Lời tựa:

Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                 
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. 
                                 
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. Sau khi hoàn thành mình sẽ tạo file pdf và chia sẻ free cho mọi người.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:



Bức thư số 27

Bạn thân mến!
“Ồ, phải chăng bạn đang khuyên bảo tôi?”, bạn nói. “Vậy hẳn bạn đã tự khuyên mình? Và giờ đây bạn đã đạt đến sự thông thái ấy, để có thời gian đi chỉnh sửa người khác”. 
Tôi không phải kiểu giả nhân giả nghĩa ấy, khuyên bảo người ta cách chữa khi chính mình đang bệnh. Không, tôi ở trên cùng chiến tuyến, và những lời tôi nói với bạn là về những điều chưa tốt của bạn cũng như của chính tôi, cùng một chút bàn luận về cách loại bỏ chúng. Vậy nên hãy coi đó như những lời tôi nói với chính tâm can mình: tôi để bạn “vào phòng riêng của tôi”, và tự cho mình những lời khuyên dưới sự chứng kiến của bạn.
Rõng rạc và rõ ràng, tôi nói với bản thân mình: “Đếm số năm ta có, và ta sẽ cảm thấy xấu hổ khi có cùng những ước muốn và mục đích (dại khờ thiếu suy xét) như khi ta còn bé. Hãy tự cho bản thân mình một món quà, vì cái chết đang đến với ta: hãy để những thói xấu chết trước ta. Gạt bỏ những mong muốn không suy nghĩ ấy, vì chúng lấy đi của ta rất nhiều: chúng làm hại ta cả trước và sau khi ta đạt được chúng. Cũng giống như sự lo lắng vì một hành động tội lỗi (ta thực hiện) không rời ta, ngay cả khi không ai phát hiện ra lúc ta phạm tội; những mong muốn xấu luôn kéo theo sự ăn năn ngay cả khi chúng không còn trong tâm trí ta nữa. Chúng không chắc chắn, và không đáng tin cậy: ngay cả khi chúng không làm hại ta, chúng cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Hãy tìm kiếm những thứ tốt lành có thể ở lại với mình. Phẩm cách là thứ duy nhất như vậy, vì nó cho ta niềm vui sướng thuần khiết và vĩnh cửu. Ngay cả khi có thứ gì chặn niềm vui ấy lại, nó cũng chỉ gián đoạn như cách ánh sáng mặt trời bị mây che đi, tức là trong thoáng chốc chứ không thể lâu dài”.
Khi nào thì bạn mới có thể tận hưởng niềm vui ấy? Bạn đã không lười nhác đến thời điểm này, nhưng hãy khẩn trương hơn nữa. Còn rất nhiều việc phải làm, và bạn phải thực sự tập trung và kiên trì của mình nếu bạn muốn có kết quả. Đây không phải là thứ có thể giao cho người khác làm thay bạn.
Một dạng hành động khác về văn chương có thể cho ta cơ hội tìm kiếm sự hỗ trợ. Trong trí nhớ của tôi Calvisius Sabinus, một người giàu có, người có cả tiền thừa kế và tính cách của một kẻ nô lệ được giải phóng (theo mình thì ý đây là sự mong muốn được trở nên có học thức), tôi chưa bao giờ thấy trường hợp trọc phú nào may mắn như thế. Trí nhớ của ổng tồi đến mức có lần ổng quên mất Ulysses, lần khác Achilles hay Priam, những người mà chính ổng biết rõ như lòng bàn tay. Ông ta, một nhà sử học (về các tên tuổi lớn) già nua, thay vì tự thu thập lại tài liệu về các tên tuổi nổi tiếng, chỉ toàn bịa ra chúng – không ai từng bàn về chế độ với nhiều sự sai lệch như ông ta về Trojans và Achaeans. Tuy nhiên, ông ta luôn muốn mình được xuất hiện như người học thức. Vậy nên ông ta xài tiền vào việc mua những tên nô lệ, người thì có thể đọc thuộc lòng các tác phẩm của Homer, người khác Hesiod. Tổng cộng là 11 tên nô lệ như vậy. Giá cả đừng hỏi cao đến mức nào, vì nếu không có tên nô lệ nào phù hợp, ổng sẽ trả tiền để người ta huấn luyện một tên như vậy. Khi đã tụ hợp đầy đủ, ông ta bắt đầu làm khổ những vị khách của mình theo ý tưởng điên rồ của ổng: ổng để những tên nô lệ quỳ dưới chân mình (và nhắc mỗi khi ông ta quên điều gì hay ai đó). Nhưng ngay cả khi ông ta thường xuyên hỏi chúng về những câu mà ông ta muốn trích, thì ổng cũng toàn dừng ở giữa câu trích mà thôi.
Satellius Quadratus, người thường cười nhạo những kẻ giàu có mà ngu ngốc, bằng chính cách nịnh nọt chúng và đem chúng ra làm trò cười, đã mỉa Sabinus rằng ngay cả người phục vụ bàn của ổng cũng nên là một kẻ học thức. Khi Sabinus thành thật trả lời rằng việc đó sẽ tốn một khoản kha khá, Satellius liền làm mặt ngạc nhiên và nói: "Ông có thể mua cả đống thư viện với số tiền ít hơn thế". Nhưng Sabinus rất bảo thủ, và cho rằng bất cứ kiến thức gì nô lệ của ổng biết cũng thuộc về ổng. Satellius thậm chí còn khuyến khích Sabinus luyện tập đấu vật, dù cho ông ta gầy đét, trông lúc nào cũng ốm yếu nhợt nhạt. Khi Sabinus trả lời: "Làm sao tôi có thể? Tôi thậm chí còn chỉ sống lay lắt qua ngày". Satellius đã nói: "Ồ, ông bạn, làm ơn đừng nói vậy. Ông không thấy ông có bao nhiêu tên nô lệ khỏe như trâu thế này sao?".

Tóm lại thì, sự minh mẫn của tâm trí không thể có từ việc mua hay mượn của kẻ khác. Tôi nghĩ ngay cả khi có người bán nó, cũng sẽ không ai mua. Chỉ có những tính cách đồi bại là vẫn được mua bán mỗi ngày.

Giờ thì là quà của bạn.

Nghèo đói mà được điều chỉnh cho phù hợp với những nhu cầu của tự nhiên thì cũng không khác gì giàu có vậy.

Epicurus đã lặp đi lặp lại câu nói này, nhưng một thứ ý nghĩa như thế có nhắc bao nhiêu cũng không bao giờ là đủ, khi mà người ta vẫn cứ không thể thực hiện nó. Có những người cần giải pháp được đưa ra trước mặt họ, người khác thì bạn phải nhét chữ vào đầu họ.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 “How is it that you are advising me?” you say. “Have you already advised yourself? Have you got yourself straightened out? Is that why you have the time to correct others?” I am not such a hypocrite as to off er cures while I am sick myself. No, I am lying in the same ward, as it were, conversing with you about our common ailment and sharing remedies. So listen to me as if I were talking to myself: I am letting you into my private room and giving myself instructions while you are standing by.
2 Loud and clear I tell myself: “Count your years, and you will be ashamed to have the same wishes and intentions you had as a child. Give yourself this gift as your day of death approaches: let your faults die before you. Dismiss those turbulent desires that cost you so much: they do harm both ahead of time and after the fact. Just as the worry over criminal acts does not depart, even if they are not discovered at the time, so also with wrongful desires: remorse remains when they themselves are gone. Th ey are not solid, not dependable: even if they do no harm, they are fl eeting. 3 Look about, rather, for some good that will remain. Th ere is none but that which the mind discovers for itself from out of itself. Virtue alone yields lasting and untroubled joy.* Even if something does get in the way of that joy, it is interrupted only as daylight is by clouds, which pass beneath but do not ever overcome it.” 4 When will it be your lot to attain to that joy? You have not been idle up to now—but pick up the pace. Much work remains to be done; and you must be the one to put in the attention and the toil if you want results. Th is is not something that can be delegated.
5 Another kind of literary activity allows for assistance. Within my memory there was Calvisius Sabinus, a wealthy man, who had both the inheritance and the character of a freedman—I never saw such a vulgarian with such a fortune.* So bad was his memory that he used to forget at one moment the name of Ulysses, at another that of Achilles or Priam, all of whom he knew just as well as we know our personal attendants from childhood. Th e aging nomenclator,* instead of recollecting names, simply makes them up—but no such person has ever addressed a constituency in as many wrong ways as Calvisius did the Trojans and the Achaeans. 6 Nonetheless, he wanted to appear learned. So he devised an expedient: he spent a great deal of money on slaves, one of whom was to know Homer by heart, another Hesiod, plus nine more, each assigned to one of the lyric poets. It is no wonder the cost was high, since any that were not to be found he paid to have instructed. Once he had assembled this staff , he began to pester his dinner guests. He had the slaves right by his feet; and yet even though he regularly asked them for verses to quote, he often came to a halt in midsentence.
7 Satellius Quadratus, who used to prey on the rich and stupid and (what goes with that) fl atter them and (what goes with both) make fun of them too, had persuaded Sabinus that even his busboys should be literary scholars. When Sabinus pointed out that such slaves cost him a hundred thousand sesterces apiece, he said, “You could have bought as many libraries for less.” Yet Sabinus was of the opinion that any knowledge possessed by anyone in his household was something he knew himself. 8 Th e same Satellius began to encourage him to take up wrestling, though he was physically slight, pale, and sickly. When Sabinus replied, “How can I? I’m barely alive!” he said, “Oh, please don’t say that! Don’t you see how many superhealthy slaves you have?” Excellence of mind cannot be borrowed or bought. I think too that if it were for sale, it would not find a buyer. Yet wickedness is purchased every day.
9 But take what I owe you, and then farewell: 
Poverty that adjusts to nature’s restrictions is wealth.
Epicurus says this repeatedly in one passage and another, but a thing is never said too much when it has not been well enough learned. Some people need to have remedies shown to them; others need them trodden in.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: