Lược sử nghìn năm chống lại mùi cơ thể
Các học giả tin rằng Hoàng đế Napoléon thực sự say đắm mùi cơ thể của Joséphine. Napoléon cũng chỉ là một người đàn ông Pháp. Cho đến tận cuối thế kỷ 18, người Pháp vẫn say mê... mùi mồ hôi.
Cho tới hôm nay, bạn vẫn có thể tìm thấy một video clip kỳ lạ thế này được đăng tải bởi kênh YouTube của Đài BBC với 14,5 triệu subscribers: Video đó có tên gọi “Mùi của Paris”.
Trong video, ta có thể thấy BBC theo chân một người đàn ông đi khắp phố phường, trên tay cầm một lọ “nước hoa” có tên “Mùi của Paris”, và người này cố gắng mời gọi mọi người ngửi thử lọ bí ẩn ấy. Trái với hình dung lãng mạn và ngọt ngào về “kinh đô ánh sáng”, tất cả những ai can đảm ngửi qua, từ người lớn đến trẻ em, đều lập tức nhăn nhó ghê tởm, thậm chí còn nhổ toẹt nước bọt xuống đường vì không chịu nổi mùi hôi thối xộc lên từ lọ đó. Người đàn ông trong video ấy là nhà sử học Dan Snow, còn bên trong chiếc lọ gây kinh hãi của ông là một hỗn hợp được chế tác phỏng theo mùi của những con phố Paris thời Victoria vào khoảng hơn 150 năm trước.
Sự thật là Pháp - một trong những nơi tiêu thụ nước hoa nhiều nhất thế giới, đã từng chìm trong hôi thối. Không chỉ bình thường hoá mùi xú uế của nước tiểu và phân trên mọi con đường, người Pháp còn bình thường hoá việc bản thân họ bốc mùi và thậm chí là tận hưởng điều đó. Bức thư kinh điển trong lịch sử Pháp của Hoàng đế Napoléon Bonaparte gửi cho Hoàng hậu Joséphine từ chiến trường cũng phần nào củng cố thêm thú chơi mùi kỳ quặc của người Pháp khi nội dung lá thư vỏn vẹn đúng một câu: "Ta sắp về, nàng đừng tắm". Và đó chưa phải tất cả.
Điều gì đã khiến cho sự nặng mùi được tôn lên hàng tiêu chuẩn suốt hàng trăm năm quá khứ của Pháp? Liệu các quốc gia và nền văn hoá khác có cổ súy cho sự nặng mùi? Tại sao giờ đây không còn ai tôn sùng việc bốc mùi nữa, và chính xác là điều gì đã xảy ra?
1. Mùi cơ thể từng là chuẩn mực? Thời kỳ hoàng kim của mùi cơ thể
Năm 2023 vừa qua, Statista Market Insights đã ghi nhận doanh thu của thị trường sản phẩm khử mùi toàn cầu đạt 25,7 tỷ USD và dự kiến tăng trưởng đến 2029, phản ánh xu hướng đề cao mùi thơm của xã hội hiện đại. Mùi thơm được cho là tốt, mùi hôi là xấu, đặc biệt đối với mùi cơ thể. Thế nhưng, nghịch lý thay, trong quá khứ, chính sự sạch sẽ và thơm tho lại từng bị coi là điều đáng kinh tởm.
1.1. Hãy cùng bắt đầu với “cái nôi của các nền văn hoá châu Âu” - Pháp

Napoléon Bonaparte và Joséphine de Beauharnais.
Tuy bức thư “Ta về đừng tắm” có một không hai nêu trên của Hoàng đế Napoléon Bonaparte đã đi vào dĩ vãng, song, đến bây giờ, người Pháp vẫn tranh cãi về ý nghĩa của bức thư đó. Có hai luồng ý kiến chính được đưa ra, một bên, các học giả cho rằng, đây chỉ là chiêu bài mà Hoàng đế sử dụng để giữ vợ - một người đẹp có tiếng lẳng lơ.
Nhưng ở phe còn lại, các học giả tin rằng Hoàng đế Napoléon thực sự say đắm mùi cơ thể của Joséphine. Ông chỉ báo "sắp về" và dặn "đừng tắm" vì muốn tận hưởng mùi hương của nàng mà thôi. Chiếu theo thời đại, lời nhắn của vị vua dường như chẳng mang ẩn ý nào khác, bởi xét cho cùng, Napoléon cũng chỉ là một đàn ông Pháp. Cho đến tận cuối thế kỷ 18, người Pháp vẫn say mê... mùi mồ hôi. Họ chỉ tắm rửa nhiều nhất là 1 lần/tháng. Ở thời đại ấy, ngại tắm là một văn hoá, đàn ông không chỉ ít tắm mà còn yêu phụ nữ ít tắm. Trong mắt họ, các chị em càng lười tắm thì càng trong trắng, thủy chung.
Vậy đâu là nguyên nhân của thứ văn hoá ngại tắm và say mê nặng mùi này?

Thứ nhất, trong thế kỷ 16, khi khoa học còn hạn chế, niềm tin tôn giáo thịnh hành ở Pháp cho rằng bệnh tật là hình phạt từ Chúa đối với kẻ không tin hoặc phạm giới luật. Giáo lý Kitô giáo coi dục vọng thể xác là tội lỗi nghiêm trọng, khuyến khích tín đồ giữ thân thể thanh khiết và hạn chế tắm rửa, vì việc tắm rửa chủ yếu diễn ra ở các nhà tắm công cộng thời bấy giờ, bị coi là hành vi tiếp xúc cơ thể không trong sạch và dễ dẫn đến cám dỗ. Người ít tắm thậm chí được ngợi ca là ngoan đạo.
Thứ hai, nạn mại dâm tại các nhà tắm công cộng, nơi nam nữ tắm chung, khiến Giáo hội quy kết tắm rửa là căn nguyên của "tội lỗi dơ bẩn". Người ưa sạch sẽ bị đánh đồng với kẻ dâm dục. Lâu dần, người dân Pháp trở nên quen với mùi cơ thể đến mức không còn bận tâm hay nhận ra mùi hôi thối xung quanh.
1.2. Quan niệm ít tắm đã phổ biến khắp châu Âu ra sao?
Cũng như Pháp, “cái nôi của các nền văn hóa châu Âu”, nhiều quốc gia khác tại phương Tây cùng thời cũng cực kỳ ghét tắm vì những lý do tương tự.

Về mặt tín ngưỡng, Thánh Ulrich của Zell (1029 - 1093, Đức) thừa nhận, “Chúng tôi chỉ tắm 2 lần trong năm, một lần trước Lễ Giáng sinh và một lần trước Lễ Phục sinh”.
Về mặt tệ nạn, cũng như ở Pháp, nhà tắm công cộng nhan nhản tại các nước châu Âu, và vì thế mà nạn mại dâm cũng trở nên phổ biến. Không chỉ thế, vì thực trạng mại dâm, thế kỷ 15 châu Âu gần như phát loạn vì giang mai. Dù y học phương Tây thời đó cũng thừa biết giang mai là bệnh, họ vẫn đổ lỗi cho tắm, tránh đến các nhà tắm và kéo dài thời gian không tắm. Ngay cả Nữ hoàng Elizabeth I (1533 - 1603) cũng chỉ vệ sinh thân thể mỗi tháng một lần.
Vì thế mà cùng với không tắm, người ta say mê mùi mồ hôi, và cho rằng mùi hôi cơ thể có sức hấp dẫn không thể chối từ.
Ở Anh, phụ nữ từng kẹp vỏ táo tươi dưới nách cho thấm mùi rồi gửi tặng người thương. Tại Bulgaria, nam giới trong các dạ tiệc nhảy múa, để mồ hôi thấm ướt khăn tay, rồi ve vẩy dưới mũi các thiếu nữ như một cách đưa tình. Cánh chị em chưa chồng lén lút hít hà, trêu chọc nhau và cười đùa vui vẻ. Nếu "ưng mùi" anh nào, họ cũng có thể âm thầm "bật đèn xanh" cho anh đấy.
Tóm lại, những tín ngưỡng, hiểu lầm về bệnh tật và tệ nạn đã tạo nên làn sóng tẩy chay tắm rửa ở châu Âu thời Trung cổ và Cận hiện đại, đồng thời khuếch đại niềm say mê kỳ lạ với mùi cơ thể bấy giờ.
2. Lược sử nghìn năm chống lại mùi cơ thể
Hẳn bạn đang tự hỏi, điều gì đã xảy ra vào nửa sau thời kỳ Cận hiện đại đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của châu Âu về vệ sinh và biến nơi đây thành địa bàn yêu chuộng sự thơm tho bậc nhất. Nhưng để đi tới thời điểm đó, cần phải nắm được bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến chống mùi cơ thể tại các nền văn minh đã diễn ra thế nào, và cuộc chiến không khoan nhượng ấy đã ảnh hưởng lên châu Âu ra sao.
2.1. Trước hết, hãy dùng khoa học ngày này để hiểu về gốc rễ của mùi cơ thể
Để tìm ra gốc rễ của mùi cơ thể, bạn phải bắt đầu với mồ hôi. Nhưng trái ngược với quan niệm phổ biến, bản thân mồ hôi của con người thường hầu như không có mùi. Vấn đề nằm ở vi khuẩn.
"Vi khuẩn sống trên cơ thể chúng ta thích ăn một số hợp chất thoát ra từ mồ hôi của chúng ta", nhà báo Sarah Everts, người đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về khoa học về mồ hôi, cho biết.

Sơ đồ tuyến mồ hôi trên da.
Tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể và tuyến mồ hôi đầu, chủ yếu nằm ở nách và vùng sinh dục (những môi trường nhiệt độ cao và ẩm, khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn), tiết ra nhiều hợp chất khác nhau được vi khuẩn tiêu thụ, sau đó vi khuẩn giải phóng các phân tử có mùi hôi, gây ra mùi cơ thể.
Tất nhiên, con người không biết đến những hợp chất như vậy trong suốt phần lớn lịch sử được ghi chép, đó là lý do tại sao những nỗ lực đầu tiên của con người để ngửi thấy mùi của sự văn minh bao gồm việc che giấu mùi hôi bằng những mùi hương dễ chịu hơn.
2.2. Các nền văn minh đã đối diện với vấn đề này như thế nào?
2.2.1. Nền văn minh cận Đông: Ai Cập - Lưỡng Hà

Tuy không có đủ kiến thức để biết nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mùi cơ thể, song người Ai Cập - Lưỡng Hà đã có ý thức mong muốn được tỏa ra mùi hương văn minh hơn. Bởi vậy mà từ rất sớm, khoảng 4000 năm trước, người Ai Cập - Lưỡng Hà đã được ghi nhận là những người đầu tiên sử dụng mùi hương trên cơ thể. Họ dùng mùi thơm này để che đi mùi hôi. Các tinh chất thơm ban đầu được sử dụng là các loại thảo mộc và gia vị như rau mùi và cây sim; hoa không được sử dụng cho đến rất lâu sau đó.
Ngoài ra, theo nhà báo Sarah Everts, "Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng hỗn hợp làm từ trứng đà điểu, mai rùa và hạt dẻ để giúp cải thiện mùi cơ thể cá nhân của họ".
2.2.2. Nền văn minh phương Đông: Châu Á
Nếu như người Ai Cập - Lưỡng Hà sử dụng mùi thơm vì mong muốn có mùi văn minh hơn, thì người châu Á lại đề cao mùi thơm vì những lý do mang tính văn hoá xã hội nhiều hơn.
Ở thời kỳ cổ đại, Trung Hoa, Ấn Độ và Nhật bản tin rằng cơ thể có một “khí” - một năng lượng sống, và mùi cơ thể phản ánh sự cân bằng trong khí này. Mùi cơ thể được xem như một phần tự nhiên vì người ta (đặc biệt là y học cổ truyền Trung Quốc) dựa vào mùi để liên hệ với bệnh tật hoặc sự mất cân bằng trong cơ thể. Nhiều loại hương liệu tự nhiên như các loại thảo mộc, hoa, và nhựa thơm được sử dụng để làm sạch hoặc tăng hương thơm tự nhiên, đặc biệt trong các nghi lễ tôn giáo hoặc sự kiện xã hội.
Cho đến thời kỳ trung đại, trong tầng lớp quý tộc đề cao việc giữ cơ thể sạch sẽ, và việc sử dụng hương liệu thơm trở thành biểu tượng của sự văn minh. Mùi thơm trở thành dấu hiệu phân biệt tầng lớp quý tộc với thường dân. Tập quán vệ sinh cá nhân đã thay đổi, con người chú trọng tắm rửa thường xuyên. Có thể thấy điều đó ở văn hoá tắm khoáng nóng onsen của Nhật.
Mùi cơ thể dần bị coi là không lịch sự, nhất là vào thời cận hiện đại từ thế kỷ 19 khi ảnh hưởng của phương Tây trở nên sâu rộng và các sản phẩm khử mùi, hương liệu lan toả.
Bức tranh đó còn kéo dài tới tận bây giờ khi phân tầng xã hội cao hơn, mùi cơ thể càng được coi là vấn đề cần kiểm soát. Ở Ấn độ, quan niệm về mùi gắn với hệ thống đẳng cấp xã hội. Người Nhật thậm chí còn có thuật ngữ riêng "sumehara" để chỉ sự phân biệt đối xử dựa trên mùi. Tương tự với Nhật, ở một số vùng nông thôn tại Indonesia, người ta cho rằng kẻ trộm thường có mùi hôi hám và cộng đồng dựa vào cả mùi hương để nâng cao cảnh giác.
2.2.3. Hy Lạp và La Mã cổ đại - Nền tảng của văn minh phương Tây
Vì là cầu nối giữa châu Âu, châu Á và châu Phi, nên lan rộng dọc theo các tuyến đường thương mại giữa Địa Trung Hải và Trung Đông, Hy Lạp và La Mã cổ đại đã ghi nhận gia vị thơm và tinh chất thơm là mặt hàng xa xỉ được thèm muốn.

Hammam. Ảnh từ Bảo tàng Victoria và Albert, London
Các trung tâm chế tác tinh dầu thơm đầu tiên được biết đến có từ thời Đế chế La Mã, một giai đoạn hiếm hoi trong lịch sử khi việc tắm rửa hàng ngày là bình thường, vừa là một phong tục xã hội vừa vì mục đích tôn giáo.
Ở phía đông của Đế chế Byzantine, phong tục tắm của người La Mã đã phát triển thành hammam, hay phòng tắm công cộng Thổ Nhĩ Kỳ. Vào khoảng thế kỷ 11, sự trở lại của những người Thập tự chinh đã đưa truyền thống hammam tới châu Âu cùng với những báu vật thơm như xạ hương và cầy hương.
2.2.4. Châu Âu đã tham gia cuộc chiến mùi cơ thể thế nào?

Thực ra, đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, dầu thơm và hương đã từng gắn liền với các nghi lễ tôn giáo trên khắp châu Âu, bao gồm cả Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo (Kitô giáo). Sự pha trộn của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau tại các không gian thờ cúng công cộng khiến cho các linh mục quá choáng ngợp bởi mùi hôi thối của những người sùng bái đến nỗi họ phải đốt hương liệu để chống lại mùi cơ thể của giáo dân.
Thế nhưng đối với Cơ Đốc giáo, sử dụng mùi hương khi hành lễ là một chuyện, họ vẫn cho rằng hương thơm là một sự nuông chiều tội lỗi. Tín ngưỡng cực đoan sau đó đã khiến cho trong nhiều thế kỷ, các thế hệ Kitô hữu đã từ chối tắm vì nó liên quan đến tội lỗi về dục vọng như đã đề cập ở phần 1.
Câu chuyện của châu Âu bắt đầu phức tạp hơn bởi cuộc thập tự chinh của La Mã đã đưa phòng tắm công cộng và báu vật thơm đến châu Âu vào thế kỷ 11 và sự ra đời của nước hoa vào thế kỷ 13. Ở phần trước, ta đã chứng kiến một châu Âu hôi thối cho tới tận thế kỷ 19, bởi vì suốt khoảng thời gian này, người ta đã tin một cách mù quáng rằng tắm rửa nguy hiểm, nhưng dường như họ đã bắt đầu biết dùng mùi hương để che đậy bản chất hôi thối, nhất là vào thời kỳ dịch bệnh.
Hầu hết các nhà tắm công cộng ở châu Âu đã đóng cửa vì bệnh dịch hạch, đã giết chết hơn một phần ba dân số. Không có hiểu biết khoa học về vi trùng, mọi người tin rằng các bệnh như dịch hạch lây lan qua không khí.

Chiếc mặt nạ hình mỏ chim đặc trưng được các các bác sĩ đeo trong dịch hạch, chứa đầy chất thơm được cho là có tác dụng giúp họ ngừa bệnh. Minh họa những năm 1656
Người ta đã dùng hương thơm để át đi mùi khó chịu từ các căn bệnh. Theo giáo sư lịch sử y khoa Jonathan Reinarz, tác giả cuốn Past Scents: Historical Perspectives on Smell, khi đối mặt với các bệnh dịch như dịch hạch - vốn được cho là lây lan qua không khí ô nhiễm - người dân thường đốt lửa ở nơi công cộng. Trong khi đó, tại nhà riêng, họ thường đốt hương hoặc sử dụng nước hoa có mùi hoa hồng và xạ hương.
Trớ trêu thay, việc tắm rửa và rửa tay - vốn là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa dịch bệnh - lại không được áp dụng rộng rãi bởi niềm tin phổ biến ở châu Âu thời bấy giờ cho rằng những hoạt động này có hại cho sức khỏe.
Kathleen Brown, nhà sử học chuyên về giới tính và chủng tộc tại Đại học Pennsylvania, chỉ ra rằng người phương Tây thế kỷ 17 chú trọng việc giặt quần áo hơn là tắm rửa. Một người Pháp đánh dấu sự thượng lưu của bản thân bằng những chiếc áo sơ mi vải lanh trắng, được giặt và thay thường xuyên. Nhưng Brown nói thêm, người Pháp thượng lưu ấy rất ít tắm và họ cũng không đánh giá một người thấp kém hơn vì có mùi hôi. Với chúng ta bây giờ, điều này có vẻ rất lạ, nhưng việc nghĩ rằng người nghèo có mùi hôi là một định kiến tương đối mới.
3. Cuộc cách mạng của tư tưởng vệ sinh
3.1. Sự minh oan cho “tắm” ở châu Âu
Cuối thế kỷ 18, cùng với Cách mạng Pháp, quan niệm về vệ sinh cá nhân thay đổi lớn. Thời trang chuyển sang thiết kế đơn giản, giảm bớt số lớp vải, với chất liệu cotton dễ giặt, và việc tắm rửa dần phổ biến khi giới y học nhận ra bụi bẩn cản trở thải độc tự nhiên.

W. Heath, 1828
Khi thói quen tắm rửa trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 18 và trong suốt thế kỷ 19, cách xã hội nhìn nhận về mùi cơ thể cũng thay đổi theo. Katherine Ashenburg, tác giả của cuốn The Dirt on Clean: An Unsanitized History, cho biết "Khi những người có học thức ở tầng lớp thượng lưu bắt đầu tắm rửa, họ nhận ra rằng tầng lớp lao động nghèo và người hầu của họ có mùi". Vì vậy mà việc tắm rửa và chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng hơn đã trở thành cách để giới thượng lưu củng cố địa vị của họ.
Đồng thời, các đợt dịch tả giữa thế kỷ 19 thúc đẩy các thành phố châu Âu cải thiện vệ sinh đô thị, từ nước sạch, xử lý rác thải đến hệ thống cống rãnh.
Song song với đó, sự mở rộng không gian công cộng như trường học, bệnh viện, văn phòng cũng nâng cao ý thức vệ sinh, giúp người châu Âu thế kỷ 19 dần hình thành ý thức rõ rệt hơn về mùi hương và sức khỏe, đặc biệt trong các môi trường đông người.
3.2. Cách mạng tư tưởng vệ sinh gắn liền với sự đi lên của Mỹ - nền văn minh phi mã

Một người phụ nữ đang chuẩn bị tắm, vẽ năm 1909. Vào thời điểm này, quan điểm về việc duy trì sự sạch sẽ và hạn chế mùi cơ thể đang lan rộng ở Hoa Kỳ, tạo ra ngành công nghiệp vệ sinh cá nhân. Bản in thạch bản của Carl Larsson, Bộ sưu tập Stapleton / Hình ảnh Bridgeman
Và tất nhiên, thứ đã thúc đẩy cuộc cách mạng tư tưởng về vệ sinh ở châu Âu nói riêng và trên toàn cầu nói chung chính là sự tiến bộ vượt bậc của Mỹ.

Một quảng cáo về sản phẩm khử mùi vào thế kỷ 20
Lúc đầu, khi người Mỹ chủ yếu sống ở nông thôn và làm việc ngoài trời, mùi mồ hôi không đáng lo ngại. Nhưng đến đầu thế kỷ 20, đô thị hóa và làn sóng nhập cư khiến nhiều người làm việc trong không gian kín như văn phòng, nhà máy, cửa hàng, gia tăng nhạy cảm với mùi cơ thể.
Dù từng ngại tắm như người châu Âu, song người Mỹ nhanh chóng tiên phong sử dụng các phương tiện vệ sinh hiện đại nhờ tiến bộ khoa học, như vòi hoa sen và bàn chải đánh răng. Với không gian rộng lớn và hệ thống ống nước dễ dàng xây dựng, các gia đình Mỹ thường có phòng tắm riêng, tạo nên tiêu chuẩn sống mới, khác với châu Âu vốn phải chia sẻ không gian vệ sinh chật chội.
Thói quen giữ gìn vệ sinh lan rộng trong mọi tầng lớp xã hội, nhờ vào nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm khử mùi, khử mồ hôi. Trong thời kỳ vàng son của ngành quảng cáo Mỹ thế kỷ 20, nhờ tiếp thị thông minh và xuất khẩu hàng hóa rộng rãi, Mỹ đã đưa thói quen vệ sinh và tiêu chuẩn "ghét mùi hôi" thâm nhập châu Âu, châu Á, và trở thành chuẩn mực toàn cầu.
4. Ngày nay, cuộc chiến với mùi cơ thể ra sao?
Ngày nay, cùng với lý thuyết vi khuẩn và sự liên hệ của nó tới mùi hôi, mật độ dân số gia tăng, và sự phát triển của văn hóa cộng đồng, cuộc chiến với mùi cơ thể đã trở thành một quá trình thích nghi và điều chỉnh hành vi trong xã hội hiện đại.
Thế nhưng, nếu như trước đây con người chỉ tập trung vào biện pháp bề mặt là che đi mùi hôi bằng một mùi hương khác; thì giờ đây, nhờ các nghiên cứu khoa học, như đã đề cập ở phần 2, chỉ ra nguyên nhân gây mùi chính là từ mồ hôi và vi khuẩn, đã bẻ hướng cuộc chiến sang tập trung vào việc triệt tiêu gốc rễ vấn đề, đó là trừ khử sự tiết mồ hôi. Trong giai đoạn này, cuộc chiến không chỉ muốn đem lại kết quả tốt hơn về khứu giác, mà các nghiên cứu và sản phẩm còn tập trung để mang lại cảm giác khô ráo, thoáng mát, nâng mức độ dễ chịu về xúc giác cho con người.
Tại Việt Nam nói riêng, bên cạnh sản phẩm lăn/xịt khử mùi đã trở nên quen thuộc, thì các sản phẩm lăn ngăn tiết mồ hôi cũng dần được đón nhận nhiều hơn và trở thành một xu hướng mới.
Sự khác biệt của lăn khử mùi và lăn ngăn tiết mồ hôi là gì? Đó là về cơ chế hoạt động.

Lăn khử mùi, về bản chất, là một sản phẩm mỹ phẩm có hai tác dụng chính: tạo lớp hương thơm để che lấp mùi hôi, và chứa các thành phần ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mùi trong môi trường mồ hôi. Tuy nhiên, phương pháp này tương tự như cách người Pháp sử dụng tinh dầu thơm, nước hoa - chỉ xử lý được mùi ở bề mặt mà không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ. Không chỉ thế, sử dụng lăn khử mùi còn có nghĩa là bị phụ thuộc vào mùi của loại lăn đó. Hãy tưởng tượng người đối diện nhận ra bạn đang “chiến đấu” với mùi hôi khi họ ngửi thấy mùi đặc trưng của thương hiệu lăn nách mà bạn dùng lúc ấy. Chắc chắn tình huống đó không thoải mái chút nào. Chưa kể trong điều kiện khí hậu của Việt Nam, giải pháp tạm thời này dần tỏ ra kém hiệu quả.

Tưởng tượng nách của bạn trong một ngày hè tắc đường
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có đặc trưng mùa hè nóng ẩm kéo dài, với độ ẩm thường xuyên dao động ở mức cao 80-85%. Trong điều kiện thời tiết này, cơ thể người Việt Nam phải liên tục điều hòa thân nhiệt thông qua việc tiết mồ hôi. Tuy nhiên, do độ ẩm cao, mồ hôi khó bốc hơi, dẫn đến tình trạng da nhớp dính và mùi cơ thể nồng nặc. Có thể lăn khử mùi giúp che đậy được mùi nồng hăng, song, lại bó tay với phần cánh ướt nhẹp, ố vàng, vừa phiền hà, vừa đánh sập tự tin của bạn.
Bù lại, lăn ngăn tiết mồ hôi là một sản phẩm hóa dược, có khả năng ức chế hoạt động của các tuyến mồ hôi vùng nách, từ đó ngăn chặn sự hình thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển. Đây chính là dòng sản phẩm “diệt tận gốc” vấn đề. Với cơ thể khô ráo, bạn có thể toàn ý sử dụng nước hoa, xịt thơm theo ý thích mà không sợ bị phụ thuộc vào mùi hương như khi dùng lăn khử mùi. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, một số thương hiệu nổi bật trong phân khúc này bao gồm Stopirex, Perspirex và EtiaXil.
Trong khi hầu hết các sản phẩm đều sử dụng muối nhôm Aluminum Chloride làm thành phần chính, Stopirex lại độc đáo hơn với công thức chứa Aluminium sesquichlorohydrate - một hợp chất an toàn hơn cho da. Sản phẩm còn được bổ sung Allantoin và Bisabolol giúp làm dịu, phục hồi và tái tạo da.
Với mức giá hơn 7.000đ/ml, Stopirex tạo được lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại có giá từ 10.000-20.000đ/ml. Là sản phẩm đến từ Pháp - quốc gia tiên phong trong lĩnh vực kiểm soát mùi cơ thể, Stopirex có khả năng ngăn mùi kéo dài đến 72 giờ và thời hạn sử dụng lên đến 3 tháng. Đây có thể là giải pháp hiệu quả cho mùa hè thoải mái, không còn cảm giác ẩm ướt của mồ hôi và hoàn toàn thoáng hương.
Tóm lại, theo xu hướng hiện đại, cách tiếp cận về vấn đề mùi cơ thể đã có sự thay đổi đáng kể. Thay vì chỉ đơn thuần che đậy mùi bằng hương thơm, người ta ngày càng hướng đến giải pháp tận gốc: kiểm soát sự tiết mồ hôi - nguyên nhân chính gây ra mùi cơ thể. Đặc biệt đối với người Việt Nam, trong điều kiện khí hậu đặc thù, một sản phẩm lăn ngăn tiết mồ hôi có thể là giải pháp thiết thực cho những ngày hè nhiệt đới.
Như vậy, lịch sử đã chứng minh rằng việc kiểm soát mùi cơ thể không chỉ là nhu cầu cá nhân, mà còn là bước tiến của cả xã hội.
Với một sản phẩm lăn ngăn tiết mồ hôi, bạn không chỉ kiểm soát mùi, mà còn kiểm soát cả sự tự tin trong không chỉ trong những ngày lễ sắp tới mà còn là những ngày hè nóng bức. Bạn đã biết mình cần gì để trải nghiệm một sự tự tin tuyệt đối chưa? 😌
Tài liệu tham khảo

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

deathstar
Lý do cho việc ưa thích mùi cơ thể bởi mục đích của mùi cơ thể được tạo ra chính là tín hiệu hoá học để con người giao tiếp, lý do mà chúng ta thích mùi thơm ngay từ đầu. Cơ chế mồ hôi có các hợp chất để vi khuẩn phân hủy rồi tạo mùi ở nách hoàn toàn là tiến hoá có chủ đích, đó chính là phiên bản nước hoa của loài người. Chúng ta bây giờ coi nó là mùi hôi là vì nó đã lỗi thời trong nền văn minh mà thôi.
- Báo cáo

Thảo Anh ơi
Cảm ơn bạn đã chia sẻ thêm về chủ đề này :D
- Báo cáo

LVN.
Việc ngăn cơ thể ra mồ hôi có thực sự an toàn với cơ thể k? Mong bạn có thể viết thêm phần này.
- Báo cáo

Thảo Anh ơi
Mình có đọc ở website của sản phẩm Stopirex mình nhắc tới ở trên thông tin này "Công thức đã được bác sĩ da liễu công nhận, kết quả được kiểm nghiệ lâm sàng giúp giảm tiết mồ hôi 90%.", sản phẩm này của Pháp nghiên cứu thì cá nhân mình nghĩ là đủ an toàn để thương mại. Tuy nhiên thì điều bạn nói rất hay, mình sẽ cân nhắc tìm hiểu thêm
Cảm ơn bạn

- Báo cáo

Quyết Tâm
Trong đoạn kinh thánh có nói khi tham gia thánh lễ phải giữ mình cho sạch, chải đầu cho thơm?
- Báo cáo

Thảo Anh ơi
Theo như mình tìm hiểu và hỏi thêm bạn bè theo đạo của mình thì kinh thánh không trực tiếp nói về việc phải giữ gìn ngoại hiện sạch sẽ, không quy định về việc đó; mà chỉ có một số đoạn ngụ ý về ngoại hiện tươm tất, và đặc biệt là giữ tâm hồn sạch sẽ không vướng bận thôi. Còn về các quy tắc tham gia hành lễ liên quan tới ngoại hiện thì là được tinh chỉnh lại để hợp với xã hội bây giờ, để thể hiện sự tôn trọng thôi, nó theo dạng truyền tai nhau á. Bạn mình cũng bảo Kinh Thánh mình đọc mình hiểu 1 kiểu, nhưng mà nếu các Cha ở nhà thờ giải thích nó sẽ có nghĩa khác nữa (mấy Cha có ngành học là Kinh thánh học), nên là có nhiều đoạn có thể nhắc tới nma mình ko nghĩ tới. Vậy nên nếu như bạn có biết những đoạn nào như vậy thì trích dẫn chia sẻ cho mình tham khảo với nha :> Cảm ơn bạn
- Báo cáo
quochoangvt86
[Đã xóa]