Ngoại tình thời tiền sử

Trước đây con người có ngoại tình không?
Trên thực tế, trong những bộ tộc cổ đại, và thậm chí trong cả các cộng đồng bản địa ngày này, tình dục lang chạ là quy luật thường ngày.Tại sao? Bởi vì đó là quy định bắt buộc:
Trước đây chúng ta sống trong những bộ lạc du canh du cư, săn bắn hái lượm. Những xã hội này có dân số rất nhỏ, thường không vượt quá 150 người. Trong những tập hợp khăng khít như thế này, nghĩa vụ chia sẻ thức ăn, chỗ ở và trách nhiệm chăm sóc trẻ em là nhân tố sống còn cho sự tồn tại của cả nhóm.
Tình dục cũng được coi là của chung và cả người nam lẫn nữ đều tham gia giao cấu với bất cứ ai họ thấy thích. Nói cách khác, đây là hệ thống giao phối đa phu-đa thê, và nó là một phương pháp hiệu quả để giúp mọi người thư giãn, hòa đồng và vui vẻ.
Ngoại tình thời tiền sử và việc vô cùng bình thường
Ngoại tình thời tiền sử và việc vô cùng bình thường
Trong một số bộ lạc tại châu Phi ngày nay, trách nhiệm nuôi trẻ được chia sẻ giữa nhiều người đàn ông - kể cả vào thời điểm thụ thai. Ví dụ bộ tộc Achè tin rằng có 4 loại bố trong mỗi đứa trẻ: người "đút vào", người "khuấy lên", người "rút ra", và cung cấp "tinh chất" cho đứa trẻ. Vì vậy, phụ nữ Achè được khuyến khích quan hệ và sưu tập tinh dịch từ nhiều trai tráng.
Tác dụng:
Thứ nhất, trong một cộng đồng như vậy, mỗi người đàn ông đều có thiên hướng chăm sóc và nuôi dưỡng mỗi đứa trẻ, nên gánh nặng được chia đều cho cả nhóm. Do đó, đồ ăn và các lợi ích khác cũng được phân phối đều, nâng cao khả năng sống sót cho mỗi đứa trẻ được sinh ra.
Thứ hai, tình dục lăng nhăng nâng cao tình đoàn kết trong nhóm, bởi vì nó thường khiến những người tham gia đều hạnh phúc, vui vẻ và thân thiện hơn. Hóoc môn oxytocin chịu trách nhiệm chính cho hiện tượng này, nó được tiết ra trong lúc quan hệ và sản sinh ra cảm giác gần gũi và yên bình.
Tóm lại, ngoại tình thời tiền sử là một việc hết sức bình thường và đúng với bản chất của động vật, nó diễn ra rất tự nhiên và chẳng ai lên án, phán xét gì nó cả.

Ngoại tình thời kì Cách mạng nông nghiệp

Tại sao chúng ta không còn duy trì chế độ đa phu - đa thê như thời tiền sử nữa?
Đó chính là do Cuộc cách mạng nông nghiệp (khoảng 10.000 năm TCN)
Người ta tin rằng nền nông nghiệp là một cuộc đại nhảy vọt của loài người, nhưng rất nhiều các nhà khoa học ngày này tin rằng nó là thảm họa tồi tệ nhất.
Cách mạng nông nghiệp nghĩa là, ta bắt đầu trồng cấy, thuần hóa động vật và định cư một nơi. Chính nó đã ảnh hưởng xấu đến thói quen tình dục và xã hội: Nông nghiệp tạo nên những tật xấu như chiếm hữu, ghen tị và tham lam.
Vì làm nông đã tạo điều kiện cho con người sống định cư, gia tăng của cải (thay vì sống di cư như thời tiền sử) và từ đó sinh ra khái niệm sở hữu tài sản. Lần đầu tiên trong lịch sử, sự phân hóa giàu nghèo xuất hiện, và các vấn đề xã hội như đói ăn, giai cấp và chiến tranh nổi lên.
Hậu quả: 
Khi lòng tham của con người được kích hoạt, nó dần mất kiểm soát. Từ chiếm hữu thông thường lại chuyển sang chiếm hữu các mối quan hệ tình dục và gia đình. Từ đó mà vị thế người phụ nữ phải gánh chịu hậu quả lớn.
-> Khi người nam cai quản hết việc đồng áng, những kĩ năng của phụ nữ như hái lượm trở nên thừa thãi, và vai trò của phụ nữ dần dần chỉ còn giới hạn trong việc chăm sóc con cái, vì thế mà họ bị đánh giá thấp.
Đối với những trọc phú, họ cần biết chắc con cái của mình là ai để có thể truyền lại tài sản của mình sau khi mất.
->Cách duy nhất để đảm bảo là buộc vợ phải thủy chung, các kẻ lắm tiền và quyền lực đã dùng các thể chế luật pháp là “hôn nhân” để kiểm soát phụ nữ, nếu phát hiện ngoại tình, họ sẽ bị lôi ra chế giễu trước công chúng, đánh đập hoặc giết chết.
Tóm lại: 
Chính vì lòng tham của đàn ông đã dẫn đến việc phụ nữ bị tư hữu hóa như một món đồ, còn đàn ông có thể thoải mái ngoại tình với người khác. 
Đàn ông có thể yêu và cưới nhiều vợ, càng có tiền, có quyền thì càng cưới được nhiều vợ. Chẳng hạn như tại vương quốc Inca (năm 1532), người ta ban hành hẳn một đạo luật quy định số thê thiếp tối đa cho mỗi cá nhân trong bộ máy quan lại, như một ông đốc tỉnh có thể có 20 người hay một trưởng làng thì sẽ có 8 cô. 
Atahualpa sở hữu tới hơn 3000 thê thiếp chỉ trong vài năm trị vì
Atahualpa sở hữu tới hơn 3000 thê thiếp chỉ trong vài năm trị vì
Khác với thời tiền sử với chế độ đa phu - đa thê, từ thời kì này trở đi đã biến chất thành chế độ đơn phu - đa thê. Ngoại tình lúc này trở thành sai trái khi tạo nên sự phân biệt, kiềm hãm tính bản năng của phụ nữ và dung túng cho đàn ông.

Ngoại tình thời hiện đại

Vậy từ đâu mà xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta lại ủng hộ việc hôn nhân đơn phu - đơn thê?
Sự ra đời của “Chủ nghĩa lãng mạn” (Khoảng 1780 – 1830) chính là chất xúc tác đầu tiên giúp biến đổi chế độ hôn nhân nhiều vợ sang chế độ một vợ - một chồng:
Chủ nghĩa lãng mạn là một quan niệm về tình yêu lý tưởng, là những cảm xúc mãnh liệt và sự kết nối tâm hồn sâu sắc giữa 2 người. Chẳng hạn như tình yêu sét đánh, duyên phận và định mệnh, tình yêu vĩnh cửu và hy sinh cho nhau.
-> Nó tôn vinh tình yêu chỉ có 2 người duy nhất và chống đối tư tưởng ngoại tình thời bấy giờ, truyền bá tư tưởng rằng ngoại tình là xấu xa và là nỗi kinh hoàng của mọi gia đình.
Vào thời điểm đó, Chủ nghĩa lãng mạn nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu và Hoa Kỳ nhờ những tác phẩm của các nghệ sĩ, nhà văn,... tiêu biểu như Johann Wolfgang von Goethe, Gustave Flaubert, Lord Gordon Byron,... và những tác phẩm văn học của họ đã trở nên vô cùng nổi tiếng suốt nhiều năm.
-> Dần dần xã hội bắt đầu bị ảnh hưởng, bắt đầu bài xích và lên án những hành vi ngoại tình của giới cầm quyền. 
Cộng hưởng với nó, xã hội công nghiệp phát triển kéo theo bình đẳng giới, quyền phụ nữ được nâng cao, phát triển y tế (nhận thức về việc quan hệ nhiều người dẫn đến các bệnh tình dục), kinh tế (cưới nhiều người dẫn đến không đủ kinh tế chăm sóc con cái),... khiến cho xã hội càng khắt khe hơn và ban hành những luật lệ cấm ngoại tình. 

Mặt tối của Chủ nghĩa lãng mạn

Chủ nghĩa lãng mạn dù tốt nhưng cũng có mặt tối khó tránh, nó đang chinh phục cả thế giới và hầu hết tất cả mọi người đều đang là nạn nhân (Nhất là những cô gái mộng mơ). Những định kiến có thể kể đến như:
Phim ảnh Hàn quốc, Hollywood, những chuyện tình yêu, thơ văn đã củng cố niềm tin cho chúng ta rằng, tình yêu là chỉ có 2 người, nắm tay nhau trọn đời và dành trọn mọi thứ cho nhau. 
Nó khiến ta kỳ vọng phi thực tế, tự tạo áp lực và gây nên nhiều đau khổ trong những mối quan hệ 1-1, những cuộc hôn nhân bất hạnh,...
Nó tẩy não và khiến ta tin rằng tình dục phải đi đôi với tình yêu. Nó gắn chặt tình yêu và tình dục trở thành một, nghĩa là yêu sẽ phải có dục, có sự thăng hoa của cảm xúc giữa 2 người.
Nó tẩy não chúng ta rằng, tình yêu đích thực là phải yêu mọi mặt của người đó. Tình yêu đích thực đồng nghĩa với việc chấp nhận mọi thứ của người ta, họ sẽ hiểu mình ngay cả khi không cần nói gì với họ.
Tóm lại, Chủ nghĩa lãng mạn là một thảm họa của tình yêu, khi nó bó buộc con người vào chế độ 1 vợ - 1 chồng. Khiến chúng ta u mê và ảo tưởng. Điều đó là hoàn toàn trái ngược với bản năng của loài người như nói ở đầu. Sự bất mãn cũng xuất phát hầu hết từ đây.
Hệ lụy là khiến cho đàn ông lẫn phụ nữ trở nên bị ức chế, bị kìm hãm trong mối quan hệ 1:1 trong khi họ đáng lẽ cần được sống thuận theo cơ chế tự nhiên của mình.
Ngoài ra trong y học, việc kìm hãm như vậy cũng gây suy giảm Testosterone gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Tình yêu thực tế

Vậy nếu loại đi Chủ nghĩa lãng mạn ra khỏi đầu và trở về đúng với bản chất của tình yêu thì sao?
Câu trả lời sẽ là:
-Một tình yêu thuần túy sẽ đi theo cảm xúc thuần túy, khi yêu sẽ ở lại và rời đi khi hết yêu, chỉ thế thôi, không ràng buộc, tránh nhiệm, không gì cả.
-Tình yêu không liên quan gì đến tình dục, cần phải tách biệt rõ điều này:
(1) Trên thực tế, tổ tiên của ta tiến hóa để lên giường với bất cứ ai mình thích, để đi gieo giống với nhiều đối tượng khác nhau. Vậy nên việc ham muốn tình dục với nhiều người là chuyện bình thường và cần được thực hiện thường xuyên.
(2) Chúng ta không thể có ham muốn tình dục mãi mãi với một người, tức là đến một thời điểm nào đấy, ta sẽ hết ham muốn với người yêu/ người vợ và sẽ có khuynh hướng ham muốn, quan hệ tình dục với người thứ 3.
(3) Còn với tình yêu, ta có thể yêu sâu sắc ai đó trong suốt quãng đời còn lại nhưng không nhất thiết phải có ham muốn tình dục với người đó (có hay không cũng được, những sẽ không mãi mãi). Tình yêu đó là sự cảm thông, trân trọng, thấu hiểu như tri kỉ, chỉ thế thôi.
Tóm lại, chúng ta có thể làm tình với những người mình không yêu, và có thể yêu ai đó mà không cần làm tình với họ. Và việc ngoại tình chẳng có gì xấu xa khi đang trong mối quan hệ cả.
Bình thường hóa việc ngoại tình và chấp nhận rằng bất kì ai cũng sẽ như vậy.

Kết luận

Ngoại tình sẽ là xấu đối với những người đi theo Chủ nghĩa lãng mạn (nhưng vấn đề là đại đa số mọi người đều đang bị nó dắt mũi)
Còn ngoại tình sẽ không xấu, vì nó đúng với bản chất tự nhiên của con người khi còn ở thời tiền sử và đúng với bản chất của tình yêu. Chẳng qua là chúng ta tự áp đặt định kiến lên việc ngoại tình mà thôi. 
Tuy nhiên, nói như vậy không phải để cổ súy cho việc ngoại tình bừa bãi, quan hệ tình dục vô tội vạ, vì ta vẫn là con người, vẫn biết suy nghĩ và lựa chọn cho đúng.