đầu tiên (1): khi phát triển hệ thống, có một thuật ngữ kĩ thuật đó là “scale-up” aka mở rộng quy mô(dịch kiểu dễ tính). ví dụ: những khu du lịch mới đầu sẽ có 1 rồi 2 rồi 10 khách sạn mở rộng dần. đến một ngưỡng nào đó gọi là điểm tới hạn hay trạng thái cân bằng, vào mùa cao điểm thường cháy phòng và nhu cầu những lúc này có thể lên tới 100 khách sạn tiêu chuẩn(max của max). trong khi, độ chịu tải hiện tại chỉ khoảng 80 khách sạn(15-20% là con số an toàn) nhưng vẫn chẳng ai dám đầu tư vào thêm. lí do là 11 tháng thấp điểm khác 20% đầu tư thêm này sẽ phá sản và ra đê ở. ví dụ trực quan hơn là các hệ thống đăng ký học tín chỉ ở các trường đại học ngày xưa. vào đầu kì thì “xoay đều xoay đều xoay đều”. đơn giản là nhà trường không thể đầu tư thêm vài ba con máy chủ chỉ để phục vụ vài tuần đăng ký tín chỉ, còn những ngày khác thì đắp chiếu. vấn đề 1 về scale-up: không ai minh mẫn lại đi thiết kế một hệ thống với độ chịu tải cứng cả - nó phải dẻo và tận dụng được tài nguyên thừa.
chuyện (2): performance optimization - tối ưu để duy trì hệ thống. ánh xạ 1:1 sang điện. thứ năng lượng này còn phức tạp hơn x3,14 lần bất động sản và tài nguyên số kể trên. điện không thể nào dự trữ được.  ít nhất ở giới hạn kỹ thuật bây giờ. đó là lí do bạn mua cái phôn khôn 30 củ mà đêm nào đi ngủ cũng phải cắm sạc. công nghệ về pin hiện nay là quá cùi hoặc gần như không đáng kể so với nhu cầu sử dụng năng lượng của nhân loại(funfact: anh musk mỗi việc phát triển cục pin thần thánh mà đem cả tesla lên sao hoả). vậy điện thừa chỉ có bán sang nước khác(nếu có người mua) hoặc dừng vận hành các hệ thống tạo ra điện. đây là lúc cần những đầu óc tinh hoa hàng đầu để tính toán ra số lượng điện và hệ thống tạo ra điện phù hợp với nhu cầu trong cả năm mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. khác với lúa, điện không thể dự trữ phòng khi thiếu nên cần tính chính xác nhất có thể. ôi, chuyện tính được ra con số này là đi giải một phương trình phi tuyến với vô vàn input, nói chung là khó hơn lên zời. vấn đề (2) về chuyện tối ưu: điện khi được sản xuất ra phải được dùng hết hoặc dư ra tí xíu là đẹp nhất, nhưng không ai tính ra được con số này.
(3) load balancer - phân bổ trên hệ thống. điện có 1 điểm giống ông lúa, đó là khi vận chuyển. y như tải gạo vào chiến trường, khi đi 5 yến khi vào 1 lô. điện cũng vậy. nó hao tổn trên đường dây truyền tải điện qua hệ thống 500kv vang danh của bác võ văn kiệt - sách vật lý cấp 2 có bài”truyền tải điện năng đi xa” rồi trạm biến thế, hạ thế các kiểu là vì lí do này(funfact: trung quốc đã đưa vào sử dụng hệ thống 1.100kv). tuy nhiên, dây truyền tải điện cũng cần phải được tính toán hợp lý, nếu quá bé thì không đủ băng thông cho lúc có nhu cầu lớn, còn quá to thì lại hao phí vào những lúc truyền tải điện ít. giống như anh cao to khoẻ mạnh sẽ ăn khoẻ hơn một anh ốm yếu gầy gò, tuy nhiên nếu chỉ cần thuê về để quét nhà thì anh gầy vẫn đáp ứng dư sức. 1 tháng mới cần làm việc nặng 1 lần cần đến anh to béo khoẻ mạnh. thế 29 ngày còn lại có phải quá lãng phí cơm gạo? đó là chuyện vì sao chúng ta bán điện sang campuchia, khi xây dựng các đường dây truyền tải với băng thông lớn đến sát biên giới. giải pháp để tận dụng tối ưu hệ thống đường dây này là bán sang những nước gần với đường dây này nhất. vậy cần có giải pháp để phân bổ các hệ thống tạo ra điện một cách hợp lý nhất trên mạng lưới điện để hạn chế thất thoát điện trên đường dây. đời thường không như mơ, điện trở không phải lúc nào cũng là R = ρl / s. vì hỡi ôi, dây điện mua từ bao nhiêu hãng với hổ lốn chất cấu thành nên điện trở suất không thể là con số chính xác như vật lý lớp 9, đống công thức đã hiệu chỉnh dựa trên những bộ óc kiệt xuất nhất cũng không thể nào tính ra được con số chuẩn xác và luôn có sai số, mà lại sai số to mới chết. để tiết kiệm chi phí. chúng ta luôn lấy sai xuống. đó cũng chính là phần hụt gây ra chuyện thiếu điện mỗi mùa cao điểm. như (1) và chuyện cháy phòng mùa du lịch, một phần lớn điện của evn cũng mua lại từ các đơn vị khác(anh chị nào còn nghĩ evn độc quyền về điện thì tìm hiểu lại nha) và kinh doanh thì phải có lãi. các đơn vị khác rất khó mạo hiểm đầu tư thêm một cách ồ ạt để lấp đầy phần điện còn thiếu kia. mà sẽ từ từ chậm chắc qua từng năm. chuyện này giải thích cho việc cách đây tầm chục năm chúng ta thường bị cắt điện luân phiên theo ngày, rồi mấy năm nay đỡ hơn khi cắt theo giờ(một ngày sẽ cắt vài tiếng). và tình hình thiếu điện này sẽ được cải thiện trong các năm tới khi các tính toán ở trên kia dần hội tụ lại chính xác hơn. vấn đề (3): các hệ thống tạo ra điện thường tập trung tại một số vị trí gần các thành phố lớn
(4) eliminate waste - loại bỏ lãng phí: có giải pháp khác để giải quyết chuyện hao tổn điện năng khi truyền tải đó là xây nhà máy thuỷ điện khắp mọi nơi để điện tới nhanh chỗ cần dùng điện nhất có thể. như kiểu trong chiến tranh, thay vì thồ gạo từ hậu phương đến cho quân đội(gọi là logistics) thì đoàn quân có thể mang theo một ít nông dân để tạo ra lương thực ngay tại điểm đóng quân luôn. đó cũng là lí do mà chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm mấy năm gần đây. cơ mà chỗ này lại phát sinh vấn đề mới, sông to thì mới xây được thuỷ điện to. sông to thì lại có hạn và cục bộ. và vấn đề nữa là cần lao xứ an nam chửi ác quá, các ảnh chửi “do thuỷ điện mà thiên tai ác quá lắm” ahihiiii. may quá, ngoài thuỷ điện chúng ta còn nhiệt điện. và may hơn là than trong bể chứa không bị bốc hơi như nước trong đập thuỷ điện. có nghĩa là có thể dự trữ than như dự trữ điện gián tiếp, lúc nào thiếu thì đốt thêm. chỗ này lại phát sinh 2 vấn đề mới, 1 là làm sao chở than tới nhà máy nhiệt điện. Ơ kìa, vậy lại phải xây nhà máy nhiệt điện gần nguồn than và xây tập trung để tiết kiệm 1tỉ các chi phí phái sinh khác. như thế nó lại đá vào mông câu chuyện truyền tải điện năng đi xa như ở trên đã phân tích . 2 là. lại phải xây thêm nhà máy nhiệt điện để đáp ứng được mỗi lúc quá tải để còn đốt thêm - đây chính xác là phương án tốt nhất để giải quyết bài toán thiếu điện hiện nay. chỗ này cần lao xứ an nam yêu môi trường nửa mùa cũng chửi ác quá lắm “nhiệt điện thải ra các bon rồi làm nóng trái đất,…” và bên lề chút nữa là. chi phí để tạo ra điện khi qua một ngưỡng nào đó thì nó lại trở thành phi tuyến chứ đéo tuyến tính nữa.(đoạn này để thích nghĩa ra chắc phải mất 1 buổi) đó là giải thích cho việc việt nam mình áp dụng tính giá điện theo các bậc thang đó. càng dùng nhiều càng đắt. vấn đề (4): vướng mắc về việc "thuận theo lòng dân"
*bên lề: bạn nào thắc mắc “sao không dùng điện mặt trời hay điện gió” thì cái này mời qua bên hà lan hỏi họ nhé. chứ ở việt nam em cũng không biết trả lời như nào 

từ (1) (2) (3) (4) các anh chị đã hiểu được phần nào nỗi khổ của điện lực việt nam mỗi mùa hè tới rồi chứ ạ, ở các thành phố thì ít hơn nhưng các vùng quê như chỗ mình thì chuyện cắt điện vì quá tải điện năng là quá thường xuyên luôn. nên trong những ngày này, thay vì than phiền chửi rủa evn cho sướng mồm, các anh chị tiết kiệm điện hơn, sử dụng hợp lý hơn một chút đã là giúp đất nước này rất nhiều rồi. và làm ơn, lắc chút não trước khi buông lời sát thương chửi các anh chị điện lực mà tội.
**bên lề 2: Năng lượng một chiếc máy lạnh cần để đưa từ mức 40 nhiệt độ phòng về 22 mát rượi nó lớn hơn năng lượng đưa nhiệt độ từ mức 30 những ngày đầu hè về 22 độ.
(1) giải thích chính xác cho chuyện tại sao mùa thấp điểm điện lực lại dừng mua điện từ các đơn vị lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tư nhân. và các vị lại la oai oáii. vì các vị hiểu, mấy cái năng lượng mặt trời này chẳng có giá trị gì ngoài việc đun sôi nước
(2) giải thích chính xác tại sao các thành phố lớn hoặc khu vực trung tâm thương rất ít khi thiếu điện.còn những khu vực có đường truyền tải điện xa hơn thường thiếu điện
*** bên lề xa hơn tí nữa thử liên hệ chuyện chịu tải trong phần (1) và câu chuyện nhà cộng đồng tránh lũ của cô ca sĩ
(2) giải thích cho việc bán điện cho chỗ này nhưng lại mua điện từ chỗ khác. lí do là khoảng cách truyền tải điện

ảnh 1: chú bot yêu dấu của evn gửi tin nhắn zalo cho mình
ảnh 2: evn dừng mua điện mặt trời
ảnh 3: mua chỗ gần bán chỗ gần
ảnh 4: evn mua điện từ các nhà máy nhiệt điện của pvn
ảnh 5: bản đồ nhiệt điện tại VN, hầu như tập trung tại Quản Ninh