Bồ đề tâm là cái tâm hướng tới sự giác ngộ để giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ.
Bồ đề tâm là cái tâm hướng tới sự giác ngộ để giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ.
Trong Phật giáo, Tâm giác ngộ được gọi là Bồ đề tâm, luôn sẵn sàng để chúng ta nhận ra nó, trong đau đớn cũng như trong niềm vui. Sau đây là bài chia sẻ của Pema Chödron về cách phát tâm Bồ đề, và làm thế nào để nuôi dưỡng tâm Bồ đề, "điểm mềm" luôn tồn tại trong sâu thẵm mỗi con người.
Khi tôi 10 tuổi, tôi nhận được sự dạy dỗ về Bồ đề tâm từ một bà lão đang ngồi dưới ánh mặt trời. Tôi đi dạo bên nhà bà ấy trong một buổi chiều buồn bã và cô đơn. Tôi điên loạn khi bị đám bạn trêu chọc, nên tôi đá bất cứ thứ gì trên đường đi của tôi. Bà ấy nhìn tôi và cười, "Này cô bé, đừng hành động theo cách mà trái tim của cháu đông cứng lại!"
Ngay lúc đó, tôi đã nhận ra điều này: Chúng ta có thể để cho những nghịch cảnh trong cuộc sống làm cho chúng ta trở nên căm phẫn và sợ hãi, hoặc chúng ta có thể làm cho nó mềm hơn, chúng ta có thể tử tế và cởi mở hơn với những gì làm chúng ta sợ hãi và tức giận. Chúng ta luôn có sự lựa chọn!
Nếu chúng ta hỏi Đức Phật, "Bồ đề tâm là gì?" Ngài có thể sẽ nói với chúng ta rằng, từ này dễ hiểu hơn là dịch nghĩa của nó. Ngài khuyến khích chúng ta tìm ra cách để giải đáp ý nghĩa của nó trong cuộc sống. Ngài khơi gợi chúng ta bằng cách thêm thông tin rằng, chỉ có Bồ đề tâm (bodhicitta) mới có khả năng biến đổi những tâm hồn đau khổ, nhiều định kiến và sợ hãi.
Cittaa có nghĩa là "tâm" và cũng là "trái tim" hay "thái độ." Bodhi có nghĩa là "thức tỉnh" hay "giác ngộ". Đôi khi "trái tim" chai sạn đó cũng có lúc yếu mềm.
Nó thường được đánh đồng với khả năng yêu thương của chúng ta. Ngay cả những người tàn ác nhất cũng có điểm mềm này, họ cũng có những lúc yếu lòng. Ngay cả những con vật xấu xa nhất cũng yêu con cái của chúng.
Như Chögyam Trungpa Rinpoche đã nói, "Mọi người đều yêu cái gì đó, ngay cả khi nó chỉ là bánh Pizza! Chúng ta có thể học cách nắm lấy khoảnh khắc dễ bị tổn thương nhất như: tình yêu, lòng biết ơn, sự cô đơn để đánh thức tâm Bồ đề.
Nếu so sánh Bồ đề tâm như trái tim tan vỡ là một sự thô thiển. Đôi khi trái tim tan vỡ sẽ sinh ra cảm xúc tiêu cực như: Giận dữ, oán giận, lo lắng và đổ lỗi. Nhưng dưới sự cứng cỏi của bộ áo giáp đó, là một sự đau đớn thực sự của nỗi buồn.
Đây là mối liên kết của chúng ta với tất cả những người đã từng yêu thương. Bồ đề tâm có thể dạy chúng ta lòng bi mẫn lớn lao. Nó có thể hạ thấp "cái tôi" khi chúng ta kiêu ngạo và làm dịu khi chúng ta tức giận. Nó đánh thức chúng ta khi chúng ta thờ ơ với mọi thứ.
Một phụ nữ trẻ đã viết thư cho tôi về việc tìm thấy chính mình ở một thị trấn nhỏ ở Trung Đông, bao quanh là những người đang cười, hét lên và đe dọa ném đá vào cô ấy và bạn bè của cô vì họ là người Mỹ.
Tất nhiên cô ấy đã rất sợ, và điều gì đã xảy ra với cô ấy thật thú vị. Đột nhiên cô nhận ra là mọi người trong suốt lịch sử đã từng bị khinh bỉ như thế. Cô hiểu điều gì gây ra nó: dân tộc, nguồn gốc chủng tộc, giới tính...Một cái gì đó mở ra và cô nhìn thấy với một quan điểm mới. Cô thậm chí còn hiểu được nhân cách chung của cô với những người ghét cô. Ý nghĩa của mối liên hệ sâu xa, thuộc cùng một gia đình, là Bồ đề tâm.
Những người rèn luyện hết mình trong việc đánh thức Bồ đề tâm vô điều kiện được gọi là Bồ tát hay chiến binh. Những chiến binh này không phải là những kẻ giết người mà họ là những người chiến đấu với mọi rào ngản ngăn họ giúp đỡ người khác.
Bồ đề tâm có 2 loại. Trước tiên là Bồ đề tâm vô điều kiện, một kinh nghiệm trực tiếp không còn khái niệm, ý kiến và sự bình thường của chúng ta. Đó là một cái gì đó rất tốt mà chúng ta không thể làm suy giảm nó.
Thứ hai là Bồ đề tâm tương đối, khả năng của chúng ta để giữ cho trái tim và tâm trí mở ra để chịu đựng mà không bị đóng lại.
Những người rèn luyện hết mình trong việc đánh thức Bồ đề tâm vô điều kiện là những vị Bồ tát. Họ là những người sẵn sàng làm việc ngay giữa đám lửa để giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ.
Chúng ta có nhiều ví dụ về các chiến binh này, những người như Mẹ Teresa hay Martin Luther King. Người đã nhận ra sự nguy hại lớn xuất phát từ tâm trí hung dữ của chúng ta. Họ đã cống hiến cuộc sống của mình để giúp người khác hiểu được chân lý này.
Rất nhiều người bình thường đã trải qua cuộc đời theo hướng tích cực để giúp đỡ người khác. Giống như họ, chúng ta có thể học cách liên hệ với chính mình và thế giới của chúng ta như những chiến binh. Chúng ta có thể đào tạo trong việc đánh thức sự can đảm và tình yêu của mình.
Có cả phương pháp chính thức và không chính thức để giúp chúng ta phát tâm Bồ đề. Có những thực hành để nuôi dưỡng Bồ đề tâm khi vui mừng, buông xuôi, yêu thương hay cô đơn. Có những thứ dạy cho chúng ta sự cởi mở đối với sự không chắc chắn. Có những người khác giúp chúng ta tồn tại ở những thời điểm chúng ta thường xuyên đóng cửa.
Dù chúng ta ở đâu, chúng ta có thể làm việc như một chiến binh. Những phương pháp như thiền định, lòng từ bi, niềm vui và sự tĩnh tâm là những công cụ của chúng ta. Với sự giúp đỡ của những thực hành này, chúng ta có thể khám phá ra điểm mềm luôn tồn tại đâu đó trong mỗi người.
Chúng ta sẽ thấy sự dịu dàng trong đau buồn và biết ơn những trải nghiệm không thú vị đó. Chúng ta sẽ tìm thấy nó đằng sau sự giận dữ, hận thù và sợ hãi. Bồ đề tâm có sẵn trong sự cô đơn cũng như trong sự tử tế.
Nhiều người trong chúng ta thích những thực hành ít gây khó chịu. Nhưng việc nuôi dưỡng và phát triển Bồ đề tâm không làm việc theo cách đó. Một chiến binh chấp nhận rằng, chúng ta không bao giờ có thể biết điều gì sẽ xảy ra với chúng ta tiếp theo.
Chúng ta có thể kiểm soát được bằng cách tìm kiếm tính an toàn và khả năng dự đoán. Nhưng sự thật là chúng ta không bao giờ có thể tránh được sự không chắc chắn. Đó là một phần của cuộc phiêu lưu, và đó cũng là điều làm chúng ta sợ hãi.
Thực hành Bồ đề tâm trong cuộc sống không hứa hẹn sẽ kết thúc bằng hạnh phúc. Câu hỏi chính của cuộc huấn luyện một chiến binh không phải là cách chúng ta tránh được sự không chắc chắn và sợ hãi, nhưng chúng liên quan đến sự khó chịu. Làm thế nào để chúng ta thực hành với những khó khăn, với cảm xúc của mình, với những cuộc gặp gỡ không thể dự đoán được?
Chúng ta như những con chim nhút nhát không dám rời khỏi tổ. Ở đây chúng ta ngồi trong một cái hóc bốc ra mùi hôi và không làm đúng chức năng của nó trong một thời gian rất dài. Không ai đến để nuôi chúng ta. Không ai bảo vệ chúng ta và giữ cho chúng ta ấm. Và chúng ta vẫn hy vọng con chim mẹ sẽ đến.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi này: "Tôi có thích lớn lên và liên quan trực tiếp đến cuộc sống hay là muốn sống và chết trong sợ hãi?"
Bất kể chúng ta đang ở đâu trên con đường thực hành Bồ đề tâm, cho dù chúng ta mới bắt đầu hay đã thực hành trong nhiều năm, chúng ta luôn luôn bước vào cảnh vô căn cứ. Giác ngộ không phải là kết thúc của bất cứ điều gì. Giác ngộ có nghĩa là hoàn toàn tỉnh táo, không sợ hãi và làm việc để giúp đở người khác hiểu và thực hành chân lý Phật.