Vậy là xung đột giữ Nga và Ukraine đã kéo dài hơn 06 tháng. Vào thời điểm tháng 2/2022, rất ít người tin vào một kịch bản cuộc chiến này kéo dài đến như vậy. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vào tháng 9/2022, tình hình xung đột tại miền Đông Ukraine vẫn chưa có gì rõ ràng, khác rất xa so với các ước đoán của các bên.
Nhìn lại thời gian của các cuộc chiến của Nga với các vùng lãnh thổ lân cận hậu Xô Viết.

I. Chiến tranh Chechnya

Chiến tranh Nga - Checnya lần thứ nhất: kéo dài hơn 2 năm 8 tháng (tháng 12/1994 đến tháng 8/1996), với thất bại ê chề dù đã chiếm được thủ phủ Chechnya là Grozny, do thiệt hại quá lớn trước du kích Chechnya, quân đội Nga phải nhanh chóng rút về. Đánh dấu sự rệu rã của quân đội nước kế thừa ngai vàng "Liên Xô" để lại.
nguồn: https://www.youngpioneertours.com/is-it-safe-to-travel-to-chechnya/
nguồn: https://www.youngpioneertours.com/is-it-safe-to-travel-to-chechnya/
Chiến tranh Nga - Chechnya lần thứ hai: kéo dài 6 tháng là cơ bản kéo thúc ( tháng 8/1999 đến tháng 2/2000). Cụm từ "hỏa ngục" Grozny đã khá quát được hết diễn biến của cuộc chiến. Quân đội Nga với thế mạnh lục quân, bao gồm xe tăng, pháo binh cùng máy bay tấn công mặt đất biến thủ đô của Chechnya thành một lò lửa địa ngục. Ông V. Putin đảm nhiệm vị trí thủ tướng đầy bất ngờ vào đầu năm 1999, sau cuộc thoái vị của Boris Yeltin, theo hiến Pháp Nga, ông trở thành Quyền Tổng Thống. Trước cuộc chuyển giao quyền lực tại Moscow, lực lượng ly khai tại Chechnya ra đẩy mạnh các hoạt động quân sự.
Tháng 3/1999, đặc phái viên cấp cao của Nga ở Chechnya - tướng Gennady Shpigun - bị bắt cóc từ sân bay ở thủ phủ Grozny của Chechnya. Đáp trả, Bộ Nội vụ Nga triển khai thêm quân tới khu vực biên giới với Chechnya và đe dọa có động thái rắn nếu nhóm khủng bố không thả ông Shpigun - người bị hành quyết vào năm 2000. Cuối tháng 3/1999, một vụ nổ làm rung chuyển khu chợ công cộng ở thành phố Vladikavkaz - thủ phủ của Cộng hòa Bắc Ossetia, thuộc Nga - cướp sinh mạng của 60 người. Vladikavkaz cách biên giới Chechnya gần 50 km. Chỉ huy của nhóm khủng bố năm 1999 là Shamil Basayev - kẻ cầm đầu vụ bắt cóc 1.000 người ở một bệnh viện Nga năm 1995. Basayev chỉ huy nhóm phiến quân Riyadus Salihin chống lại quân đội Nga. Sau khi Basayev bị tiêu diệt trong một chiến dịch của quân Nga, nhân vật thay thế là Doku Umarov - kẻ cầm đầu cuộc nổi dậy Hồi giáo bao trùm khắp vùng Caucasus những năm 2000.
Trên cương vị Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Nga, ông V. Putin khi đó mới 48 tuổi, đã cho thấy một chính trị gia trẻ tuổi, quyết đoán và cực kỳ lạnh lùng. Đêm 31/12/1999, quyền Tổng thống Vladimir Putin lần đầu xuất hiện trên truyền hình với lời hứa đưa nước Nga trở lại vị thế cường quốc. Tháng 5/2000, ông Putin hiện thực hóa mục tiêu trực tiếp tiếp quản Chechnya. Từ tháng 8/1999, con số ủng hộ ông Putin của người dân Nga là 31% nhưng đến tháng 11/2000, tỷ lệ người dân Nga ủng hộ ông Putin đã tăng mạnh, ở mức 80%.

II. Chiến tranh Nga - Gruzia: Kéo dài 5 ngày (8/8/2008)

Trong đêm ngày 7, rạng sáng ngày 8-8-2008, Gruzia đã đem quân đánh Nam Ossetia, một trong hai nước cộng hòa ly khai đòi độc lập tách khỏi Gruzia. "Tbilisi" khi đó lập tức khiến cả thế giới bất ngờ, khi các đòn quân sự của nước này được tiến hành ngay đêm trước lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008.
Đây là vị trí tổng thể, vùng khoanh đỏ là cuộc chiến Gruzia
Đây là vị trí tổng thể, vùng khoanh đỏ là cuộc chiến Gruzia
Sau chưa đầy 2 ngày giao tranh với Nga, quân đội Gruzia đã mất toàn bộ thế chủ động tại Nam Ossetia, bị đánh bật khỏi những vị trí đã chiếm được, phải lùi sâu về tuyến sau. Chiến sự sau đó kết thúc từ chiều 12-8-2008 với việc Tổng thống Nga Dmitry Medvedev lệnh ngừng chiến dịch tấn công Gruzia sau 5 ngày.
Ngày 15-8-2008, ông Saakashvili (Tổng thống Gruzia lúc bấy giờ) thậm chí đã đặt bút ký trước vào thỏa thuận ngừng bắn với Nga. Tới sáng 16-8-2008, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chấp thuận ký vào thỏa thuận ngưng bắn. Mười ngày sau, vào ngày 26-8-2008, Gruzia một lần nữa bất lực nhìn Nga công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia.

III. Chiến tranh Syria (30/9/2015 - 12/2017)

Ngày 30-9-2015, Nga bắt đầu chiến dịch trên không chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria theo đề nghị hỗ trợ quân sự từ Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.
Sau cuộc sáp nhập Crieam vào năm 2014, nước Nga bị Phương Tây bao vây cấm vận, Nga bất ngờ đổ quân can thiệp vào Syria. Tình hình kinh tế trong nước khủng hoảng nghiêm trọng do các lệnh cấm vận (giá dầu trong giai đoạn này có lúc chỉ còn 20$), cùng xung đột phía đông Ukraine đang diễn ra trong cao trào. Viễn cảnh một cuộc sa lầy tại Afghanistan hiển hiện lên trước mắt trước sự khó khăn bủa vây tứ phía chính quyền Nga.
Sự hoạt động hiệu quả không thể tin nỗi của Không quân - vũ trụ Nga, đã khiến cả thế giới phải bất ngờ. Chiến dịch trên không của quân đội Nga tại Syria, yểm trợ cho lục quân Iran tiến vào giải phóng Syria khỏi phiến quân IS. Cùng sự phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad từ cõi chết sống dậy.
Tháng 12-2017, Tổng thống Putin thông báo rút binh sĩ Nga khỏi Syria vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống IS. Tuy vậy, Moscow tiếp tục cung cấp hỗ trợ cho Syria. Nói chung, liên minh Nga-Syria đã tiêu diệt hơn 133.000 quân khủng bố, chính phủ Damascus đã kiểm soát 88% lãnh thổ đất nước.

IV. Những yếu tố bất thường tại chiến trường Ukraine 2022

Từ 03 cuộc can thiệp quân sự trên, ta có thể rút ra điều gì cho chiến trường Ukraine năm 2022? Tôi xin đưa ra một vài nhận xét sau:
Một là, Quân đội Nga dưới thời của Tổng Thống Vladimir Putin rất thiện chiến. Đặc biệt, lực tăng thiết giáp, pháo binh, tên lửa cùng không quân tấn công mặt đất. Trong cuộc chiến tại Syria, Nga đã trình diễn một loạt các vũ khí chiến tranh tối tân, trong đó có tên lửa hành trình Kalibr được phóng từ tàu ngầm, tàu tuần dương hạng nặng, máy bay tiêm kích,... có sức mạnh vượt trội. Tới nay, họ vẫn chưa thể hiện được điều đó.
Hai là, từ các cuộc chiến ở trên, ta có thể thấy quân đội Nga có thể thực hiện các chiến dịch vừa cường độ cao 24/24 trong nhiều tuần liên tục. Tại chiến trường Ukraine, cũng chưa nhận thấy cường độ tấn công cao như vậy.
Ba là, lập trường của Nga trong vấn đề Ukraine và hành động của họ chưa có tính trùng khớp với nhau. Trước cuộc chiến Chechnya, chúng ta đã xác định được mục tiêu của Nga chắc chắn rằng phải dẹp yên vùng lãnh thổ Cộng Hòa thuộc quyền kiểm soát của họ, Cuộc chiến Gruzia được xác lập nhanh chóng với mục tiêu bảo vệ Nam Ossettia, Afkhazia, khiến Gruzia phải từ bỏ ý định của mình, và cuộc chiến Syria nhằm bảo vệ đồng minh Syria cùng khôi phục giá dầu (gây sức ép, thể hiện tầm ảnh hưởng đối với các quốc gia vùng Vịnh) và tất cả đều được thể hiện bằng hành động quân sự. Tuy nhiên, tại Ukraine, mục tiêu của Nga là gì đến nay còn là những điều bỏ ngõ.

V. Những dự đoán cá nhân của tôi

Trước những diễn biến của cuộc chiến Ukraine 2022, và sự biến động sâu sắc của nền kinh tế xã hội thế giới hậu đại dịch Covid-19, cùng thương chiến thương mại Mĩ - Trung, tôi mạn phép đưa ra những dự đoán của mình về cuộc chiến này như sau:
01. Cuộc chiến Ukraine sẽ kéo dài thêm một năm nữa. Và cao trào cuộc chiến có thể là mùa đông năm nay. Khi các quốc gia Châu Âu lâm vào tình thế nguy hiểm do mất an ninh năng lượng, không thể chi viện cho chính phủ Ukraine, đồng thời khả năng hậu cần của quân đội Ukraine cũng sẽ được thử thách. Vào mùa đông, quân đội Nga sẽ tăng cường cường độ của cuộc chiến, nhằm giữ được vị thế có lợi trên bàn đàm phán, khi các chính thể tại Châu Âu xem xét đến khả năng về một hiệp ước ngừng bắn và dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với Nga.
02. Châu Âu buộc phải thuyết phục Ukraine ngồi vào bàn đàm phán. EU với tỉ lệ dân số già nua rất khó để chịu thêm các biến động sâu rộng về mặt kinh tế chính trị. Chỉ cần tình hình hiện tại tiếp diễn đến hết mùa Đông năm nay, hệ thống phúc lợi xã hội của họ sẽ tan vỡ. Giá cả tiếp tục leo thang trong khi các nguồn cung năng lượng không đủ đáp ứng cho mùa Đông. Các quốc gia giàu có như Anh, Đức, Pháp có thể vẫn bình yên, nhưng những quốc gia tình chính vốn đã không ổn định như Hy Lạp, Tây Ban Nha,... và các quốc gia nhỏ CH Czech, Slovakia,... sẽ lâm vào cuộc khủng hoảng thật sự. Các thành viên này bằng mọi cách phải ảnh hưởng đến các quyết định của Cộng Đồng Châu Âu EC, nhằm đáp ứng được nhu cầu nội bộ của mình, EU phải nhanh chóng tiến đến một giải pháp hòa bình tại Ukraine, đưa năng lượng Nga trở lại. Họ cần một khoảng thời gian để chuyển đổi cơ cấu năng lượng của chính mình, do đó, động thái "xuống nước" trong vấn đề Ukraine để giảm bớt căng thẳng cho những khó khăn của chính họ. Và rất có thể, chỉ khi các cuộc biểu tình quy mô lớn được tổ chức thì các quốc gia EU mới có thể thay đổi.
03. Ukraine sẽ phải chia làm 2 nửa. Kịch bản cho một Đông Đức và Tây Đức sẽ tái hiện tại Ukraine. Phần phía Tây của Ukraine được EU "an ủi" cho gia nhập EU, và phần phía Đông trở thành các nước Cộng Hòa đệm chiến lược cho Nga. Bằng chiêu bài này, EU sẽ thuyết phục được Chính phủ của Ukraine ngồi vào bàn đàm phán, khi quân Nga đã chiếm được ưu thế trên chiến trường. Điều này cũng có thể phù hợp với mục đích chiến lược của Nga về Ukraine, nếu ít nhất Ukraine không là một quốc gia thân thiện với họ, thì đó phải có một vùng chiến lược ngăn cách các mối đe dọa quân sự được tạo trước "ngưỡng cửa nhà" nước Nga.
04. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là bên chủ chiến cho đến cùng trong chiến tranh Nga - Ukraine và sẽ ngăn chặn các hòa đàm giữa EU với Nga. Đã qua 06 tháng kể từ ngày nổ ra cuộc chiến, có lẽ Hoa Kỳ là bên có lợi nhất trong xung đột này. EU trở thành thị trường xuất khẩu năng lượng mới của họ thay thế cho đối thủ Nga. Việc tăng cường xung đột tại Ukraine cũng sẽ đảm bảo vị thế của Hoa Kỳ tại Châu Âu như là một đồng minh quân sự, kinh tế sống còn của EU. Và tất nhiên, nhu cầu vũ khí Hoa Kỳ của EU sẽ tiếp tục gia tăng theo cấp số nhân, các quốc gia EU ngày càng thân thiện hơn trong vấn đề đồn trú quân Hoa Kỳ trên lãnh thổ của mình, Khối NATO sẽ được nở rộng về cả các quốc gia Bắc Âu có truyền thống trung lập như Phần Lan, Thụy điển, Na uy,... Họ đã được quá nhiều trong xung đột này. Vậy làm sao để tiếp tục gây căng thẳng cho chiến trường Ukraine, sẽ là điều họ boăn khoăn nhất.
05. Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ cho Nga trên cả bình diện ngoại giao và kinh tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào ngày 16/10/2022. Sau đại hội, vị trí thủ tướng của chính phủ Trung Quốc sẽ có chủ mới do ông Lý Khắc Cường đã đảm nhiệm cương vị này 02 nhiệm kỳ. Chính quyền Trung Hoa sẽ có những thay đổi về mặt nhân sự, đồng thời cương lĩnh mới cũng sẽ được thông qua. Tuy nhiên, dù có sự thay đổi nhân sự nào đi nữa, ông Tập sẽ vẫn tiếp tục cương vị của mình. Vấn đề Ukraine không chỉ có ý nghĩa với Nga, mà còn cực kì hệ trọng đối với Trung Quốc. Sự thách thức các trật tự kinh tế thế giới do Mĩ đặt ra đã dẫn đến sự đơn phương trừng phạt kinh tế của Mĩ đối với Trung Quốc. Trung Quốc đã có những sự đáp trả tuy nhiên không mang nhiều sức nặng (bằng chứng là Huawei đã biến mất trên thị trường SmartPhone toàn cầu). Sự kiện Ukraine được Trung Quốc lí giải rằng, do Hoa Kì và các đồng minh đã gây ra bất ổn về chính trị, thỏa thuận quốc tế, dẫn đến xung đột là điều không thể tránh khỏi. Qua đây, đối với những sự áp đặt đơn phương của Hoa Kì, các quốc gia như họ không có cách nào khác phải phản kháng bằng vũ lực. Nga đã tiên phong giải quyết vấn đề của họ tại Ukraine, và một ngày nào đó, họ cũng sẽ giải quyết vấn đề về eo biển Đài Loan của mình.
Và thế giới sẽ thay đổi ra sao khi cuộc chiến tại Ukraine kết thúc? Trật tự thế giới sẽ được vẽ lại như thế nào? Và đối với Việt Nam, thách thức cùng cơ hội nào sẽ đến với quốc gia của chúng ta? Những câu hỏi đó luôn làm tôi boăn khoăn và trăn trở. Tại Phần V, cũng là phần kết thúc của Seri về chủ đề này, tôi xin đưa ra một số phỏng đoán cá nhân của mình về thế giới hậu xung đột Nga - ukraine, cơ hội của Việt Nam trong bình diện quốc tế mới. Nếu các bạn quan tâm, hãy để lại nhận định của mình ở phía dưới phần comment! Xin cảm ơn!