Bên trên ko phải câu mở đầu đâu, tôi hỏi thật đấy. Alo mọi ng ơi làm như nào vậy???
Nói đến chuyện lì xì với tôi thì phải chia ra 3 giai đoạn, 1 là giai đoạn khi tôi chưa học đhoc, và 2 là khi tôi vào đại học. Còn sau đại học thì vào giai đoạn thứ 3 là tôi đi lì xì lại mọi người xung quanh.
Trước khi vào đại học, với tôi, cảm giác đc cầm tiền lì xì trong tay giống như cảm giác chơi thuốc mai thúy vậy. Bởi vì cả hai tôi chưa từng thử baoh. Tuy nhiên, năm nào sau mỗi dịp tết tôi cũng tự nguyện đưa cho mẹ tôi giữ, vì mẹ đã thao túng tâm lý tôi bằng câu: “Mẹ giữ hộ m, sau lớn lên mẹ trả”. Và ko có sau này nữa. Theo kinh tế học thì những khoản khó giải ngân, khó đòi thì gọi là nợ xấu, với tôi thì là “tiền lì xì từ bé đến giờ của con đâu?”. Nói vậy thôi nhưng lớn hơn 1 chút thì tôi hiểu rằng chẳng có tiền nào là của tôi cả, bố mẹ tôi lì xì con nhà ngta thì ngta theo phép lịch sự lì xì lại tôi, chung quy lại vẫn là tiền của bố mẹ, tôi chẳng qua chỉ là 1 bên trung gian đứng ra nhận để hoàn thành thủ tục ngày Tết.
Sau khi tôi vào đại học, bố mẹ cho tôi tự cầm, tự quản lý và tự tiêu tiền lì xì, vì bố mẹ biết nếu có thu thì xong cũng phải chuyển khoản lại để đứa sinh viên này có thể tiếp tục con đường học vấn của mình ở thủ đô. Nhưng cũng vì thế mà nó dẫn đến 1 vấn đề khác. Ngta vẫn hay nói, vội vàng là bản tính giết chết con người. Rằng nếu ng giàu có 100tr thì ngta sẽ nghĩ cách để 100tr đẻ ra thành 1 tỉ, còn người nghèo thì ngta sẽ ko có 100tr. Việc cầm 1 xấp tiền mặt lì xì thôi thúc tôi lướt shopee đến 2h sáng, ăn uống tiêu pha như thể mình là con gái Phạm Nhật Vượng vậy. Rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến, tôi tiêu hết lì xì sau 15 ngày Tết, khoản tiền mà đáng ra tôi phải tiêu đến hết tháng. Nửa tháng còn lại tôi sinh hoạt theo chế độ sinh tồn.
Người giàu vẫn hay nói là tiền ko mua đc hạnh phúc, nhưng ít ra họ còn giàu. Tôi nghèo mà tôi có thấy hạnh phúc đâu =))?. Khi đã đi làm và đc tư bản trả lương, thì tôi bước vào giai đoạn đi lì xì lại những người thân yêu xung quanh mình. Nếu được dùng 1 từ để miêu tả giai đoạn này thì sẽ là “vui”, còn 4 từ thì sẽ là “vui cái đéo gì”. Lúc ấy tôi mới hiểu áp lực của bố mẹ khi phải chọn lì xì bao nhiêu là hợp lý. Chính vì vậy, tôi đã nghĩ ra cách là cho mọi ng bốc thăm, coi như là xem thử vận may đầu năm. May mắn là tôi đc sinh ra trong một gia đình dư dả, vì nhà tôi ko dư thật. Với các bao lì xì từ 5k – 100k tôi cho mọi ng bốc, ai cũng hoan hỉ dù mệnh giá cao hay thấp, vì đấy là họ bốc đc mà =))), đỡ phải suy nghĩ mà cũng ko sợ mất lòng ai.
Nói tóm lại, lì xì là 1 nét văn hóa truyền thống đẹp, bản chất là để người nhận lì xì đc may mắn, suôn sẻ cả năm, nên quan trọng vẫn là tình cảm hơn là mệnh giá bao nhiêu. Cũng nhân dịp năm mới, chúc các bạn đọc 1 khởi đầu thuận lợi, 1 năm mới sức khỏe, tấn tài tấn lộc, vạn sự hanh thông. Chúc các bạn đạt đc những kế hoạch, mục tiêu mình đề ra nhé ^^. Tôi cũng đã lập kế hoạch bỏ đi tính trì hoãn và lười biếng của mình (nhưng chắc để hết tháng giêng thì tôi bắt đầu).