đối với mình nhạc có thể giúp căng thẳng trong đầu khi học 1 vấn đề khó
nó không giúp tập trung hơn nhưng nó có thể giúp học lâu hơn điều mà trước đây là khá khó đối với mình, có nghĩa nó giúp các bạn học 1 vấn đề gì mà không cần tốn nhiệt não, nó chỉ có thể giúp bạn học 1 vấn đề mới mà bạn không muốn học khi, đã biết vấn đề đó sơ sơ mà chúng ta có thể tìm hiều thì ko nên dùng nhạc, nó tăng hóc môn hưng phấn giúp ta làm những điều mà chúng ta không muốn làm nhất. khi bạn sợ học 1 môn nào đó hãy dùng đến nhạc còn không thì đừng sử dụng

-cũng có 1 cách khác tôi hay sử dụng là tắm, uống nước nó sẽ làm thoải mái đầu óc 1 cách đáng kinh ngạc
Một số trường hợp được ghi nhận cảm thấy n.ghe nhạc trong quá trình học có thể giúp nhớ bài nhanh chóng và lâu hơn. Nhưng ở một phương diện khác, một số trả lời rằng không thể tập trung vào làm việc được khi môi trường xung quanh có âm nhạc. 
Vậy, chúng ta có nên vừa nghe nhạc vừa học tập, làm việc hay không? Hãy cùng ADAM MUZIC tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé.
1. Hiệu ứng Mozart
Nghe nhạc Mozart giúp chúng ta thông minh hơn – là điều mà mọi người ai cũng đã từng được nghe qua ít nhất 1 lần. Nghiên cứu về nhạc Mozart được phát triển và phổ biến rộng rãi vào khoảng đầu năm 1990 do Bác sĩ Gordon Shaw thực hiện cùng với học trò của ông là Xiodan Lang. 
Nghiên cứu của ông lúc bấy giờ thực hiện dựa trên một nhóm sinh viên đại học sau khi nghe bản “Sonata for 2 Pianos in D” đã tăng chỉ số IQ lên 9 điểm.
Sau đó, nghiên cứu này được giới báo chí truyền thông lan rộng và được rất nhiều người hưởng ứng, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Họ tin rằng, em bé khi chào đời sẽ thông minh hơn.
ADAM-MUZIC-nghe-nhac-giup-thong-minh-hon

2. Mặt trái của hiệu ứng Mozart
Không lâu sau đó, lại có những lý thuyết cho thấy lợi ích của âm nhạc lại không hoàn toàn giống như những gì đã kể ở trên. 
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện trong số những người tham gia lần nghiên cứu đó hầu hết đều phát triển trí thông minh không gian, thị giác. Các bài kiểm tra lúc ấy đều là những bài liên quan đến hình học, không gian như: thoát khỏi mê cung, xoay rubik, gấp giấy,…tất cả đều thuộc một loại hình trí thông minh. Nhưng hiện tại, có đến 9 loại hình trí thông minh đã được tìm ra. 
Điều này khiến cho nghiên cứu này bớt đi tính chính xác của nó. 
Thêm vào đó, một số những trường hợp sau góp phần chứng minh rằng âm nhạc không hoàn toàn hỗ trợ cho việc tập trung:
  • Nhạc có lời sẽ làm giảm sự tập trung và làm gián đoạn quá trình tiếp nhận thông tin trong học tập và làm việc.
  • Âm nhạc với âm lượng quá lớn hoặc mang tính kịch động sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng.
  • Một số trường hợp khi đã quen với việc suy nghĩ trong môi trường có âm nhạc sẽ không thể tập trung khi bước sang một môi trường im lặng. Chẳng hạn như trong lúc thi cử, ngồi trong văn phòng,...
ADAM-MUZIC-vua-hoc-vua-nghe-nhac-hieu-ung-Mozart

3. Vậy âm nhạc có hỗ trợ gì cho quá trình học tập hay không? 
Câu trả lời là có.
Nhưng âm nhạc không ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh của chúng như mọi người vẫn nghĩ. Thay vào đó, âm nhạc là chất xúc tác giúp cho quá trình học tập có thêm hiệu quả thông qua các tác động sau:
  • Âm nhạc tác động đến cảm xúc và từ đó, âm nhạc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập làm việc của chúng ta
Được biết, nghe nhạc giúp não bộ sản sinh ra hormone Dopamine, chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác hạnh phúc và hưng phấn. Khi đang có một tâm trạng tốt, lạc quan vui vẻ tích cực, bạn sẽ giải quyết vấn đề một cách tối ưu hơn. 
  • Âm nhạc góp phần làm giảm hormone Cortisol - chất gây căng thẳng lo lắng, nhờ đó stress cũng được giảm đáng kể trong quá trình học tập cũng như làm việc.
  • Âm nhạc giúp cho bạn thư giãn, ngủ ngon hơn. Khi giấc ngủ đầy đủ, hiệu suất học tập làm việc cũng từ đó mà tăng lên.
ADAM-MUZIC-vua-hoc-vua-nghe-nhac-giup-thu-gian

Tóm lại, việc nghe nhạc trong quá trình học tập có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào từng đối tượng và cách học của mỗi người.
Nếu bạn thuộc tuýp người dễ bị sao lãng, dễ phân tâm, bạn hãy thử nghe nhạc không lời với một âm lượng nhỏ. Nếu không có thể tắt nhạc để có thể tập trung tốt hơn.
Còn với những bạn có thể làm đa nhiệm (Multi-tasker) có thể thấy việc học tập trong môi trường có âm nhạc sẽ dễ dàng hơn.
Mỗi người đều có cách học tập và tiếp thu khác nhau. Vì vậy, chúng ta nên tìm cho riêng mình một phương pháp học tập hiệu quả để phát huy tối đa tiềm lực cua bản thân.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.