Bài viết ngắn thôi 😉 gắng đọc
Tại sao lại gọi là ý thức hệ: Là vì nó là một hệ thống, tập hợp các niềm tin phản ánh lợi ích hay/và quan điểm của một số tầng lớp nhất định, và trong trường hợp này, nó là 'bá quyền' (hegemon) theo thuật ngữ của Gramsci hay chính 'người chuyển giới'. Bản thân nó nắm giữ những lập luận và tiền giả định để phân biệt nó với những hệ tư tưởng khác. Nhưng đó không phải là phần quan trọng của việc trở thành một hệ tư tưởng, vì đặc điểm xác định khiến một nhóm niềm tin trở thành một hệ tư tưởng là sự áp đặt từ trên xuống của nó. Đó là mong muốn áp đặt về mặt hệ thống của nó để chuyển biến niềm tin của dân chúng thành phù hợp với chính nó.
Sự áp đặt này khác biệt và đối lập với khái niệm áp đặt một tập hợp niềm tin vào dân số như một cách để nâng tầm và tôn vinh trải nhiệm của dân chúng, hay sự áp đặt đồng thuận. Thay vào đó, sự áp đặt hệ tư tưởng này trái ngược với niềm tin và trải nhiệm chung của đối tượng dân số mà họ muốn hướng đến.
Ý thức hệ trong trường hợp này phục vụ một chức năng bảo thủ một cách nghịch lý, đó là bảo tồn hoặc củng cố vị thế của bên áp đặt hệ tư tưởng đó. Ý thức hệ chuyển giới như một phần của lý thuyết giới phục vụ chức năng này khi nó tìm cách áp đặt bản thân và lý luận của nó lên tâm trí của dân chúng, đứng trên lập trường đạo đức tuyệt đối và cao cả, tự tách biệt thể chế khỏi dân số nói chung, giữ chính nó và chính thể mang và thể hiện những phẩm chất như vậy là công lý và bình đẳng một cách cao cả bên trên sự bất công của quần chúng nói chung, do đó biện minh cho sự thống trị chính nghĩa của nó đối với dân chúng và gạt bỏ bất kỳ lực lượng phản kháng nào - hay cái mà Gramsci gọi là thành phần du kích (partisan) - là thế lực xấu xa.
Nói chính xác hơn, trong khi các thành phần du kích tìm cách cải cách, đổi mới và sáng tạo ra những ý tưởng, giá trị và hình thức giá trị mới nhằm nâng tầm và phản ánh lợi ích và kinh nghiệm của dân chúng, thì những ý tưởng và giá trị mới của bá quyền chỉ quan tâm đến việc duy trì sự thượng đẳng về đạo đức và sự cao cả của chính nó.
Thực tế của một tập hợp các giá trị đóng vai trò trung gian trong một nền văn hóa đề cao địa vị bá chủ - sự thống trị tuyệt đối của nó trong giáo dục, truyền thông, chính trị và văn hóa tiêu dùng - xác định một tập hợp niềm tin là một 'hệ tư tưởng' thực sự theo cách nhìn nhận Mác-xít.
Một dấu hiệu cho sự tồn tại của của hệ tư tưởng đang diễn ra có thể được xác định một cách biện chứng bằng sự hiện diện của một phe du kích thực sự và đáng kể. Điều này là vì phe du kích là một 'phản ứng' trước sự thống trị của bá quyền. Trên thực tế, biểu hiện của biện chứng này là sự tồn tại của một nền văn hóa bị chính trị hóa cao độ, bao gồm cả những người theo phe bá quyền cũng như phe du kích. Nền văn hóa du kích không thể bị đè bẹp thực sự vì sự thực văn hóa bá quyền tồn tại phụ thuộc chính vào sự tồn tại của du kích (vì không có văn hóa chân chính thì không thể có sự tồn tại của bá quyền đề áp đặt, đảo ngược và cố gắng đàn áp nó), bản thân văn hóa bá quyền cũng chỉ có mục đích là đè nát hoặc biến tướng văn hóa chân chính mà thôi.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, văn hóa du kích - theo định nghĩa là văn hóa chân chính - hoàn toàn có thể tồn tại bất kể sự tồn tại của bá quyền. Trong trường hợp này - tức trường hợp văn hóa du kích thống trị - khó mà có mặt được sự hiện diện từ bên trong một thứ tiệm cận văn hóa bá quyền, và đi theo đó là khó mà tồn tại một dân số phân cực chính trị cao.
Tất cả những điều trên là cách nói hoa mỹ hơn của: Nếu việc áp đặt một tập hợp niềm tin chính nó nâng tầm những niềm tin và giá trị gần gũi và thân thiết với người dân, thì họ sẽ không phản ứng gì trước sự áp đặt đó, do đó người dân sẽ ngay từ đầu không quan tâm đến mặt chính trị của những giá trị như vậy, vì chẳng ích gì ở việc tập hợp lại để chống lại thực tế của chính họ. Hiểu điều này, chúng tôi suy luận rằng không có lý do gì để có một phản ứng ngay từ đầu nếu một tập hợp các niềm tin được củng cố không có ảnh hưởng đáng kể đến người dân, phản ứng chỉ tồn tại thực chất khi một hệ tư tưởng nào đó trực tiếp chống lại người dân và gây ra sự tiêu cực, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.
Biết được điều này, chúng tôi cũng thừa nhận rằng mọi phản ứng đối với tư tưởng chuyển giới cho đến nay chủ yếu là thất bại theo nghĩa hoặc là nó không phân tích được căn nguyên của thứ chủ nghĩa này, hoặc chính những phản ứng ấy là mặt trái của bá quyền đang hành động để gây ra và kéo dài xung đột. Các phong trào chống LGBT sau đó thường đi đến việc tôn vinh giới tính của chính họ hoặc đơn giản là trở thành phản động. Không nên và không thể giải quyết vấn đề bằng cách tẩy chay các cá nhân hoặc không chịu hiểu trải nghiệm sống của họ, mà nên giải quyết vấn đề đó bằng cách giải quyết đúng đắn thông qua các phương tiện khoa học, giải quyết các mâu thuẫn xã hội và bằng cách làm gương hoặc ít nhất là tuyên truyền các tấm gương để hướng dẫn giới trẻ về việc thế nào và làm thế nào để trở nên nữ tính hay nam tính, và cách cư xử đúng mực, cách trở nên mạnh mẽ, cách yêu bản thân cả trong lẫn ngoài, cách phát triển bản thân. Chúng ta nên tìm cách đấu tranh chống lại tình trạng tình dục hóa quá mức trong thời đại hiện đại của chúng ta không phải bằng cách tự tôn vinh tình dục hay kỳ thị, mà bằng giáo dục và làm gương. Ở mặt này, thì những người như Jordan Peterson hay ngay cả là Andrew Tate đang làm tốt, bất kể quan điểm của họ có sai ở điểm nào.
Thế thôi! 😉
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất