Đại học xịn
Hồi nẳm, mình là sinh viên trường làng, thế nào có cơ hội làm thực tập sinh ở Carnegie Mellon. Buổi trưa hôm đó mình đi ăn một mình....
Hồi nẳm, mình là sinh viên trường làng, thế nào có cơ hội làm thực tập sinh ở Carnegie Mellon. Buổi trưa hôm đó mình đi ăn một mình. Mình đi ra từ toà nhà Gates building (tức là ông Bill Gates bao sân). Mình đi dọc đường Forbes, rẽ phải vào cửa hàng Quizno's mua bánh mì. Trong lúc gặm bánh mì, mình có đọc một cái quyển sách hay tạp chí nào đấy đã quên tên, nhìn ra ngoài cửa kính ngắm người đi lại. Trong quyển đó có nói là một con số phần trăm khủng khiếp trong số tất cả các sinh viên đang học những trường hàng đầu nước Mỹ như Harvard, MIT, CMU, Stanford,... nếu mình nhớ không nhầm là 80%, đã có bố mẹ học ở những trường đó rồi. Câu chuyện còn kể vể những siêu tỉ phú ở nước Trung Quốc gửi con đi châu Phi bằng phi cơ riêng trong những chiến dịch "giúp đỡ trẻ em nghèo" để nó ghi vào sơ yếu lý lịch và bài luận xin học để trở thành thế hệ đầu tiên mở đường vào những trường đó. Những con người giàu có và quan tâm đến nỗi thống khổ của nhân loại như thế sẽ là một phần rất lớn của những người được chọn vào đại học hàng đầu như vậy. Số lượng học sinh thật sự từ nghèo khó và từ những gia đình khó khăn đi lên không chiếm là bao. Đó là một hình ảnh nước Mỹ mình không muốn thấy, hoặc trí não đã muốn loại khỏi từ khi qua Mỹ. Trong cuộc sống có nhiều tình huống gọi là một gáo nước lạnh, hoặc từ Anh thì gọi là redpill, thì đó là một trong những gáo nước lạnh dội lên đầu mình. Chính vì thế không hiểu làm sao mình làm gì, ở đâu, thấy gì lúc đó mình còn nhớ rất rõ một cách lạ thường mặc dù đó cũng phải bảy tám năm rồi.
Bài viết cùng tác giả:
Hôm nay mình có nghe xong hết một podcast dài kỳ khi chạy Grab qua lại với lại buổi chiều trời bắt đầu đẹp nên đạp xe về Theranos và cô tỷ phú tự thân tên là Elizabeth Holmes. Khi Theranos nổi danh, công ty Theranos được đủ các loại chính khách, nhà ngoại giao, nhà đầu tư khét tiếng gạo cội ở Mỹ ở ban lãnh đạo và đầu tư vào nườm nượp như Henry Kissinger, George Schultz, Maddog, nhà Devos, Walton, Walgreens. Holmes lên bìa của Forbes 40-under-40, Fortune, là hình mẫu lý tưởng của phụ nữ nhìn vào, được bầu làm 100 người ảnh hưởng thế giới nhất của Times. Và sau bức màn đó là một người điên vì Steve Jobs và một công ty công nghệ không có thật. Elizabeth Holmes giờ đang chờ xét xử vì gian dối và lừa gạt nhà đầu tư.
Nhớ đến thời mình ở Carnegie Mellon. Một trong những ngày cuối cùng mình ở đó, các sinh viên thực tập và giáo sư hướng dẫn sẽ phải làm một cái poster để trưng bày và đứng diễn thuyết trước poster một buổi chiều. Hôm đó mình đi về có ngồi tán phét, hút thuốc uống bia với mấy đứa cùng hội làm cùng mùa hè đó, có 12 mạng tất cả hội mình, và vì trường đó giàu nên còn nhiều hội khác như mình. Mình có hỏi có ai có chuyện gì hay không, có một bạn nói ngay: Hôm nay bà quản lab của tao khóc lóc lạy lục sướt mướt. Số là bà này là vợ ông giáo sư nghiên cứu chính, được ông giáo này nhét vào. Cả mùa hè bà này chẳng làm gì, đến họp không đến họp, đóng góp không đóng góp, có con bé thực tập sinh nó bực sẵn. Thế nào nó lại biết bà này cũng có một cái poster, và nội dung thì giống hệt của nó, làm nó nổi khùng và làm cho ra nhẽ không nể nang ai nữa và tố thẳng lên trường ngay lúc đó. Sau này ông giáo sư hướng dẫn của mình có ra một bài báo khoa học. Trong bài báo đó có nhiều câu cú nguyên xi của mình đã làm mùa hè, nhưng không hề nhắc đến tên mình ở đó. Mình biết chuyện này sau khi vào trường sau đại học, và lúc đó là khoảng hơn một năm sau đó. Mình cũng không làm gì vì tính mình không thích cãi cọ, nhưng mình luôn nhìn xuống một trường mang danh số một về khoa học máy tính ở nước Mỹ vì những chuyện như vậy. Sau này mình vì không apply nhiều nên lại vào trường không danh tiếng tiếp để học sau đại học, nhưng có thầy rất tốt, không bao giờ làm những việc ấy với mình.
Có lẽ áp lực thành công đã làm cho những con người tưởng là rất cao thượng, rất thành công mờ mắt.
Bài viết cùng tác giả:
Hôm nay mình lại thấy trên báo chí có nói về đường dây "chạy" đại học Mỹ. Việc đó với mình, sau khi tiếp xúc với những chuyện như thế, thật sự không lạ. Cái lạ là mình nhận ra nhiều người vẫn tưởng nước Mỹ là nước chỉ có sự trong sạch. Nhiều người vẫn nghĩ người nổi tiếng, ở trường tốt, chức danh cao là có khả năng tốt. Sự thật thì còn xa nước Mỹ mới được như thế.
Nhưng có điều đúng, có lẽ cơ hội cho người có khả năng ở Mỹ là cao hơn ở Việt Nam. Hơn nữa, Người bình thường trong xã hội nếu không muốn đối đầu với những sự nhiễu nhương thì không cần phải quan tâm, vẫn có thể sống đàng hoàng chứ không bị vùi dập. Hôm nọ bạn người Mỹ học chung đại học với mình, đi chơi ở Việt Nam, và có dịp ngồi nói chuyện hỏi cu cháu nhỏ ở nhà về sau muốn vào trường nào. Cu cháu có nói muốn vào một trường tốp ở Mỹ, vì nó cũng đang học một trường tốp ở Việt Nam. Người bạn này động viên cháu cố gắng để thực hiện ước mơ của mình. Cậu này vốn cũng là người xuất thân có điều kiện, sau này có nói riêng với mình: Thật sự tôi với ông đấy, học trường làng, vẫn cảm thấy hạnh phúc đấy thôi.
Có lẽ cuộc sống hiện đại, social media làm cho người ta phải lên gân nhiều quá với những gì mình có hoặc muốn có. Những tên tuổi, địa vị, tiền tài, chứng tỏ mình hạnh phúc, thành công có lẽ là kẻ thù lớn nhất của đời người.
Mình dạo này tối hay về nhà nấu spaghetti ăn với xúc xích, thấy không tệ. Cái lạ là mình cứ nghĩ mình phải ghét món ấy lắm, vì có một thời gian mình không còn tiền, nên chỉ có ăn spaghetti xúc xích cả tuần.
Bài viết cùng tác giả:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất