Xây dựng thương hiệu cá nhân có phải là thường xuyên đăng bài lên mạng xã hội không?
Cả năm trời bạn chỉ đăng 1 bài post lên mạng xã hội, thì vẫn có thể "bị" gọi là “lowkey”.
Bạn không thích tương tác với người khác trong công việc, thì vẫn có người nhận xét bạn là người thích làm việc một mình.
Cả năm trời bạn chỉ đăng 1 bài post lên mạng xã hội, thì vẫn có thể "bị" gọi là “lowkey”.
Vậy cho nên, mình tin rằng:
Chỉ cần bạn còn sống, còn giao tiếp với xã hội, người khác còn biết đến sự tồn tại của bạn, thì bạn vẫn sẽ có những cái “mác” do người khác hoặc do chính mình tạo ra cho mình, mà trong bài viết này mình tạm gọi là “thương hiệu cá nhân”.
Chính vì vậy, dù không thích nói quá nhiều về bản thân, mình vẫn ủng hộ việc xây dựng thương hiệu cá nhân, bởi những lợi ích mà nó đã, đang và sẽ đem lại cho mình.
Cùng tìm hiểu về “thương hiệu cá nhân” và cách mình đã vận dụng trong thực tế thế nào nhé!
Thương hiệu cá nhân đến từ đâu?
Bài viết "What’s the Point of a Personal Brand?" trên trang Harvard Business Review nói rằng:
Whereas reputation is about credibility, your personal brand is about visibility and the values that you outwardly represent.
(Tạm dịch: “Danh tiếng là sự tín nhiệm, còn thương hiệu cá nhân là những giá trị hữu hình mà bạn thể hiện ra bên ngoài”)
Định nghĩa về “personal brand” trên Wikipedia thì cho rằng:
A personal brand is a widely recognized and consistent perception or impression of an individual based on their experience, expertise, competencies, actions and/or achievements within a community, industry, or the marketplace at large.
(Tạm dịch: Thương hiệu cá nhân là nhận thức hoặc ấn tượng nhất quán và được công nhận rộng rãi về một cá nhân dựa trên kinh nghiệm, chuyên môn, năng lực, hành động và/hoặc thành tích của họ trong cộng đồng, ngành hoặc thị trường nói chung).
“Thương hiệu cá nhân” mà mình đề cập trong bài viết này chính là những thứ mình để thể hiện ra bên ngoài, chẳng hạn như hành động, lời nói, quan điểm, suy nghĩ, góc nhìn của mình. Và khi nhắc đến bạn, người khác sẽ nhắc về điều gì đó một cách đồng nhất về bạn.
Xây dựng thương hiệu cá nhân có phải là việc thường xuyên đăng bài lên mạng xã hội?
Dưới đây là trải nghiệm của mình trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân.
1️⃣ Mình đang chủ động xây dựng thương hiệu cá nhân bằng cách nào?
Bạn biết mình có thể làm được việc đó, nhưng làm sao để người khác tin tưởng và giao việc đó cho bạn là cả một nghệ thuật.
Kim chỉ nam cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân của mình:
1 - Không "nói quá" về bản thân
Mình vẫn đang học cách làm sao để cân bằng giữa cách mình tự "PR" về bản thân và khả năng thật sự mình có thể làm. Và cố gắng để những gì mình làm được nhiều hơn những gì mình nói.
2 - Trải nghiệm và làm hết mình - đây là cách dễ nhất để tạo sự tin tưởng và "demo" cho người khác thấy khả năng của mình.
3 - Chia sẻ mong muốn cụ thể của mình cho “vũ trụ” - mọi mối quan hệ mình có (người quen, những người bạn thân thiết, những người làm trong lĩnh vực liên quan,...) để nhận được sự hỗ trợ từ họ.
4 - Chia sẻ lại những trải nghiệm mình đã có
Làm sao người khác biết bạn đã học được những gì, "lớn lên" như thế nào từ những trải nghiệm bạn đã có đúng không?
Vì vậy, đừng ngần ngại để chia sẻ về trải nghiệm tham gia một cuộc thi / chương trình tình nguyện, chia sẻ bài học tâm đắc về một khóa học, chia sẻ kinh nghiệm về việc làm một cái gì đó,...của bạn nhé.
Miễn là…
Bạn muốn kể chuyện đó. Bạn muốn kể chuyện đó. Bạn muốn kể chuyện đó.
Và hãy luôn nhớ:
Chỉ có bạn mới là "chuyên gia" trong trải nghiệm của mình...và nó là duy nhất
2️⃣ Làm sao để thay đổi từ một “tai tiếng”?
Ở đây ý của mình là những điều không tốt mà người khác nghĩ về bạn, mình tạm gọi là “tai tiếng”.
“Tai tiếng” theo mình chia thành 2 trường hợp:
➤ Điều đó đúng với bạn
➤ Điều đó chưa đúng với bạn về mặt khách quan
(1) Nếu điều đó đúng về bạn
“Đúng” ở đây là điều mọi người / một người nói về bạn và bạn cũng thừa nhận mình có điều đó.
➤ Hãy thay đổi nó từ hành động của bạn.
Chuyện một dự án nọ:
Hồi còn làm ở công ty cũ, công ty có giao cho mình chạy bên một dự án lớn của công ty.
Lúc ấy team mình có 2 người. Ban đầu mình nhận dự án vì đó là dự án công ty giao (và mình nghĩ mình phải nhận thôi). Về sau, mình mất động lực và không muốn follow dự án tiếp nữa.
Thế là một mình teammate của mình “gánh team” và bạn ấy bị “burn out”. Mình biết mọi người trong team BTC đang có cái nhìn tiêu cực về mình, vì mình đang không hoàn thành được trách nhiệm mà mình đã nhận.
Lúc đó mình quyết định bắt nhịp lại dự án, tìm hiểu tiến độ dự án và team đến đâu để có thể cùng team lớn chạy hết chương trình.
Lý do mình quay lại là vì điều này đúng và mình không muốn để lại hình ảnh tiêu cực về bản thân cho mọi người về sau (nó có thể ảnh hưởng công việc của mình sau này, dù còn hay không còn làm việc ở công ty)
Ban đầu khi quay lại thì đúng là mình phải chịu sự “khinh bỉ” của mọi người vì sự vô trách nhiệm của mình. Nhưng mình hiểu vì sao điều đó lại xảy ra. Về sau thì không còn và mình còn nhận được sự tôn trọng của mọi người nữa.
(2) Nếu điều đó chưa đúng với bạn về mặt khách quan
Mình lại chia thành 2 trường hợp:
a. Nếu chỉ có một người thấy điều đó và nó chỉ mang tính chủ quan của họ thì thôi bỏ qua đi. Có thể bạn và người ấy bất đồng quan điểm, hoặc họ không ưa bạn thôi.
b. Còn nếu nhiều người đều thấy như vậy, thì “bạn nên xem lại cách ăn ở của mình”
Mình đùa đấy =)) Nhưng chắc chắn là điều bạn nghĩ và những gì bạn thể hiện ra bên ngoài đang khiến người khác hiểu chưa đúng về bạn.
Cách mình sẽ ứng xử thế nào?
➤ Hỏi họ trực tiếp (những người bạn nghĩ họ sẵn sàng chia sẻ với bạn ấy): hành động, biểu hiện cụ thể nào của mình đã khiến họ có suy nghĩ đó?
➤ Cho họ biết vì sao bạn hành động như thế (có thể từ một lý do nào khác mà họ hiểu lầm chăng?,...), quan điểm của bạn về điều họ đang nghĩ là gì,...
➤ Xem bạn có thể điều chỉnh cách hành động của mình thế nào để không gây ra hiểu lầm những lần sau và thay đổi
3️⃣ Làm sao để thay đổi một suy nghĩ nào đó của người khác về bạn?
Lần này không phải vì bạn đang mang “tai tiếng”, mà chỉ đơn giản rằng, bạn thấy mọi người đang công nhận bạn về một điều gì đó và bạn muốn chuyển hướng suy nghĩ của họ.
Với mình, thay đổi hay xây dựng thương hiệu cá nhân là như nhau.
Trong tình huống như vậy, đơn thuần cũng hãy thay đổi từ hành động - vẫn làm nhưng hạn chế chia sẻ về nó, hoặc không làm nữa.
Và tiếp tục làm như cách mình xây dựng hình ảnh cá nhân như trên.
4️⃣ Điều đáng lo ngại nhất khi chia sẻ về bản thân với người khác?
Rủi ro duy nhất khi chia sẻ về bản thân với người khác là câu chuyện "tam sao thất bản" và việc bảo vệ chính bản thân của bạn.
Vì vậy, mình vẫn chọn chia sẻ đúng người, đúng nơi, đúng chỗ.
Những cơ hội mà mình đã có được nhờ việc xây dựng thương hiệu cá nhân?
Nhìn lại những trải nghiệm mình từng có, ngoài những cơ hội mình có được do mình tự chủ động tìm tới, những cơ hội khác phần lớn đến từ:
➤ Danh tiếng của tổ chức mình từng làm
➤ Từ những thành quả mình từng làm, cách làm việc của mình với mọi người
➤ Mối quan hệ, sự truyền miệng từ người quen về khả năng làm việc, kỹ năng, sự hứng thú của mình cho sở thích nào đó,...Đây là hệ quả từ những thứ trên.
➤ …
Và cụ thể hơn là:
Có NHỮNG buổi phỏng vấn mình có được mà chỉ cần gửi CV trực tiếp cho Hiring Manager (người cần tuyển dụng) hoặc thông qua người quen của mình với Hiring Manager (đậu có, rớt cũng có).
Có NHỮNG mối quan hệ mình có được nhờ việc mình có những sở thích / thói quen / cùng chí hướng trong một lĩnh vực nhất định. Và những mối quan hệ này là những người ”cùng hệ” (like-minded) và lại tiếp tục mở ra cho mình nhiều cơ hội.
Kết
Để tóm lại chủ đề này, có 3 ý chính mình muốn chia sẻ với bạn:
—---
Có 1 dạo mình cảm giác mọi người xung quanh mình đều thấy mình quá bận. Cụ thể là mình:
➤ Thường từ chối những “cuộc vui” của bạn bè với lý do “bận làm task”
➤ Không thể sắp xếp những dịp họp mặt gia đình
➤ Chia sẻ lịch trong tuần và viết hẳn 1 bài về sự bận rộn này:
Kết quả là dần dần chẳng còn ai muốn gặp mình cả, kể cả lúc sau đó mình không còn bận như trước nữa.
Có thể vào thời gian kia, ưu tiên của mình là công việc và việc phát triển bản thân và chính mình cũng nói với bản thân mình rằng “ôi mình bận lắm”.
Tuy nhiên, sau này mình nhận ra là mọi thứ chỉ là sự ưu tiên và sắp xếp của bản thân mình.
Cho nên hiện tại điều mà mình luôn thể hiện là: Nhiều việc, vẫn chill (Còn mọi người hẹn thì mình vẫn dựa vào lịch và sắp xếp thui)
Mình đã thay đổi cách nhìn nhận của người khác về mình chẳng phải qua bất kì kênh truyền thông nào cả, chỉ là việc mình hành động, giao tiếp với mọi người thôi.
Chớ đánh đồng việc xây dựng thương hiệu cá nhân với việc đăng bài lên mạng xã hội.
—---
Key note 2️⃣: Bài viết này mình viết không để kêu gọi mọi người phải luôn nghĩ tới việc xây dựng thương hiệu cá nhân mọi lúc mọi nơi. Mình hi vọng rằng:
Bạn sẽ chia sẻ về bản thân tùy thuộc vào năng lượng của mình và bạn muốn cho đi và nhận lại được gì từ người khác.
—---
Cuối cùng là:
Như ban đầu mình có chia sẻ, chỉ cần mình còn sống và người khác biết sự sống của mình, thì bạn cũng không thể nào tránh được những cái “nhãn” của chính bản thân mình. Cho nên là:
“Be yourself" is not enough. Show yourself.
Bài viết thuộc thử thách Viết Đều và Hay của Writing On The Net Alumni.
#wotn #vietdeuvahay
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất