Đây là một bài viết rất hay về vấn đề “ý thức” và sự hiểu biết của con người cũng như “Chủ nghĩa sự thật”. Bài viết này khá dài và thông não cực mạnh, yêu cầu chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi đọc (j/k)😄

Bạn đi học, học hành chăm chỉ, có một tấm bằng, và bạn hài lòng về bản thân. Nhưng bạn có thông thái hơn không?

Bạn có một công việc, đạt được những thành tựu trong công việc, gánh trách nhiệm, được trả lương nhiều hơn, chuyển sang một công ty tốt hơn, gánh nhiều trách nhiệm hơn nữa, rồi được trả nhiều tiền hơn, thuê một căn hộ có một chỗ đỗ xe, không tự giặt quần áo của bạn. Nhưng bạn có hạnh phúc hơn không?

Bạn làm mọi việc trong cuộc sống – bạn mua hàng tạp hoá, đọc báo, cắt tóc, nhai thứ gì đó, đổ rác, mua xe hơi, đánh răng, đi tiêu, hắt hơi, cạo râu, say xỉn, thêm muối vào đồ ăn, ân ái với một ai đó, sạc pin laptop, đi bộ, dắt chó đi bộ, mua đi văng, đóng rèm cửa, cài khuy áo, rửa tay, đặt giờ báo thức, sửa lại tóc, đặt cơm trưa, thân thiện với ai đó, xem một bộ phim, uống nước ép táo.

Nhưng khi bạn làm những việc đó ngày này qua ngày khác và năm này qua năm khác, thì liệu bạn có tốt hơn như một con người theo một cách ý nghĩa không?

Xã hội phần lớn tập trung vào những thứ nông cạn, vì vậy nó không nhấn mạnh sự cần thiết phải có được sự tăng trưởng thật sự nghiêm túc. Các tôn giáo—có xu hướng tập trung vào sự thần thánh hoá con người, xem việc cứu rỗi linh hồn là mục tiêu cao nhất thay vì sự cải thiện bản thân. Các ngành thường tập trung vào thân phận con người—triết học, tâm lý học, nghệ thuật, văn chương, tự giúp bản thân ….— nằm nhiều ở mặt bên ngoài, và công việc của các ngành đó thường không kết nối được với nhau. Tất cả điều này tạo nên một thế giới khó mà xem việc phát triển nội tâm không phải là một sở thích riêng, một lớp ngoại khoá, lớp kem trên miếng bánh cuộc đời.

Chưa tính đến tâm trí con người như một đại dương phức tạp tạo ra từng phần của thực tế chúng ta, làm việc với những gì đang diễn ra trong tâm trí đáng được ưu tiên nghiêm túc. Tương tự như cách một doanh nghiệp đang phát triển dựa vào một sứ mệnh rõ ràng cùng với một chiến lược được lên kế hoạch tốt, một người đang trưởng thành cần có một kế hoạch—nếu chúng ta muốn sự tiến bộ có ý nghĩa, chúng ta cần định nghĩa một mục tiêu, hiểu được làm sao đi đến đó, ý thức về những chướng ngại trên đường, và có một chiến lược để vượt qua chúng.

Khi tôi đi sâu vào chủ đề này, tôi nghĩ về hoàn cảnh của riêng tôi và tôi có đang tiến bộ hay không. Nhưng tôi không có mô hình phát triển, không có kế hoạch thực sự, không có nhiệm vụ rõ ràng. Chỉ có những nỗ lực ngẫu nhiên trong việc cải thiện bản thân ở lĩnh vực này hay lĩnh vực kia, bất cứ khi nào tôi thấy thích. Vì vậy tôi cố gắng hợp nhất những nỗ lực, những triết lý bị phân tán của tôi, và những chiến lược thành một bài viết duy nhất—một thứ gì đó vững chắc, có cơ sở mà tôi có thể giữ lại trong tương lai.

Vậy hãy ngồi xuống, uống chút cafe, và lấy bộ não của bạn ra đặt nó lên bàn trước mặt bạn—bạn sẽ cần có nó ở đó để tham khảo khi chúng ta khám phá ra nó là đối tượng phức tạp, khó hiểu làm sao.

____________

MỤC TIÊU

Sự khôn ngoan.

Làm thế nào chúng ta đạt được mục tiêu?

Bằng cách ý thức được sự thật. Khi tôi nói “sự thật,” tôi không phải là một trong những người gây khó chịu khi nói từ sự thật có nghĩa là một số điều huyền bí, vô định hình —Tôi chỉ đang nói về những sự kiện có thật của thực tế. Sự thật là một sự kết hợp của những gì chúng ta biết và những gì chúng ta không biết—và ý thức được và duy trì được ý thức đó về cả hai mặt này của thực tế là chìa khóa của sự khôn ngoan.

Dễ dàng, đúng không? Chúng ta không cần phải biết nhiều hơn những gì chúng ta biết, chúng ta chỉ cần ý thức được về những gì chúng ta biết và những gì chúng ta không biết. Sự thật rõ mồn một, được viết trên bảng trắng —chúng ta phải nhìn lên bảng và ngẫm nghĩ về nó. Chỉ có một thứ—

Thứ gì cản đường chúng ta?

Sương mù.

Để hiểu được sương mù, trước tiên hãy rõ ràng rằng chúng ta không ở đây:

image

Mà chúng ta đang ở đây:

image

Và tình huống này không đúng:
image

Sự thật là:

image

Đây thực sự là một khái niệm khó cho con người nắm bắt, nhưng nó là điểm bắt đầu cho sự tăng trưởng. Tuyên bố rằng bản thân chúng ta “có ý thức” cho phép chúng ta kết thúc một công việc và dừng suy nghĩ về nó. Tôi thích nghĩ về nó như một cầu thang ý thức:

image

Một con kiến thì có ý thức hơn một con vi khuẩn, một con gà thì ý thức hơn con kiến, một con khỉ thì ý thức hơn con gà, và con người ý thức hơn con khỉ. Nhưng con gì trên chúng ta?

A) Chắc chắn có một con gì đó, và B) chúng ta không thể hiểu biết được gì tốt hơn một chú khỉ có thể hiểu được về thế giới của chúng ta và cách chúng ta tư duy.

Không có lý do gì để cho rằng cầu thang không mở rộng lên phía trên mãi mãi. Người ngoài hành tinh màu đỏ ở trên chúng ta vài bậc thang sẽ nhìn thấy ý thức của loài người tương tự như cách chúng ta nhìn thấy ý thức của một con đười ươi—họ có thể nghĩ rằng chúng ta khá ấn tượng đối với một con vật, nhưng tất nhiên chúng ta không thực sự bắt đầu hiểu được bất kì điều gì. Nhà khoa học xuất sắc nhất của chúng ta sẽ giỏi hơn một trong những em bé mới biết đi của người ngoài hành tinh.

Đối với người ngoài hành tinh màu xanh ở bậc thang cao hơn, người ngoài hành tinh màu đỏ có vẻ thông minh và ý thức như một con gà đối với con người chúng ta. Và khi người ngoài hành tinh màu xanh nhìn vào chúng ta, họ nhìn thấy những con kiến nhỏ bé được lập trình sẵn một cách đơn giản nhất.

Chúng ta không thể biết được cuộc sống ở bậc thang cao hơn sẽ như thế nào, nhưng chấp nhận sự thật là có tồn tại những bậc thang cao hơn và thử nhìn bản thân chúng ta từ quan điểm của một trong những bậc thang cao hơn đó là tư duy quan trọng chúng ta cần có cho bài tập này.

Bây giờ, hãy bỏ qua nhiều bậc thang cao hơn đó và chỉ tập trung vào bậc thang ở ngay trên chúng ta – bậc màu xanh. Một loài đang ở bậc thang đó có thể nghĩ về chúng ta giống như chúng ta nghĩ về một đứa bé 3 tuổi. Hãy tưởng tượng rằng một đại diện từ loài đó được gửi đến để quan sát loài người và thông báo lại với hành tinh quê nhà anh ta về họ —anh ấy sẽ nghĩ gì về cách thức chúng ta suy nghĩ và hành động? Điều gì về chúng ta sẽ gây ấn tượng với anh ấy? Điều gì sẽ làm anh ta co rúm người lại?

Tôi nghĩ anh ta sẽ nhanh chóng nhìn ra một sự xung đột đang diễn ra trong tâm trí con người. Một mặt, tất cả những bước ở bậc thang dưới con người là nơi chúng ta phát triển từ đó. Hàng trăm triệu năm thích nghi tiến hoá nhằm sinh tồn trong một thế giới hung dữ ăn sâu vào trong DNA của chúng ta, và những xung lực nguyên thuỷ trong chúng ta sinh ra một nhóm những đặc điểm xấu—sợ hãi, tính nhỏ nhen, ghen tuông, tham lam, muốn được thỏa mãn ngay tức thì,… Những đặc tính đó là tàn dư của quá khứ động vật của chúng ta và vẫn là một phần nổi bật của não bộ của chúng ta, tạo ra một vườn thú của những cảm xúc nhỏ mọn và những động cơ trong đầu chúng ta:


image

Nhưng trong 6 triệu năm qua, dòng tiến hóa của chúng ta đã trải qua một sự tăng trưởng nhanh trong Ý thức và khả năng suy luận lạ thường theo cách mà không có loài nào khác trên Trái đất có thể làm được. Chúng ta đã thực hiện một bước đi lên lớn trên cầu thang Ý thức, rất nhanh—hãy gọi yếu tố đang phát triển này của ý thức cao hơn là Người Cao cấp của chúng ta.


image

Người Cao cấp (The Higher Being) thì thông minh, tư duy lớn, và hoàn toàn lý trí. Nhưng trên thang thời gian lớn, anh ấy là một cư dân rất mới trong đầu chúng ta, trong khi những lực lượng động vật nguyên thủy là cao tuổi, và sự cùng chung sống của chúng trong tâm trí con người làm nó trở thành một nơi xa lạ:


image

Không phải một người là Con người Cao cấp và Người Cao cấp là đứa trẻ 3 tuổi—mà một con người là sự kết hợp của Người cao cấp và những động vật cấp thấp và chúng pha trộn thành người 3 tuổi là chúng ta. Một mình Người Cao cấp sẽ là một loài cấp tiến hơn nhiều, và một mình các động vật thì sẽ là một loài nguyên thuỷ hơn nhiều, và sự chung sống của chúng làm chúng ta là loài người riêng biệt.

Khi loài người tiến hóa và Người cao cấp bắt đầu thức dậy, anh ấy nhìn khắp bộ não của bạn và thấy mình đang ở trong một khu rừng kỳ lạ và không quen thuộc có đầy các sinh vật nguyên thủy mạnh mẽ mà chúng không biết anh ấy là ai. Nhiệm vụ của anh ấy là mang đến cho bạn sự rõ ràng và tư duy cao cấp, nhưng sống cùng với những động vật lang thang quanh môi trường làm việc của anh ấy thì đó không phải là một việc dễ dàng. Và sự việc sắp tệ đi nhiều. Sự tiến hóa của loài người tiếp tục làm cho người Cao cấp có khả năng nhận thức ngày càng nhiều hơn, cho đến một ngày, anh ấy nhận ra một thứ gây sốc:

CHÚNG TA SẼ CHẾT

Nó đánh dấu lần đầu tiên có một loài trên trái đất có đủ ý thức để hiểu được sự thật đó, và nó làm tất cả những động vật trong bộ não—chúng không được xây dựng để xử lý loại thông tin đó—trở nên điên cuồng, khiến toàn bộ hệ sinh thái rơi vào hỗn loạn:


image

Những động vật này chưa bao giờ trải nghiệm nỗi sợ này trước đây. Các con vật chạy nhảy trong bộ não chúng ta, có thể giành quyền kiểm soát tâm trí chúng ta, che mờ những suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận về bản thân và hiểu biết về thế giới của chúng ta. Sức mạnh tập thể của những động vật là cái mà tôi gọi là “sương mù”. Những con vật càng kiểm soát tâm trí chúng ta và làm chúng ta đui mù, điếc trước những suy nghĩ và hiểu biết của Người Cao cấp, sương mù càng dày xung quanh đầu chúng ta thì chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được vài inch ở trước mặt chúng ta.

image

Hãy nghĩ lại về mục tiêu ở trên của chúng ta và con đường dẫn đến nó—ý thức được sự thật.

Người Cao cấp có thể nhìn thấy sự thật hầu như trong bất kì tình huống nào. Nhưng khi sương mù bao phủ dày đặc quanh chúng ta, chặn đôi mắt và đôi tai của chúng ta và che phủ bộ não chúng ta, thì chúng ta không tiếp cận được với Người Cao cấp hoặc hiểu biết sâu sắc của anh ấy. Đây là lý do tại sao tiếp tục ý thức được sự thật là rất khó—chúng ta lạc mất trong sương mù để thấy nó hoặc nghĩ về nó.

Và khi đại diện người ngoài hành tinh đã hoàn thành việc quan sát chúng ta và quay về hành tinh quê nhà của anh ta, tôi nghĩ đây sẽ là tổng kết của anh ấy về các vấn đề của chúng ta:

Trận chiến của Người Cao cấp chống lại các động vật—cố gắng nhìn xuyên qua sương mù để thấy rõ ràng- là cuộc chiến cốt lõi bên trong con người.

Điều đáng ghét về sương mù là khi bạn đang ở trong sương mù, nó chặn tầm nhìn của bạn khiến bạn không thể nhận thấy mình đang ở trong sương mù. Chính là khi sương mù dày dặc nhất, bạn trở nên kém ý thức nhất về nó—nó làm bạn vô thức. Trở nên ý thức rằng sương mù tồn tại và học cách làm thế nào nhận ra nó là bước then chốt đầu tiên để nâng cao ý thức và trở thành một người khôn ngoan hơn.

Chúng ta đã đặt ra mục tiêu của chúng ta là sự khôn ngoan, và để đi đến đó chúng ta cần ý thức được càng nhiều sự thật càng tốt, và thứ quan trọng cản đường chúng ta là sương mù. Hãy phóng to trên chiến trường để xem xét tại sao “ý thức được sự thật” là rất quan trọng và làm thế nào chúng ta có thể vượt qua sương mù để đi đến đó:

Chiến trường

Bất kể chúng ta nỗ lực nhiều ra sao, loài người cũng không thể tiếp cận được đến bước màu xanh trên chúng ta trên bậc thang ý thức. Khả năng cấp tiến của chúng ta – người cao cấp—không nằm ở đó. Có lẽ trong 1 triệu hoặc 2 triệu năm. Còn bây giờ, nơi duy nhất mà trận chiến này có thể xảy ra là ở bước nơi chúng ta đang sống, vì vậy chúng ta sẽ phóng to nó. Chúng ta cần tập trung vào phổ nhỏ của ý thức trong bước của chúng ta, mà chúng ta có thể làm bằng cách chia bước đi của chúng ta thành 4 bước nhỏ:

image

Trèo lên bậc thang ý thức nhỏ này là con đường dẫn đến sự thật, con đường đi đến sự khôn ngoan, nhiệm vụ cá nhân của tôi để phát triển. Chúng ta phải hiểu được trò chơi và nỗ lực chơi cho tốt.

Hãy xem xét từng bước để cố gắng hiểu được những thách thức chúng ta phải đối mặt và làm sao chúng ta có thể tiến bộ:

Bước 1: Cuộc sống của chúng ta trong sương mù

Bước 1 là bước thấp nhất, bước nhiều sương mù, tối tăm nhất, và không may là đối với phần lớn chúng ta, nó là cấp độ tồn tại mặc định của chúng ta. Ở Bước 1, sương mù dày đặc và ngột ngạt và bịt kín các giác quan của chúng ta, làm chúng ta sống một cuộc đời vô ý thức. Những suy nghĩ, giá trị và những ưu tiên của Người cao cấp hoàn toàn biến mất trong sương mù khó thấy và tiếng gầm thét chói tai, tiếng hú, tiếng kêu chiêm chiếp và tiếng quác quác của những con vật trong đầu chúng ta. Điều này làm chúng ta 1) nhỏ nhen, hẹp hòi, 2) thiển cận, và 3) ngu ngốc. Hãy thảo luận về từng thứ:

1) Ở bước 1, bạn nhỏ nhen một cách kinh khủng vì các con vật đang giành quyền kiểm soát.

Khi tôi xem xét dãy cảm xúc mà con người trải nghiệm, tôi không xem chúng như những cảm xúc rải rác, phân tán, mà đúng hơn là chúng rơi vào hai loại khác biệt: những cảm xúc cấp tiến, dựa trên tình yêu, tâm hồn cao thượng của Người Cao cấp, và những cảm xúc nguyên thuỷ, dựa trên sợ hãi, sự nhỏ nhen của những động vật trong não bộ chúng ta.

Và ở bước 1, chúng ta bị say hoàn toàn bởi những cảm xúc động vật khi chúng gầm thét với chúng ta thông qua lớp sương mù dày đặc.


Đây là thứ làm chúng ta nhỏ mọn và ganh tỵ và làm chúng ta rất vui mừng trước bất hạnh của người khác. Nó là thứ làm chúng ta sợ hãi, lo lắng và bất an. Nó là lý do tại sao chúng ta ái kỷ và chỉ quan tâm tới mình; phù phiếm và tham lam; hẹp hòi và hay đánh giá; lạnh lùng, tàn nhẫn và thậm chí ác độc. Và chỉ có ở Bước 1 chúng ta cảm thấy có sự đối lập nguyên thuỷ giữa bộ lạc “chúng ta vs họ” làm chúng ta ghét những người khác mình.

Bạn có thể tìm thấy hầu hết những cảm xúc tương tự đó ở họ khỉ mũ—và điều đó có lý, vì cốt lõi, những cảm xúc đó có thể được cô đặc thành hai chìa khóa cho sự sống sót của động vật: bảo vệ bản thân và nhu cầu sinh sản.

Bước 1 các cảm xúc có tính thú vật, hung ác và mạnh mẽ, tóm lấy bạn và khi chúng ở trên bạn, Người Cấp cao và những cảm xúc cao thượng, dựa trên tình yêu của anh ấy bị tống xuống cống.

2) Ở Bước 1, bạn thiển cận vì sương mù cách mặt bạn 6 inch, ngăn không cho bạn nhìn thấy bức tranh lớn.

Sương mù lý giải tất cả các kiểu hành vi phi logic và thiển cận đáng xấu hổ của con người.

Tại sao có người xem nhẹ ông bà, cha mẹ họ khi còn sống, thỉnh thoảng mới về thăm, hiếm khi bày tỏ cảm xúc với họ và ít hỏi han—ngay sau khi họ mất, bạn chỉ có thể nghĩ rằng bố mẹ tuyệt vời ra sao và bạn không thể tin được bạn mất đi cơ hội tận hưởng mối quan hệ với họ và hiểu họ hơn khi họ còn sống?

Tại sao có người khoe khoang quá nhiều, mặc cho sự thật là nếu họ có thể nhìn thấy bức tranh lớn thì mọi người cuối cùng sẽ tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn—và sống khiêm tốn có lợi cho bản thân hơn?

Tại sao có người làm việc ở mức tối thiểu, đi tắt, đốt cháy giai đoạn trong các dự án công việc và không trung thực về những nỗ lực của họ—khi bất cứ ai nhìn vào bức tranh lớn sẽ biết rằng trong một môi trường làm việc, sự thật về những thói quen làm việc của một ai đó cuối cùng sẽ trở nên hoàn toàn rõ ràng với cả sếp và đồng nghiệp, và bạn không bao giờ lừa được bất kì ai?

Tại sao có người muốn rằng tất cả mọi người biết đến khi nào họ làm được việc gì đó giá trị cho công ty—khi rõ ràng là hành động như thế làm bạn trôn giống như đang làm việc chăm chỉ để ghi điểm, trong khi chỉ cần làm việc tốt và để cho những việc đó được mọi người chú ý có lợi hơn cho uy tín của bạn về lâu dài trong công ty?

Còn có lời giải thích nào khác cho quyết định hoàn toàn không thể giải thích được bởi quá nhiều đàn ông nổi tiếng, có quyền lực lại làm lụn bại sự nghiệp và hôn nhân mà họ dành cả cuộc đời xây dựng nên vì ngoại tình?

Và tại sao có người bẻ cong sự chính trực của họ vì chút lợi nhỏ không đáng kể khi tính chính trực ảnh hưởng đến lòng tự trọng về lâu dài của họ và những món lợi nhỏ không quan trọng chẳng có ảnh hưởng gì về lâu dài?

Làm thế nào bạn có thể giải thích được quyết định của quá nhiều người khi để cho nỗi sợ người khác nghĩ gì về mình điều khiển cách sống của họ, trong khi nếu họ có thể nhìn thấy rõ ràng thì họ sẽ nhận ra rằng A) Có một lý do kinh khủng để làm hoặc không làm việc gì đó, và B) trên thực tế chẳng có ai nghĩ đến bạn cả – họ bị che phủ bởi cuộc sống của họ.

Và khi sự mù quáng trì độn của một người làm họ mắc kẹt trong những mối quan hệ, công việc, thành phố, căn hộ, tình bạn…sai trái trong nhiều năm, đôi lúc hàng thập kỷ, rồi cuối cùng họ đã thay đổi được và nói “Tôi không thể tin được là mình không làm điều này sớm hơn,” hoặc “Tôi không thể tin được tôi không nhận thấy điều đó sai trái thế nào với mình.” Họ nên tin nó, vì đó là sức mạnh của sương mù.

3) Ở Bước 1, bạn rất rất ngu ngốc.

Một cách mà sự ngu ngốc này thể hiện trong chúng ta là chúng ta mắc phải những sai lầm rõ ràng giống nhau lặp đi lặp lại.1

Ví dụ rành rành nhất là cách mà sương mù thuyết phục chúng ta, hết lần này đến lần khác, rằng những thứ nào đó sẽ làm chúng ta hạnh phúc trong khi thực tế hoàn toàn không.

Sương mù trưng ra một dây cà rốt, nói với chúng ta rằng chúng là chìa khóa để hạnh phúc và nói chúng ta hãy quên đi hạnh phúc của ngày hôm nay để hướng mọi hy vọng của chúng ta đến hạnh phúc tương lai vì chúng ta sẽ lấy được những củ cà rốt đó.

Và mặc cho sự thật là sương mù chẳng hề biết cách thức hoạt động của hạnh phúc con người – và mặc cho sự thật là chúng ta có quá nhiều kinh nghiệm khi lấy được củ cà rốt và cảm nhận niềm vui thoáng qua, rồi sau đó nhìn thấy hạnh phúc phai tàn dần trở về lại trạng thái mặc định của chúng ta sau vài ngày—rồi chúng ta tiếp tục rơi vào cái trò đó.

Nó giống như việc thuê một chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn trong vấn đề kiệt sức, và họ khuyên bạn rằng chìa khóa là uống một ly espresso bất kì khi nào bạn mệt. Vì vậy bạn thử và nghĩ chuyên gia dinh dưỡng là một thiên tài cho đến 1g sau bạn thấy kiệt sức trở lại. Bạn quay lại với chuyên gia dinh dưỡng, người cho bạn lời khuyên tương tự, rồi bạn thử lại và điều tương tự xảy ra. Bạn sẽ sa thải chuyên gia dinh dưỡng, đúng không? Vậy tại sao chúng ta lại quá dại khờ khi nghe theo lời khuyên về hạnh phúc và sự mãn nguyện của sương mù?

Sương mù gây hại cho bạn nhiều hơn chuyên gia dinh dưỡng vì nó không chỉ cho chúng ta lời khuyên tệ hại mà bản thân sương mù cũng là nguyên nhân của bất hạnh. Giải pháp duy nhất cho vấn đề kiệt sức là đi ngủ, và con đường đích thực duy nhất để tăng hạnh phúc một cách bền vững, lâu dài là đạt được tiến bộ trong trận chiến chống lại sương mù.

Có một khái niệm trong tâm lý học được gọi là The Hedonic Treadmill
(vòng xoáy khoái lạc) cho rằng con người có một mức độ hạnh phúc mặc định cố định và khi một thứ gì đó tốt hoặc xấu xảy ra, sau một sự thay đổi ban đầu về mức độ hạnh phúc, chúng ta luôn quay về lại mức độ mặc định đó. Và ở Bước 1, điều này hoàn toàn đúng, khi bạn cố gắng để hạnh phúc hơn trong khi đang ở trong sương mù cũng giống như việc cố gắng làm khô cơ thể khi đang đứng dưới vòi nước đang chảy.

Nhưng tôi từ chối tin rằng loài người có thể xây nên những toà nhà chọc trời, viết những bản nhạc giao hưởng, bay lên mặt trăng và hiểu được hạt Higgs là gì lại không thể thoát khỏi vòng xoáy khoái lạc và cải thiện bản thân một cách ý nghĩa.

Tôi nghĩ cách để làm nó là bằng việc học cách trèo lên bậc thang ý thức cao hơn để dành nhiều thời gian của chúng ta hơn ở Bước 2, 3, và 4, và ít thời gian ở Bước 1 trong sương mù.

Bước 2: Làm mỏng sương mù để lộ ra bối cảnh

Loài người có thể làm một việc gì đó bất ngờ mà không có loài nào khác trên Trái đất có thể làm được—họ có thể tưởng tượng. Nếu bạn cho một con vật đứng trước một cái cây, chúng thấy một cái cây. Chỉ có con người có thể tưởng tượng hạt quả đầu (quả hạch của cây sồi) nằm trong đất cách đây 40 năm, cái cây trông cứng đờ ra sao khi mùa đông đến, và thân cây chết nằm đúng vị trí đó.

Đây là điều mầu nhiệm của Người cao cấp trong đầu chúng ta.

Ngược lại, các động vật trong đầu bạn, giống như những bà con trong thế giới thật của chúng, chỉ có thể nhìn thấy một cái cây, và khi chúng nhìn thấy một cái cây, chúng phản ứng ngay lập tức với nó dựa vào những nhu cầu nguyên thuỷ của chúng. Khi bạn ở Bước 1, tình trạng bị động vật kiểm soát của bạn thậm chí không nhớ được rằng Người cao cấp tồn tại, và những khả năng thiên tài của anh ấy bị lãng phí.

Bước 2 nói về việc làm mỏng lớp sương mù đủ để mang những khả năng và tư duy của Người cao cấp vào ý thức của bạn, cho phép bạn nhìn thấy đằng sau và xung quanh những việc xảy ra trong cuộc sống. Bước 2 nói về việc mang bối cảnh vào ý thức của bạn, nó tiết lộ một phiên bản sâu sắc hơn và nhiều sắc thái hơn của sự thật.

Có nhiều hoạt động có thể giúp làm giảm lớp sương mù của bạn. Đây là 3 hoạt động:

1) Học nhiều hơn về thế giới thông qua giáo dục, du lịch và trải nghiệm sống—khi tầm nhìn của bạn mở rộng, bạn có thể nhìn thấy một phiên bản rõ ràng hơn và chính xác hơn của sự thật.

2) Suy nghĩ chủ động. Một cuốn nhật ký hoặc trị liệu tâm lý có thể giúp bạn, về cơ bản là xem xét bộ não của bạn với sự trợ giúp của một chuyên gia xoá tam sương mù. Đôi lúc một câu hỏi mang tính giả thuyết cũng có thể được dùng như “kính bảo hộ sương mù” cho phép bạn nhìn một thứ gì đó rõ ràng xuyên qua sương mù—những câu hỏi như, “Tôi sẽ làm gì nếu tiền bạc không thành vấn đề?” Hoặc “Tôi sẽ khuyên một ai đó như thế nào về điều này?” hoặc “Khi tôi 80 tuổi, liệu tôi sẽ cảm thấy hối tiếc vì không làm việc này?” Những câu hỏi đó là một cách để hỏi ý kiến của Người cao cấp của bạn về một thứ gì đó mà không làm các con vật nhận ra chuyện gì đang diễn ra, vì thế chúng sẽ giữ bình tĩnh và Người cao cấp có thể được nói.2

3) Ngồi thiền, tập thể dục, yoga, etc.—những hoạt động đó giúp làm yên lặng cuộc trò chuyện huyên thuyên vô thức của bộ não, cho phép sương mù tan đi.

Nhưng cách dễ nhất và hiệu quả nhất để làm giảm bớt sương mù đơn giản là ý thức được nó. Bằng cách biết rằng sương mù tồn tại, hiểu được nó là gì và nó có những hình thức khác nhau ra sao, và học cách nhận ra khi nào bạn đang ở trong sương mù, bạn ngăn cản nó kiểm soát cuộc đời bạn. Bạn không thể tiến lên Bước 2 nếu bạn không biết khi nào bạn đang ở Bước 1.

Con đường tiến lên Bước 2 là bằng cách nhớ giữ ý thức về bối cảnh đằng sau và xung quanh những gì bạn nhìn thấy, và những quyết định bạn đưa ra.

Chính nó—duy trì nhận thức về sương mù và nhớ nhìn vào toàn bộ bối cảnh giúp bạn có ý thức, ý thức được thực tại, và làm bạn trở thành một phiên bản về bản thân tốt hơn nhiều so với bạn ở Bước 1. Một số ví dụ—

Đây là một người thu ngân thô lỗ trông như thế nào ở Bước 1 vs. Bước 2:

image

Đây là lòng biết ơn:

image

Một chuyện gì đó tốt đẹp xảy ra:

image

Một chuyện gì đó xấu xảy ra:


image

Hiện tượng mọi thứ đột nhiên có vẻ kinh khủng vào ban đêm trên giường ngủ:

image

Một chiếc lốp xe bị xì hơi:

image

Những kết quả dài hạn:

image

Nhìn vào bối cảnh làm chúng ta ý thức rằng chúng ta thực sự biết đến đâu về hầu hết các tình huống (cũng như những gì mà chúng ta không biết, như một ngày của người thu ngân đó diễn ra như thế nào), và nó nhắc chúng ta về sự phức tạp và sắc thái của con người, cuộc sống và những hoàn cảnh. Khi chúng ta đang ở Bước 2, phạm vi mở rộng hơn này và sự rõ ràng tăng lên làm chúng ta cảm thấy bình thản hơn và ít sợ hãi những thứ mà chúng thực tế không đáng sợ, và các con vật—chúng có được sức mạnh từ nỗi sợ và sự phát triển mạnh của vô thức—đột nhiên trông thật buồn cười:


image

Khi những cảm xúc động vật nhỏ mọn ít đi, những cảm xúc cấp tiến hơn của Người cao cấp—tình yêu, lòng từ bi, khiêm tốn, thấu cảm…- bắt đầu sáng lên.

Tin tốt là bạn không cần phải học hỏi gì để tiến lên Bước 2—Người cao cấp của bạn vốn đã biết được bối cảnh xung quanh mọi tình huống cuộc sống đó. Nó không đòi hỏi sự cố gắng, và không cần thêm thông tin gì—bạn chỉ cần suy nghĩ có ý thức về việc đang ở Bước 2 thay vì Bước 1 và bạn đang ở đó. Bạn có thể ở ngay tại Bước 2 bây giờ chỉ bằng cách đọc được điều này.

Tin xấu là cực kỳ khó để ở lâu trên bước 2. Hoàn cảnh khó xử ở đây là không dễ để duy trì ý thức về sương mù vì sương mù làm bạn vô ý thức.

Đó là thách thức đầu tiên trước mắt. Bạn không thể thoát khỏi sương mù, và bạn không thể lúc nào cũng làm nó mỏng đi được, nhưng bạn có thể giỏi hơn trong việc nhận ra khi nào sương mù dày đặc và phát triển những chiến thuật hiệu quả để làm mỏng sương mù bất kì lúc nào bạn ý thức tập trung vào nó. Nếu bạn đang tiến hoá thành công, khi bạn lớn tuổi hơn, bạn nên dành nhiều thời gian hơn ở Bước 2 và ít thời gian hơn ở Bước 1.

Bước 3: Thực tế gây sốc

Tôi . . . một vũ trụ của những nguyên tử . . . một nguyên tử trong vũ trụ. —Richard Feynman

_________

Bước 3 là khi sự việc bắt đầu trở nên kỳ quặc. Ngay cả khi ở Bước 2 trông thú vị, thích thú hơn, chúng ta nghĩ mình đang ở đây:

image

Dù nó trông thật thú vị, thì nó hoàn toàn là một sự ảo tưởng. Chúng ta sống những ngày của mình như thế chúng ta đang ở trên bãi cỏ xanh này và đất nâu cùng với bầu trời xanh và những chú sóc chuột và sâu bướm. Nhưng thực tế đây là những gì đang diễn ra:


image

Thậm chí thực tế hơn nữa, điều này đang diễn ra:

image

Chúng ta cũng có xu hướng nghĩ:

image
Cuộc đời bạn Dài và quan trọng

Khi thực tế là đây:

image

Bạn có thể nghĩ bạn là một người/ sinh vật.

image

Không, bạn là một tấn nguyên tử:

image

Đây là sự nhắc lại tiếp theo của sự thật trên bậc thang nhỏ bé của chúng ta, và bộ não của bạn không thể xử lý được nó. Yêu cầu một người tiếp thu sự rộng lớn mênh mông của không gian hay tính vĩnh viễn của thời gian hay tính chất nhỏ bé của các nguyên tử cũng giống như bắt một chú chó đứng bằng hai chân sau của nó—bạn có thể làm được nếu bạn tập trung, nhưng nó gây căng thẳng và bạn không thể giữ nó lâu được.3

Bạn có thể nghĩ về những sự thật này bất kì lúc nào—Vụ nổ Big Bang cách đây 13.8 tỷ năm, dài hơn khoảng 130,000 lần thời gian loài người đã tồn tại; nếu mặt trời là một quả bóng bàn ở New York, thì ngôi sao gần nhất với chúng ta sẽ là một quả bóng bàn ở Atlanta; dải Ngân hà lớn đến nỗi nếu bạn làm một mẫu mô hình thu nhỏ của nó to bằng diện tích của nước mỹ thì bạn phải dùng kính hiển vi mới thấy được mặt trời; các nguyên tử nhỏ bé đến nỗi những nguyên tử trong một hạt muối nhiều như những hạt cát ở tất cả các bãi biển trên trái đất. Nhưng thỉnh thoảng, khi bạn suy ngẫm về một trong những sự thật đó, hoặc khi bạn có cuộc trò chuyện đêm khuya với một người phù hợp, hoặc khi bạn nhìn chằm chằm các vì sao hoặc khi bạn nghĩ kỹ cái chết thực sự có nghĩa gì—bạn có một khoảnh khắc Whoa.

Một khoảnh khắc Whoa đích thực thì khó tìm được và thậm chí khó hơn để giữ nó lâu, giống như những khó khăn của chú chó khi đứng bằng hai chân sau. Suy nghĩ về cấp độ này của thực tế cũng giống như ngắm một bức ảnh đẹp bất ngờ của hẻm núi lớn Grand Canyon; một khoảnh khắc Whoa giống như việc đang ở hẻm núi Grand Canyon—hai trải nghiệm này giống nhau nhưng thực ra rất khác nhau. Những sự kiện có thể thú vị nhưng chỉ ở trong một khoảnh khắc Whoa bộ não của bạn bao trùm bản thân nó xung quanh thực tại đích thực. Trong một khoảnh khắc Whoa bộ não của bạn trong một giây đã vượt qua những gì nó được tạo nên để làm và mang đến cho bạn một cái nhìn thoáng qua về sự thật bất ngờ về sự tồn tại của chúng ta. Và một khoảnh khắc Whoa là cách bạn đi đến Bước 3.

Tôi yêu những khoảnh khắc Whoa. Chúng làm tôi cảm nhận một sự kết hợp mãnh liệt của sự kinh ngạc, hân hoan, nỗi buồn và sự kỳ diệu. Hơn bất kì thứ gì, chúng làm tôi cảm thấy buồn cười, sự khiêm tốn sâu sắc—và mức độ khiêm tốn đó làm nên những việc kỳ lạ cho một người. Trong những khoảnh khắc đó, tất cả những từ tôn giáo mà con người dùng—kinh ngạc, tôn sùng, phép mầu, sự kết nối bất diệt—hoàn toàn có lý. Tôi muốn quỳ xuống và đầu hàng. Đây là lúc mà tôi có cảm giác tâm linh.

Và trong những khoảnh khắc thoáng qua đó, không có sương mù—Người cao cấp của tôi có thể nhìn mọi thứ hoàn toàn rõ ràng. Thế giới đạo đức phức tạp thường ngày đột nhiên rõ ràng như pha lê, vì chỉ có những cảm xúc có thể đo được ở Bước 3 là ở mức cao nhất. Bất kì hình thức nào của tính nhỏ nhen hoặc căm ghét là một khái niệm nực cười ở Bước 3—khi không còn sương mù che mờ mọi thứ, các con vật trần trụi.

image

Ở Bước 1, tôi ngắt lời người thu ngân thô lỗ. Ở Bước 2, sự thô lỗ không làm tôi phiền lòng vì tôi biết nó liên quan đến anh ấy chứ không phải tôi, và tôi không biết được ngày hôm đó hoặc cuộc sống của anh ấy ra sao. Ở Bước 3, tôi thấy bản thân mình như một sự sắp xếp huyền diệu của các nguyên tử trong không gian rộng lớn mênh mông tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn trong sự vô tận bất diệt đã đến cùng với nhau để hình thành nên một khoảnh khắc của ý thức, đó là cuộc sống của tôi…và tôi thấy người thu ngân đó như một khoảnh khắc khác của ý thức tồn tại trong cùng điểm không gian và thời gian như tôi. Và cảm xúc duy nhất có thể mà tôi có đối với anh ấy ở Bước 3 là tình yêu.

image

Trong một cấp độ siêu việt của ý thức của khoảnh khắc Whoa, tôi nhìn thấy mọi sự tương tác, mọi động cơ, mọi tiêu đề báo chí rõ ràng một cách khác thường—và những quyết định khó khăn trong cuộc sống trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Tôi cảm thấy khôn ngoan.

Tất nhiên, nếu đây là trạng thái thường ngày của tôi thì tôi đã dạy cho các nhà sư ở cái chùa nào đó trên một ngọn núi ở Myanmar, và tôi không dạy cho sư nào ở đâu cả vì nó không phải là trạng thái bình thường của tôi. Những khoảnh khắc whoa rất hiếm và rất nhanh sau khoảnh khắc đó, tôi quay lại là một con người một lần nữa. Nhưng các cảm xúc và sự rõ ràng của Bước 3 quá mạnh mẽ đến nỗi ngay sau khi bạn ra khỏi bước đó, một số thứ vẫn còn vương lại. Mỗi lần bạn làm bẽ mặt các con vật thì một chút sức mạnh trong tương lai của chúng lên bạn sẽ giảm đi. Và đó là lý do tại sao Bước 3 rất quan trọng—dù không có người nào mà tôi biết có thể sống mãi mãi ở Bước 3, lui tới Bước 3 đều đặn sẽ giúp bạn đáng kể trong trận chiến giữa Bước 1 và Bước 2, làm bạn trở thành một người tốt hơn và hạnh phúc hơn.

Bước 3 cũng là câu trả lời cho bất kì ai buộc tội những người vô thần sống không luân lý hoặc hoài nghi, yếm thế hoặc theo chủ nghĩa hư vô hoặc tự hỏi làm sao những người vô thần tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống mà không có hy vọng và sự khích lệ của một kiếp sau. Đó là cách nhìn về một người vô thần của Bước 1, ở đó cuộc sống trên Trái đất bị xem nhẹ và nó giả định rằng bất kì cảm xúc hay xung lực tích cực nào hẳn phải do những hoàn cảnh bên ngoài của cuộc sống. Ở Bước 3, tôi cảm thấy hết sức may mắn khi còn sống và không thể tin được thật tuyệt làm sao khi tôi là một nhóm nguyên tử có thể suy nghĩ về các nguyên tử—Ở Bước 3, bản thân cuộc sống là quá đủ để khiến tôi thấy phấn khích, đầy hy vọng, yêu thương và tử tế. Nhưng Bước 3 chỉ đạt được vì khoa học đã dọn đường đến đó, đó là lí do tại sao Carl Sagan nói rằng “khoa học không chỉ tương hợp với tâm linh; mà nó còn là một nguồn gốc sâu xa của tâm linh.” Theo cách này, khoa học là “nhà tiên tri” của kết cấu này—người tiết lộ sự thật mới cho chúng ta và mang lại cho ta một cơ hội thay đổi bản thân mình bằng cách tiếp cận nó.

Tóm tắt lại—Ở Bước 1, bạn đang sống trong một quả bong bóng ảo tưởng mà Bước 2 làm nổ. Ở Bước 2, có sự rõ ràng hơn về cuộc sống, nhưng nó vẫn nằm trong một quả bóng ảo tưởng lớn hơn, một quả bóng mà Bước 3 đâm nổ? Nhưng Bước 3 được xem là sự rõ ràng hoàn toàn về sự thật, không có sương mù—vậy làm thế nào còn có bước khác nữa?

image

Bước 4: Điều chưa biết hết sức to lớn

Ở Bước 4, chúng ta được nhắc về sự thật trọn vẹn—là thế này:


image

Sự thật là, bất kì cuộc thảo luận nào về thực tế của chúng ta—về sự thật của vũ trụ hoặc sự tồn tại của chúng ta—là một ảo tưởng nếu không thừa nhận vết đốm lớn màu tía tạo nên hầu như tất cả thực tế đó.

Nhưng bạn biết con người rồi đấy—họ không thích đốm màu tía. Đốm màu tía gây đe doạ và làm bẽ mặt loài người, và chúng ta có một lịch sử phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của nó, giống như sống cạnh biển mà giả vờ như đại dương không tồn tại. Thay vào đó, chúng ta giậm chân và tuyên bố rằng bây giờ chúng ta cuối cùng đã giải quyết được vấn đề. Ở khía cạnh tôn giáo, chúng ta bịa đặt ra những điều hoang đường và cho rằng chúng là sự thật. Về mặt khoa học, chúng ta từng cố tin tưởng một cách dại khờ rằng “nhận ra bạn từng sai lầm kinh khủng về thực tế” là một hiện tượng chỉ ở trong quá khứ.

Hiểu biết về thực tại của chúng ta bị lật đổ bởi một phát hiện mới mang tính đột phá, nó giống như là một bước ngoặt ngoạn mục trong cuốn tiểu thuyết kì bí hào hùng mà nhân loại đang nghiền ngẫm, và tiến bộ khoa học thường được đánh dấu bằng những bước ngoặt đó—Trái đất hình tròn, hệ mặt trời lấy mặt trời làm tâm, chứ không phải tâm trái đất, khám phá về hạt hạ phân tử hay các thiên hà, và lý thuyết tiến hoá. Vậy làm thế nào, với kiến thức về tất cả những đột phá đó, mà Lord Kelvin, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất lịch sử, từng nói vào năm 1900, “Không có điều gì mới mẻ được khám phá trong vật lý học hiện giờ. Tất cả những gì còn lại càng ngày càng được đo lường chính xác”4—tức là, thời này, mọi bước ngoặt thực sự đã hết.

Tất nhiên, Kelvin đã sai giống như những nhà khoa học ngạo mạn khác trong lịch sử—thuyết tương đối rộng và sau đó là thuyết cơ học lượng tử rõ ràng sẽ lật đổ khoa học trong thế kỷ tới.

Ngay cả nếu chúng ta ngày nay thừa nhận rằng trong tương lai sẽ còn có nhiều bước ngoặt nữa, chúng ta có thể có xu hướng nghĩ rằng chúng ta đã hiểu được hầu hết các vấn đề chính và tiến gần hơn đến bức tranh hoàn thiện về thực tế hơn những người từng nghĩ rằng Trái đất là phẳng. Mà theo tôi, nghe có vẻ giống như điều này:

image


Sự thật là, hãy nhớ rằng chúng ta không biết vũ trụ là gì. Nó có phải là tất cả mọi thứ không? Hay nó là một bong bóng nhỏ trong một đa vũ trụ có nhiều bong bóng? Hay là vũ trụ không phải là một bong bóng mà là một ảo ảnh quang học ba chiều? Và chúng ta biết vụ nổ Big Bang, nhưng đó có phải là điểm bắt đầu của mọi thứ? Liệu có một thứ gì đó xuất hiện từ hư vô, hay là nó chỉ là thứ gần đây nhất trong một loạt chu kỳ dài của sự giãn nở/co rút?5  Chúng ta không biết gì về vật chất tối, và khi chúng ta thảo luận về Nghịch lý Fermi (Nghịch lý Fermi là sự trái ngược rõ ràng giữa những ước tính cao về khả năng tồn tại của các nền văn minh ngoài Trái Đất và sự thiếu hụt bằng chứng cho, hay sự liên hệ với, những nền văn minh đó) thì rõ ràng khoa học không biết được liệu có sự sống khác ngoài hành tinh không hoặc người ngoài hành tinh cấp tiến như thế nào.

Còn Lý thuyết dây thì sao, nó tuyên bố là bí mật để hợp nhất hai lý thuyết rất lớn nhưng dường như không liên quan của thế giới vật lý, thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử? Và có nhiều nhà khoa học vĩ đại đứng ở cả hai phe của cuộc tranh luận này. Và dân thường chúng ta, tất cả những gì chúng ta cần làm là xem xét hai lý thuyết được ủng hộ đó để nhận ra thực tế có thể quá khá biệt thế nào so với bên ngoài của nó: thuyết tương đối rộng nói với chúng ta rằng nếu bạn bay vào một lỗ đen và xoay quanh nó vài lần trong trọng lực mạnh và sau đó quay về Trái đất vài giờ sau khi bạn đi, thì vài thập kỷ đã trôi qua trên Trái đất trong lúc bạn đi. Và thuyết cơ học lượng tử nói với chúng ta—giống như hai hạt lượng tử xuyên qua vũ trụ từ một thực thể khác được liên kết một cách bí ẩn với nhau về mặt hành vi, hoặc một con mèo vừa còn sống và chết cùng lúc. cho đến khi bạn để mắt đến nó.

Và mọi thứ tôi đề cập ở đây vẫn nằm trong lĩnh vực hiểu biết của chúng ta. Như chúng ta đã nói ở trên, khi so sánh với một cấp bậc ý thức tiến hoá hơn, chúng ta có thể giống như một đứa bé 3 tuổi, một con khỉ, hoặc một con kiến—vậy thì tại sao chúng ta lại giả định rằng chúng ta có khả năng hiểu được tất cả mọi thứ trong vết đốm màu tía đó? Một con khỉ không thể hiểu được rằng Trái đất là một hành tinh hình tròn, quên đi chuyện nó hiểu được hệ mặt trời, thiên hà hay vũ trụ. Bạn có thể cố gắng giải thích điều đó cho một con khỉ trong nhiều năm trời và nó sẽ không thể nào hiểu được. Vậy chúng ta hoàn toàn không thể nắm bắt được gì ngay cả nếu có một loài thông minh hơn cố gắng hết sức để giải thích nó cho chúng ta.

Trên thực tế có 2 lựa chọn khi nghĩ về bức tranh lớn: sống khiêm tốn hoặc sống vô lý, ngu xuẩn.

Bề ngoài có vẻ chúng ta là trung tâm của vạn vật, sự không chắc chắn gây đe doạ chúng ta vì nó làm cho thực tế của chúng ta dường như trống trải, ảm đạm hơn chúng ta nghĩ- nhưng giờ đây, khi có quá nhiều thứ được tiết lộ ra, thì mọi thứ trông càng ảm đạm hơn với loài người chúng ta, vì vậy chúng ta nên chào đón sự không chắc chắn.

Nếu quan điểm mặc định của tôi là tôi có một vài thập kỷ sống ngắn ngủi và sau đó là sự không tồn tại vĩnh viễn, thì sự thật rằng chúng ta có thể hoàn toàn sai lầm nghe có vẻ như mang đến hy vọng rất lớn cho tôi.

Thật trớ trêu, khi tư duy của tôi đạt đến mức cao nhất của ngưỡng vô thần này, thì cái khái niệm là có một thứ quái quỉ gì đó thần thánh đối với chúng ta thực sự tồn tại, lại trở nên không có gì đáng cười nữa. Tôi hoàn toàn vô thần nhé khi mà trong đầu xuất hiện tư tưởng con người được sáng tạo bởi một thế lực thần thánh nào đó, theo thiển ý của tôi thì nó quá chắn chắn luôn rồi. Nhưng liệu có hay chăng một thế lực tối cao tồn tại? Dường như có nhiều khả năng. Liệu chúng ta có thể được tạo ra bởi một thứ gì đó/một ai đó lớn hơn chúng ta hoặc chúng ta đang sống như một phần của một mô hình mà không nhận ra nó? Chắc chắn là—Tôi là một đứa bé 3 tuổi, hãy nhớ, vì vậy tôi là ai mà dám nói không?

Đối với tôi, logic hoàn toàn dựa trên lý trí nói tôi trở thành người vô thần thay vì theo tất cả các tôn giáo trên Trái đất và thuyết không thể biết về bản chất của sự tồn tại của chúng ta hoặc một sinh vật cao cấp hơn có thể tồn tại. Tôi không đi đến kết luận đó thông qua bất kì dạng niềm tin nào, mà bằng logic.

Tôi thấy Bước 4 làm chúng ta sững sờ nhưng tôi không chắc tôi có thể tiếp cận nó theo cách tâm linh giống như tôi đôi lúc có thể tiếp cận với Bước 3— Những khoảnh khắc Whoa ở bước 4 có thể dành riêng cho những người tư duy ở cấp độ như Einstein—nhưng ngay cả nếu tôi không thể đặt chân lên Bước 4, tôi có thể biết rằng nó ở đó, nó có ý nghĩa gì và tôi có thể nhắc nhở mình về sự tồn tại của nó. Vậy nó giúp gì cho tôi?

Hãy nhớ lại tính khiêm tốn mà tôi đề cập ở Bước 3? Nó nhân điều đó lên 100 lần. Vì những lý do mà tôi vừa thảo luận, nó làm tôi cảm thấy nhiều hy vọng hơn. Và nó làm tôi thấy thoải mái phó mặc trước sự thật là tôi sẽ không bao giờ hiểu được chuyện gì đang diễn ra, làm tôi cảm thấy mình có thể ngồi xuống, thư giãn, và thưởng thức cuộc chơi. Theo cách này, tôi nghĩ Bước 4 có thể làm chúng ta sống nhiều hơn trong hiện tại—nếu tôi chỉ là một phân tử trôi nổi khắp một đại dương mà tôi không thể hiểu được thì tôi có thể tận hưởng nó.

Cách mà Bước 4 có thể giúp nhân loại là bằng cách giúp đập tan quan niệm về sự chắc chắn. Sự chắc chắn có tính nguyên thuỷ, ban sơ, dẫn đến những bộ lạc “chúng ta chống lại họ”, và bắt đầu những cuộc chiến tranh.

Chúng ta nên đoàn kết lại trong sự không chắc chắn của chúng ta, không bị chia rẽ trước sự chắc chắn nguỵ tạo. Và loài người càng quay trở lại và nhìn vào đốm màu tía đó, thì chúng ta sẽ càng có lợi.

Tại sao sự khôn ngoan là mục tiêu

Không có thứ gì xoá tan sương mù như giờ phút lâm chung, đó là lý do tại sao lúc đó con người có thể nhìn sự việc rõ ràng hơn và ước họ từng làm việc gì đó khác đi—Tôi ước mình đã dành ít thời gian làm việc; Tôi ước mình nói chuyện vói vợ nhiều hơn; Tôi ước mình đi du lịch nhiều hơn… Mục tiêu của sự phát triển bản thân là nên đạt được sự rõ ràng của phút lâm chung đó trong khi chúng ta vẫn còn sống để bạn có thể làm được một việc gì đó.

Cách để bạn làm được điều đó là phát triển sự khôn ngoan càng nhiều càng tốt, càng sớm càng tốt. Theo tôi, sự khôn ngoan là điều quan trọng nhất để nỗ lực hướng tới của một con người. Nó là mục tiêu lớn—bao trùm tất cả các mục tiêu khác. Tôi tin là mình chỉ có một và duy nhất một cơ hội để sống, và tôi muốn sống theo cách ý nghĩa và mãn nguyện nhất có thể—đó là kết quả tốt nhất cho tôi. Sự khôn ngoan mang đến cho con người hiểu biết sâu sắc để biết được “ý nghĩa và mãn nguyện” thực sự có nghĩa là gì và lòng can đảm để đưa ra những lựa chọn sẽ giúp họ đi đến đó.

Và dù kinh nghiệm sống có thể góp phần vào sự khôn ngoan, tôi nghĩ sự khôn ngoan hầu như đã có sẵn trong đầu chúng ta—nó là tất cả những gì mà Người Cao cấp biết. Khi chúng ta không khôn ngoan, đó là vì chúng ta không tiếp cận được sự khôn ngoan của Người Cao cấp vì nó bị che phủ trong sương mù. Sương mù chống phá sự khôn ngoan, và khi bạn tiến lên bậc thang cao hơn đứng ở vị trí rõ ràng hơn thì sự khôn ngoan đơn giản chỉ là một sản phẩm phụ của ý thức được nâng cao đó.

Một điều tôi học được là đôi khi già đi hoặc cao lên không tương đương với trưởng thành. Là một người trưởng thành chỉ về mức độ khôn ngoan của bạn—và hoá ra nó không có tương quan với tuổi tác. Sau một độ tuổi nào đó, trưởng thành nói về việc vượt qua màn sương mù của bạn, và điều đó liên quan đến con người chứ không phải tuổi tác. Tôi biết một số người lớn tuổi vô cùng khôn ngoan, nhưng cũng có nhiều người cùng tuổi tôi dường như khôn ngoan hơn bố mẹ họ về rất nhiều thứ. Một ai đó trên con đường trưởng thành có lớp sương mù mỏng khi họ lớn tuổi sẽ khôn ngoan hơn theo tuổi tác, nhưng tôi thấy điều ngược lại xảy đến với những người không chủ động trưởng thành—sương mù dày đặc xung quanh họ và họ trở nên kém ý thức hơn, và thậm chí họ chắc chắn hơn về tất cả mọi thứ, với tuổi tác.

Khi tôi nghĩ về những người tôi biết, tôi nhận ra mức độ tôn trọng và ngưỡng mộ của tôi đối với một người hầu như phù hợp với việc tôi nghĩ họ khôn ngoan và ý thức như thế nào. Người tôi xem trọng nhất là những người trưởng thành trong cuộc sống của tôi—và độ tuổi của họ hoàn toàn khác nhau.

Một cái nhìn khác về Tôn giáo

Bài thảo luận này giúp làm sáng tỏ những vấn đề của tôi với tôn giáo truyền thống. Trong thế giới tôn giáo, có nhiều người tốt, những quan điểm hay, những giá trị tốt và sự khôn ngoan, nhưng theo tôi, đó dường như là một thứ xảy ra bất chấp tôn giáo và không vì tôn giáo. Sử dụng tôn giáo cho mục tiêu phát triển đòi hỏi một sự đổi mới, vì về cơ bản, hầu hết tôn giáo dường như đối xử với con người như những đứa trẻ thay vì thúc đẩy họ trưởng thành. Nhiều tôn giáo ngày nay chơi đùa với sương mù của con người với người gây hoang mang “tin vào điều này hoặc điều kia…” Và những cuốn sách thường là một tiếng khóc gây chia rẽ ‘chúng ta chống lại bọn họ’. Họ khuyên con người nhìn vào Kinh thánh cổ để có những câu trả lời thay vì nhìn vào chiều sâu của tâm trí, và sự chắc chắn một cách ngoan cố, không lay chuyển được của họ khi nói đến chuyện đúng sai thường làm họ rớt lại phía sau khi nói về sự phát triển của các vấn đề xã hội. Sự chắc chắn của họ khi nói đến lịch sử rốt cuộc đã đẩy các môn đồ đi xa khỏi sự thật.

Vậy tôi là gì?

Vâng, tôi là một người vô thần.

Vậy nên tôi tạo ra một thuật ngữ cho tôi là gì—Tôi là một người theo chủ nghĩa Sự thật (Truthist). Trong kết cấu của tôi, sự thật là thứ tôi luôn tìm kiếm, sự thật là thứ mà tôi tôn thờ, và học cách nhìn thấy sự thật dễ dàng hơn và thường xuyên hơn là cái dẫn đến sự phát triển.

Trong chủ nghĩa sự thật, mục tiêu là trở nên khôn ngoan hơn theo thời gian, và sự khôn ngoan đến với bạn bất cứ khi nào bạn đủ ý thức để nhìn thấy sự thật về con người, những tình huống, về thế giới hoặc vũ trụ. Sương mù là thứ cản đường bạn, làm bạn vô thức, ảo tưởng và nhỏ mọn, do đó chiến lược trưởng thành hằng ngày là giữ được hiểu biết về sương mù và huấn luyện tâm trí bạn cố gắng nhìn thấy toàn bộ sự thật trong bất kì tình huống nào.

Theo thời gian, bạn muốn tỷ lệ [Thời gian ở Bước 2] / [Thời gian ở Bước 1] của bạn đi lên một chút mỗi năm, và bạn muốn ngày càng giỏi hơn trong việc đem lại những khoảnh khắc Whoa ở Bước 3 và nhắc bản thân về đốm màu tía Bước 4. Nếu bạn làm những việc đó, tôi nghĩ bạn đang tiến hoá theo cách tốt nhất có thể, và nó sẽ có những tác động sâu sắc lên mọi mặt của cuộc đời bạn.

Đó là nó. Đó là Chủ nghĩa sự thật.

Bằng cách định nghĩa kết cấu này sẽ giúp—Tôi sẽ biết tập trung chú ý vào nơi nào, đề phòng cái gì, và làm thế nào đánh giá sự tiến bộ của tôi, sẽ giúp tôi đảm bảo mình thực sự đang tiến bộ và đưa đến sự phát triển nhanh hơn.

Để giúp mình tiếp tục nhiệm vụ, tôi tạo ra một logo Chủ nghĩa sự thật:

image

Đó là biểu tượng của tôi, câu thần chú của tôi, WWJD của tôi—nó là thứ tôi có thể nhìn vào khi một chuyện gì đó tốt hay xấu xảy ra, khi có một quyết định lớn sắp tới, hoặc trong một ngày bình thường như một lời nhắc hãy ý thức về sương mù và tập trung vào bức tranh lớn.

Và bạn là gì?

Thách thức của tôi đối với bạn là hãy xác định một thuật ngữ dành cho bản thân bạn tóm tắt chianh xác cơ cấu phát triển của bạn.

Nếu đạo Cơ đốc là biểu tượng của bạn và nó thực sự giúp bạn trưởng thành, thì từ đó có thể là Christian. Có lẽ bạn đã có sẵn chiến lược tiến lên được định nghĩa rõ ràng của bạn và bạn chỉ cần một cái tên cho nó. Có thể chủ nghĩa sự thật có lý với bạn, giống với cách bạn đã nghĩ, và bạn muốn thử là một người theo chủ nghĩa sự thật cùng với tôi.

Hoặc có thể bạn không biết kết cấu trưởng thành của bạn là gì, hoặc những gì bạn đang dùng là không hiệu quả. Nếu A) bạn không cảm thấy mình đang phát triển theo một cách ý nghĩa trong vài năm qua, hoặc B) bạn không thể chứng thực những triết lý và giá trị của bạn với lý lẽ thực tế quan trọng đối với bạn, khi đó bạn cần tìm một cơ cấu mới.

Để làm việc này, chỉ cần hỏi bản thân bạn những câu hỏi tương tự mà tôi đã hỏi bản thân tôi: Mục tiêu mà bạn muốn phát triển tới là gì (và tại sao lại là mục tiêu đó), con đường nào đưa bạn tới đó, cái gì cản đường bạn, và bạn vượt qua những chướng ngại vật đó như thế nào? Điều quan trọng nhất, làm thế nào bạn duy trì sự mạnh mẽ và luyện tập, thực hành trong nhiều năm chứ không phải trong 4 ngày? Sau khi bạn nghĩ về nó, hãy đặt tên cho kết cấu và tạo ra một biểu tượng hoặc câu thần chú.

Tôi hy vọng tôi đã thuyết phục được bạn điều này quan trọng như thế nào. Đừng đợi cho đến lúc bạn lâm chung rồi mới biết cuộc đời là gì.


Bài viết trên được bạn Rubi bên Tâm Lý Học Tội Phạm dịch từ bài gốc Religion for the Nonreligious  tác giả Tim Urban