Bạn có dám nhìn thẳng, đối diện với bóng tối trong mình, hay để nó chế ngự và dẫn lối bạn đến hố sâu địa ngục nơi tâm hồn? Chính bạn, không phải ai khác, được quyền lựa chọn CON NGƯỜI MÌNH TRỞ THÀNH.
Bài viết được mình trích trong cuốn sách Những cảm xúc bị dồn nén của tác giả Isador Henry Coriat. Ông là một bác sĩ tâm thần và nhà thần kinh học người Mĩ gốc Ma-rốc. Ông là một trong những nhà phân tâm học đầu tiên của Mĩ, cũng là một trong những người sáng lậ Hiệp hội Phân tâm học Boston. Trong bài viết sẽ có một số thuật ngữ của chuyên ngành Phân tâm học, mình sẽ chú thích ở cuối mỗi đoạn nhé. Chúc mọi người một ngày tốt lành!
Dồn nén cảm xúc là một cơ chế phòng vệ của ý thức chống lại những đau khổ tinh thần. Cơ chế này như một tấm khiên bảo vệ tinh thần. Rủi thay, nếu nó thất bại, có thể dẫn đến các rối loạn thần kinh nghiêm trọng. Trong quá trình dồn nén, có một mâu thuẫn liên miên giữa các cảm xúc nguyên sơ tồn tại trong vô thức với những xung năng thôi thúc tiến hóa cao hơn trong ý thức của con người. Cơ chế dồn nén là gốc rễ toàn bộ tư tưởng của Freud về đầu óc con người. Nếu không hiểu rõ về thuyết dồn nén đi theo cá nhân ở mọi giải đoạn phát triển tinh thần, từ tinh thần ban sơ của đứa trẻ, đến các kiểu mẫu được thống nhất rất phức tạp của đầu óc người lớn.
Ảnh bởi
Tammy Gann
trên
Unsplash
Trong quá trình phát triển của cá nhân, những thành phần quyền lực nhất định của đời sống tinh thần - chẳng hạn như xung năng ái dục - có thể phải trải qua sự dồn nén này. Trước khi hình thành một yếu tố xã hội, dồn nén trước hết là một hiện tượng cá nhân có tầm quan trọng lớn.
Sex motive (sex drive/sexual motivation): Là xung năng hay lực thôi đẩy phải thỏa mãn các nhu cầu tính dục, thông qua hoạt động tình dục trực tiếp hoặc những hành động thường không liên quan ( Ví dụ như thăng hoa). Trong tâm lí học của Freud, những khái niệm ban đầu về tình dục (sexuality) được mở rộng để bao trọn mọi hoạt động nhằm đạt được hay thỏa mãn khoải lạc của con người.
Từ thơi kì ban sơ của lịch sử nhiều cảm xúc đã bị gạt sang một bên, các rào cản tâm lí được dựng lên để ngăn cản cảm xúc tiến nhập vào vùng ý thức. Dồn nén không phải chỉ tạm kìm lại, đình chỉ lại những cảm xúc hoặc suy nghĩ bị cấm đoán. Mặc dù bị đẩy vào vô thức, nhưng những suy nghĩ và cảm xúc này lại đặc biệt năng động như thể tràn đầy năng lượng, như thể chúng được nhận thức rõ ràng trong ý thức. Các lực vô thức này có tầm quan trọng lớn hơn trong quá trình phất triển của cả giống loài cũng như mỗi cá nhân:
I, Đối với phát triển giống loài, chúng có thể dẫn đến mọi dạng bệnh tâm thần không ngừng quét qua xã hội.
II, Đối với phát triển cá nhân, chúng như là những cơ chế phòng vệ bản thân khỏi các ý nghĩ khổ đau, hay hoạt động dưới dạng những kẻ tạo ra triệu chứng của bệnh loạn thần kinh chức năng sau này.
Ảnh bởi
Sydney Sims
trên
Unsplash
Khái niệm dồn nén cảm xúc này rất quan trọng đối với phân tâm học. Nó giúp các nhà phân tâm hiểu được các chứng rối loạn thần kinh chức năng khác nhau và những trò đùa tâm trí, chẳng hạn như tình trạng quên mất các từ quen thuộc. Tầm quan trọng xã hội của nó còn lớn đến mức: Xã hội văn minh sẽ nhanh chóng trở nên hỗn loạn nếu không có tác động của dồn nén cá nhân trong việc bảo vệ tính cách con người và trong việc dựng lên các rào cản xã hội nhất định. Ngay cả trong những bộ tộc nguyên thủy cũng tồn tại những cấm đoán về mặt phẩm hạnh- đạo đức và tôn giáo nhất định. Những cấm đoán này thực sự là những hình thái sơ khởi của dồn nén cá nhân và xã hội. Người man rợ, người văn minh, anh ta có thể chẳng thấy xấu hổ tí nào khi khỏa thân. Ấy vậy anh ta lại bị ràng buộc bơi những cấm đoán nhât định của bộ tộc- được gọi tên là taboo ( điều cấm kị), đây là bộ luật bất thành văn cổ xưa nhất của con người.
Phần I đến đây là hết. Mọi thắc mắc có thể liên hệ với tác giả bài viết. Tác giả sẽ tiếp nhận mọi đóng góp đến từ mọi người. Nếu mọi người yêu thích Phân tâm học thì có thể ủng hộ mình để tạo động lực cho mình viết tiếp phần II nhé, cảm ơn mọi người rất nhiều. Chúc mọi người một ngày tốt lành!!!