họ sẽ tin cậy bạn hơn.

Vì vậy hãy tập trung vào điểm tương đồng bạn có. Ngay cả khi bạn có một chút gì đó giống bạn đồng nghiệp, hãy tập trung 100% câu chuyện của bạn vào điểm tương đồng đó nếu có thể.

11. Tạo " Sự thư giãn thân mật "

Điều này không đơn thuần liên quan đến việc mời khách ngồi vào ghế bành hay mời họ 1 ly trà nóng mà nó liên quan nhiều đến việc tạo ra một không gian mà mọi người được nghỉ ngơi và cảm thấy thoải mái khi trò chuyện cùng bạn. Bạn làm điều đó như thế nào? Phần lớn mọi người thực hiện bằng cách kết hợp những điều được liệt kê ở trên. Hãy mỉm cười, khen họ, tập trung vào những yêu cầu của họ và thật sự quan tâm đến họ. Hãy khéo léo khi nói về những đề tài gây tranh cãi, tránh đề cập trực tiếp. Và cho họ thấy bạn đang chú ý đến họ bằng cách luôn nhìn họ, gật đầu khi bạn hiểu điều họ nói và ngồi đối diện họ hơn là ngồi lệch về một góc. Hãy đối xử với họ chân thật và cảm thông-thậm chí là yêu mến họ-và bạn sẽ đạt được điều tương tự.

12. Hãy nói về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác

Bạn có thể là người luôn đòi hỏi sự hoàn hảo nhưng bạn lại không hoàn hảo. Nếu bạn muốn ai đó lắng nghe bạn nói về những lỗi lầm họ đã gây ra thì hãy bắt đầu bằng lỗi lầm của chính mình. Hãy tin tôi, chắc chắn họ sẽ lắng nghe! Làm như vậy, bạn đã giúp họ thấy an toàn hơn để chấp nhận lỗi lầm.

13. Đừng cho rằng bạn đúng

Giả định này làm lệch hướng cuộc trò chuyện, gây ra xung đột và dập tắt những ý tưởng sáng tạo hơn bất cứ điều gì khác. Không phải lúc nào bạn cũng đúng. Điều này rất dễ hiểu. Tuy nhiên đối với mỗi con người chúng ta, điều này hơi khó chấp nhận trong một cuộc nói chuyện hay thảo luận.

Khi người ta cho rằng mình đúng và người bất đồng ý kiến với họ là sai, họ đã đánh mất cơ hội học hỏi từ người đó và nảy sinh giải pháp cùng thắng. Hơn nữa, dường như họ quá bảo vệ quan điểm của mình. Điều đó thật cố chấp, ấu trĩ và kiêu căng. Chúng ta nên khiêm tốn chấp nhận rằng tôi không biết mọi câu trả lời và ai đó có thể có điểm đúng-ngay cả là người đang chỉ trích tôi.

Khi bạn gặp vấn đề tương tự thì có một phương pháp dành cho bạn là hãy thay đổi suy nghĩ của mình-xem cuộc đối thoại như một "buổi trò chuyện để học hỏi" hơn là một cuộc chiến, biến cuộc trò chuyện thành cơ hội học tập. Học hỏi những gì có thể được từ người khác. Có thể đồng nghiệp có những thông tin mà bạn không hề có. Chúng ta có được những ý tưởng hay và các mối quan hệ tốt hơn một khi chúng ta phát triển trí óc bằng cách đưa quan điểm của mình vào cuộc trò chuyện.

14. Xin lỗi

Chỉ cần nói như vậy rồi tiếp tục trò chuyện. Điều đó sẽ không giết chết bạn đâu. Có thể bạn nợ ai đó một lời xin lỗi. Hãy lặp lại theo tôi: "Tôi... sai... rồi. Tôi... xin lỗi.", hãy thêm vào câu "Hãy bỏ qua cho tôi nhé" và bạn sẽ thật sự được tha thứ. Tuy nhiên nên cẩn thận. Được tha thứ nhanh chóng có thể khiến bạn mỉm cười. Và bạn sẽ trông giống như người đang trò chuyện với chính mình.

15. Không bao giờ nói chuyện phíêm

Thậm chí nhiều người không nhận ra mình đang làm điều này nên gây chú ý bằng cách làm mất danh tiếng ai đó. Như vậy đơn giản là bạn đang tám chuyện. Nếu điều bạn sắp nói ra làm giảm danh tiếng ai đó ngoài cuộc thì trước hết hãy nghĩ tại sao bạn lại nói điều đó. Sau đó, ở mọi tình huống, hãy ngưng nói ngay. Bạn nên nhớ một nguyên tắc: hạ thấp người khác, điều đó cũng chẳng tôn vinh bạn lên đâu.

16. Đừng ngắt lời người khác và cũng không bao giờ cắt đứt suy nghĩ của họ

Hành động đó làm nhiều người tức giận. Nếu bạn gặp vấn đề này thì hãy đọc lại bài thực hành 3 (lắng nghe thật sự). Sau đó, tạo ra bề ngoài mới cho chính mình nói lên rằng " Im lặng và lắng nghe đi!"

17. Không bao giờ nói "Bạn sai rồi"

Hãy nghĩ bạn cảm thấy thế nào khi lần cuối cùng ai đó nói với bạn chính xác những từ này. Nói như vậy có giúp giải quyết hay chỉ làm tăng thêm khó khăn? Những từ này hiếm khi thuyết phục vì vậy bạn đừng nên dùng nó. Và xin đừng cho rằng tôi sai về mặt này.

18. Đừng trò chuyện khi đang giận

Đôi khi điều này khó tránh nhưng thường thì không như vậy. Lúc giận, hầu hết chúng ta khó có thể làm rõ được quan điểm của mình. Và vì không truyền đạt được ý mình có khi chúng ta còn tức giận hơn làm tăng thêm khó khăn. Hãy bỏ qua và đếm đến 30. Vâng, đòi hỏi này là sáo rỗng nhưng tôi sẽ nói: nó hoạt động rồi đấy.

Một hệ quả tất yếu nữa khi bàn về đề tài này: Đừng bao giờ gởi thư khi ban đang giận điên lên được. Cùng qui luật nhưng khác tình huống. Nếu bạn gởi thư thì lời châm biếm của bạn sẽ được ghi nhớ suốt đời. Hãy nói không với những lá thư giận dữ.

19. Hãy tự kiểm tra thói quen

Tôi có dùng những kỹ năng này hàng ngày không? Tôi có thể trau dồi chúng ở đâu? Kỹ năng nào hoạt động, kỹ năng nào không? Cũng như bất cứ quá trình tự trau dồi nào, bạn cần thường xuyên ghi nhận việc bạn trau dồi như thế nào. Hãy suy nghĩ lại về cách bạn đối xử với người khác và tìm cách cải thiện những điểm yếu.

20. Tập luyện những bài thực hành này

Kỹ năng đối nhân xử thế giống như các kỹ năng khác. Càng sử dụng nhiều bạn càng thông thạo. Sẽ không có con đường tắt đâu bạn à, chỉ có tập luyện con người mới trở nên hoàn hảo
21. luôn đối tốt với tất cả mọi người dù gia thế, ngoại hình, tuổi tác họ như thế nào nhưng tính cách tốt là được, bởi vì có 2 thứ dễ thay đổi nhất là giàu nghèo, và ngoại hình và khả năng, còn midset và tình cảm là thứ khó thay đổi nhất. nên sống thoáng và chân thành với những người có tính cách tốt dù cho là người lạ
22. luôn đặt mình thấp hơn người khác để học hỏi
23. ngoại hình rất quan trọng dù trai hay gái cũng phải hoàn thiện, cao đẹp trai, học giỏi, tài chính vững chắc
24. mindset cột điện, nghĩ được làm được, nói được làm được, có ý chí, có tương lai
25. ăn mặc đẹp
26. tập trung phát triển bản thân, làm sao trở thành phiên bản tốt nhất của mình
27. hãy hành động mọi lúc chỉ suy nghĩ vào những lúc nên suy nghĩ chứ cuộc sống không bao giờ dừng lại
28. đừng bao giờ tỏ ra thông minh trước người lớn
29. đại học không phải con đường duy nhất nhưng sẽ là con đường tốt nhất
30. sống phải biết trân trọng bởi vì thứ mất đi rồi mới thấy quý giá, luôn luôn đối tốt với mọi người
31. con người phải khôn nhất định phải khôn ngoan đến khi thành công, không được sống khờ dại khi nghèo vì nó làm đau những người xung quanh mình
32. tiền rất quan trọng khi không có tiền mới biết nó quan trọng như thế nào, có người chu cấp tiền là tự giết sự phát triển của bản thân
33.thời gian không đủ để làm gì nhưng luôn đủ để làm những việc quan trọng nhất
34. cha mẹ luôn để con tự lập trong mọi thứ đến tuổi 18 cứ để nó đi nó chết kệ nó.
35. là con trai bắt buộc phải  thành công và kiếm ra tiền
36. đứa khôn nó sẽ biết tự lập càng sớm càng tốt
37. xã hội không tốt với mình đâu nên phải biết không lựa chọn công việc mối quan hệ
 38. Muốn tự do, con cần tự lập, chọn sai làm sai phải biết đứng dậy làm lại không được dựa dẫm vào bất kì ai, sống chết do mình
con không phân biệt được hạnh phúc được hưởng và trách nhiệm phải làm. Chỉ là con tự chối từ tự do của chính mình đó thôi. Không tự lập, con đừng mong có tự do. Không tự lập, con sẽ sống ra sao khi một mình con đi không có cha mẹ đồng hành? Rồi mai đây, đường xa vạn dặm, mẹ mỏi gối chồn chân, đâu có thể theo con để lo cho con từng bữa ăn, từng cái mặc, chọn giúp con những thứ con cần.
Tự do với con là tự coi phòng riêng như vùng bất khả xâm phạm để ở trong đó, con có thể thức trắng chơi game; vào “phây” chém gió; nói năng văng mạng để bị ném đá tơi bời; đăng nhập vào những trang web đen để tự vẩy mực đen lên màu tinh khôi áo trắng; bình luận ngây ngô trên những trang web phản động để phạm pháp hồn nhiên. Tự do với con là ngả ngớn vô tư trên bàn trong giờ học, là ngủ nghê thoải mái để trễ giờ thi.
Mẹ sợ con đang nhầm giữa tự do và buông thả; con đang ngộ nhận giữa ước muốn và ham muốn. Do đó, khi vùng trời tự do của con bị cha ngăn mẹ cấm thì con hoặc mặt nặng mày nhẹ, hoặc nói những lời vô cảm, hoặc tỏ ánh mắt vô tình, hoặc đóng mạnh cửa phòng hay bước đi sầm sập để đáp lời dạy bảo. Con nói rồi con quên nhưng mẹ thì không sao quên được; mắt con giận hờn nhìn mẹ rồi vô tư khép mí ngủ ngon lành nhưng mẹ thì không sao chợp mắt canh dài; con khóc vì không được tự do, mẹ khóc vì sự buông thả của con đã đẩy con xa vòng tay mẹ.
Mẹ biết, có thể con chưa hư. Con chỉ đang mất thăng bằng. Con mất thăng bằng do vẫy vùng đòi tự do phá tung giới hạn. Nhưng không chỉ mình con đâu, mẹ cũng đang phải cố gắng thăng bằng dẫu đang đi trên sợi dây, đang lo đến thắt lòng, để cho con thăng bằng trở lại. Nỗi niềm đó của mẹ, liệu con có cần hiểu không con? Trao đi tấm lòng mà nhận lại những lo âu, đau đớn, nếu là người dưng nước lã, có thể cả đời mẹ không cần giao lưu, không thèm nhìn mặt. Nhưng con là con, là máu thịt của mẹ nên bao lần, vết thương sưng tấy rồi lại nhanh chóng lên da non, đảm bảo cho mẹ có đủ sức đề kháng trước những hẹp hòi để giữ cho con vẹn nguyên tình mẹ. Đó là điều duy nhất, ngoại trừ tình mẫu tử, không có tình cảm nào có được, phải không con?
Như cánh chim trời, con muốn bay thì phải học cách bay; con thèm bầu trời thênh thang thì phải chịu nghe hướng gió; con thấy trời xanh mời gọi thì cũng phải biết có lốc, dông, bão tố đang chờ; con đòi tự do thì con phải tự lập đi thôi. Không thể khác! Mẹ nghe nói, mỗi chúng ta đều là thiên thần một cánh. Ta chỉ có thể bay khi có cánh thứ hai. Với các con, cánh thứ hai ấy là gì, nếu không phải là mẹ cha, là thầy cô, bạn bè, tri thức?
Mùa thi đến rồi, dẫu không còn sớm nhưng cũng chưa là muộn để con chắp thật chặt, thật bền cái cánh thứ hai; để con không phải là thiên thần gãy cánh vì đơn độc; để khi bay được cao rồi, con có thể thanh thản xin Thượng Đế, rằng: xin Người hãy bảo vệ những người bạn tốt của con, còn kẻ thù, con đủ sức đương đầu; xin Người hãy mang đến sự an lành cho những người thân của con, còn dông bão cuộc đời, con có thể vượt qua; xin Người ban ánh sáng cho những phận đời tăm tối, còn con không cần nữa, vì con đã có rồi; và, xin Người đừng khép cánh cửa quá khứ, còn hiện tại và tương lai, con có thể tự mở cửa bước vào, vì đó là giang sơn cuộc đời của con mà con là chúa tể. Đó là niềm mỏi mong tha thiết, cũng là lời chúc dành cho con trước lúc vào đời, con yêu của mẹ.”
"Khi người lớn làm hộ điều trẻ có thể làm, người lớn đang là vật cản trên con đường phát triển của trẻ”, cha mẹ đừng làm hộ bất cứ điều gì cho nó, cha mẹ thường sợ con khổ, sợ nó đứt tay nhưng không đứt tay làm sao nó biết cầm dao mà gọt, cha mẹ sợ làm con nấu dở đồ ăn, nếu không sai vài lần sao nó biết tư nấu ăn
con hỏi tại sao con không biết làm việc gì bởi gì tất cả bố mẹ đều làm giúp con
đừng gọi điện đừng gửi tiền cho con nữa, con xin mẹ
-nếu việc gì con làm được thì con bắt buộc phải làm
-con phải có 1 ngôi nhà của riêng con, con sẽ không coi nhà bố mẹ là nhà nữa, tiền con làm được con tự ăn, con chỉ coi nhà bố mẹ như là nơi để về gặp bố mẹ, còn chặng đường phía trước con sẽ tự đi
-con cần 1 bàn tay trắng chứ không phải cần sự giúp đỡ của bố mẹ nữa, giúp con có nghĩa là giết con
nó cao to và học rất giỏi là khác nhưng nó lại thiếu kinh nghiệm sống khi ra đời vì gia đình quá khắt khe, bao bọc con quá kỹ".
Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" vì cha mẹ quá bao bọc con. Không chỉ bao bọc khi con còn nhỏ, mà khi con đã trưởng thành, cha mẹ vẫn can thiệp vào cuộc sống của con từ những chuyện lớn như cưới vợ gả chồng, xây nhà mua đất đến rất nhiều việc cỏn con khác như đi chơi, ăn uống hàng ngày".
. Cha mẹ bao bọc quá dễ dẫn con đến tâm lý ỷ lại người khác và sẽ khiến con gặp khó khăn khi ra đời. Những đứa trẻ được bao bọc, sau này nếu sang địa phận khác (tỉnh khác, nước khác), ở nhờ nhà họ hàng thường dễ gặp vấn đề với chủ nhà. Khi phải đi làm kiếm tiền, chúng sẽ luôn thấy mình vất vả, giống như đang bị sếp hành hạ. Bao bọc con quá chính là cha mẹ đã làm hạn chế khả năng vượt khó và vươn lên của con.
Mọi người vẫn hay nói: “Con cái luôn luôn bé trong mắt bố mẹ”, tiến sĩ giáo dục cho rằng, như thế là bố mẹ sai rồi. Lúc con mới sinh, có thể con yếu ớt, chưa biết làm gì, muốn gì cũng chỉ khóc. Tuy nhiên, con trẻ đã lớn rất nhanh, suy nghĩ của cha mẹ đã không theo kịp sự phát triển của con.
Có một câu chuyện buồn mà bà Hương vẫn còn nhớ. Một cậu học sinh cấp hai vốn được mẹ chăm bẵm, lo cho mọi thứ. Khi mẹ ốm, thay vì thương mẹ, cậu ta hậm hực, tại sao mẹ lại ốm để không ai nấu cơm cho mình. Sự bao bọc của mẹ đã vô tình khiến đứa trẻ ích kỷ và không trưởng thành trong suy nghĩ, tình cảm.
-con đã hơn 18 tuổi con cũng có ước mơ hoài bão, cũng như là người con yêu nhưng nếu con không thể tự lập làm sao có thể đạt được ước mơ của mình làm sao có thể xứng với người con yêu 1 người tuyệt vời như vậy
con cần phải tách biệt đời sống của bố mẹ ra khỏi cuộc sống của con, con cần phải tự đi trên đôi chân đôi vai của mình, cần bỏ bố mẹ ra 1 bên và bây giờ chỉ còn mình con và con, 1 mình tôi!
-Tự lập thì chưa bao giờ dễ dàng dù cho người đó có kinh nghiệm như thế nào
-tự lập khi tự chủ được 2 vấn đề:có một công việc hoặc một nguồn thu nhập đủ để nuôi sống bản thân hàng tháng. Trước khi bước ra khỏi nhà thì có 1 khoản tiết kiệm tối thiểu đủ dùng trong 6 tháng. 
-Cảm xúc: Bị sếp mắng thì không bật lại ngay lập tức, bị bồ đá thì không nhảy cầu, bị viêm màng túi thì không gọi điện về khóc lóc với mẹ :D 
-tự lập cũng nghĩ là quan trọng như việc học đại học