Tính phá hoại từ chiến dịch quảng cáo quá đà - liệu như nào là đủ?
Ngày nay, khi mà nhiều loại hàng hóa có mặt trên thị trường, con người ai cũng có thể kinh doanh miễn là bạn có đủ vốn, đủ gan để mở...
Ngày nay, khi mà nhiều loại hàng hóa có mặt trên thị trường, con người ai cũng có thể kinh doanh miễn là bạn có đủ vốn, đủ gan để mở cửa hàng. Vậy nên mức độ cạnh là vô cùng lớn. Nếu ngày xưa việc buôn bán thuộc về nhà nước hay những thương gia, không cần quảng cáo thì dựa vào sự cần thiết cũng như chất lượng hàng hóa mà sẽ có rất nhiều người tìm tới, mức độ cạnh tranh không hề cao như ngày nay. Công nghệ ra đời đi kèm với sự bùng nổ của thời đại thông tin đã khiến quảng cáo trở thành khâu không thể thiếu trong toàn bộ quá trình đem sản phẩm tới người tiêu dùng. Một quảng cáo hay, khơi dậy ham muốn của khách hàng sẽ là thứ quyết định sự thành bại của một sản phẩm, bên cạnh rất nhiều yếu tố khác.
Thế nhưng, vẫn xuất hiện những chiến dịch quảng cáo bề ngoài rất hoàng tráng và thú vị nhưng kéo theo đó là hệ lụy rất lớn tới môi trường cũng như nhận thức của con người. Hôm nay chúng ta sẽ bàn luận tới những quảng cáo dư thừa về số lượng, tác động tiêu cực tới cả môi trường và con người. Có những chiến dịch chúng ta nhìn rõ được mặt hại của nó, nhưng cũng có những chiến dịch mà sau một thời gian chúng ta mới dần dà cảm nhận được tác động của nó.
Đó là chiến dịch “popcorn beast bắp ngon thỏa thích” tới từ Lotte Cinema, đây là chiến dịch mới của cụm rạp này bắt đầu từ 24/10/2022 tới 30/11/2022. chỉ cần khách hàng từng mua vé tại Lotte Cinema (có giữ cuống vé hoặc lịch sử giao dịch trên web/app, khi đến rạp mua vé xem phim, mang theo vật đựng và mạnh dạng hô to “đầy xô” thì sẽ được lấy bắp rang bơ đến khi đầy vật đựng thì thôi.
Thực sự thì Lotte Cinema đã rất khôn khéo khi tấn công cả vào lòng tham cũng như sự ganh đua của con người. Nhờ vào duy nhất một công cụ, chính là tiktok. Nghe được lấy thoải mái bắp thì ai cũng thích đúng không? Con người sẽ cố gắng lấy nhiều nhất những thứ họ có thể lấy, dẫu không biết nó có đem lại lợi ích gì hay không. Lotte đã khôn khéo kết hợp sự ganh đua của con người vào với tiktok. Chỉ cần vài người đăng video họ đang ở rạp, với đủ thứ vật đựng bắp thì tiktok sẽ lo phần còn lại. Tiktok sẽ nhanh chóng làm những video ấy trở nên viral, và mọi người ngay lập tực sẽ muốn kiếm cho mình một bức ảnh, một video độc đáo để lưu giữ những kỉ niệm này.
Thế mặt trái của chiến dịch này nằm ở đâu?
Nếu ngày xưa thức ăn là thứ quý giá thì bây giờ nó lại kiếm được rất dễ dàng. Thức ăn nhiều tới nỗi dư thừa và con người dần lãng phí nó, và điều này ngày càng có xu hướng gia tăng.
Chiến dịch này quá lãng phí. Từ nhỏ chúng ta được giáo dục rằng hãy tiết kiệm, tránh lãng phí đồ ăn. Thế nhưng việc kích thích khách hàng lấy thật nhiều bắp gây ra thực trạng lãng phí bắp quá nhiều. Sau khi lấy xong, liệu có bao nhiêu người sẽ ăn hết chỗ bắp mình đã lấy? Nếu không ăn hết, chúng ta sẽ mang về? Hay lại đổ đi ở đâu đó, thùng rác chẳng hạn. Nó quá lãng phí trong khi quá trình làm ra chỗ bắp đó tốn khá nhiều chi phí và nguyên vật liệu. Bình thường tôi đi xem phim ở lotte cinema, có rất nhiều bắp còn dở bị bỏ lại sau khi kết thúc bộ phim. Vậy mà đây là rất nhiều bắp, mọi người liệu có ăn hết, hay ăn được chút đã ngán rồi bỏ lại
Vậy lỗi là của ai?
Tôi cho rằng là tới từ 2 phía. Lotte cinema đã cố tình lợi dụng lòng tham của mọi người còn mọi người thì cố gắng vơ hết tất cả những thứ có thể nhận được về mình.
Vậy tại sao mọi người lại hứng thú tới nỗi tham lam như vậy?
“Hầu hết các mặt hàng đều có ưu điểm và nhược điểm, nhưng khi một mặt hàng được miễn phí, thì chúng ta lại quên đi những nhược điểm của nó. Những sản phẩm miễn phí đem lại cho chúng ta cảm giác rằng mặt hàng đó có giá trị hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó. Tại sao? Dan ariely cho rằng bởi con người về bản chất rất sợ mất mát. Và sự cám dỗ của mặt hàng miễn phí lại liên quan tới nỗi sợ này. Chúng ta sẽ không mất gì nếu chọn hàng miễn phí. Nhưng giả sử chúng ta chọn một món hàng không được miễn phí, rất có thể chúng ta quyết định sai lầm, đồng nghĩa với khả năng chúng ta sẽ mất một cái gì đó. Vì vậy, nếu chúng ta được lựa chọn, chúng ta sẽ chọn hàng miễn phí.”
Kết luận trên được dan ariely đúc kết từ thí nghiệm thực tiễn, nó cho thấy rằng con người dễ bị thu hút bởi đồ miễn phí hơn nhiều so với những mức giá khác nhau dẫu cho có rẻ như nào. Lotte đã lợi dụng điểm này để tung ra chiến dịch “popcorn beast bắp ngon thỏa thích” nhằm thu hút khách hàng tới rạp, nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu.
Thực sự có quá nhiều người ủng hộ chiến dịch này của lotte, không nhiều người nhận ra mặt trái của nó mà lại còn ủng hộ hơn. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực từ tiktok, sẽ ngày càng nhiều người bị thu hút bởi chiến dịch này và sự lãng phí sẽ còn tiếp diễn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất