Trải nghiệm của mình đặc biệt một chút.
Mình bắt đầu hành trình đi làm sau khi tốt nghiệp bằng 1 công việc chính thức trong 1 tháng và công việc Full-time Freelance ở một tổ chức cộng đồng trong 8 tháng.
Sau đó, mình quyết định chuyển định hướng công việc và bắt đầu từ vị trí Intern.
Để nói về những "điều-mình-ước-gì-mình-biết-sớm-hơn-khi-mới-đi-làm", dưới đây là lầm tưởng giúp bản thân mình nhận ra những điều này trong hành trình đi làm.

Lầm tưởng #1: Tưởng mình “giỏi”

Cũng dễ hiểu. 
Trong những năm học đại học, mình từng làm nhiều công việc khác nhau, như Marketing, Sales, Chăm sóc khách hàng, Nhân sự,...trong một tổ chức thanh niên quốc tế (khoảng 600 thành viên trong cả nước). 
Mình không có mindset phải có kinh nghiệm ở một công việc thì mới làm được công việc đó.
Mình sẽ ứng dụng các kĩ năng, kiến thức mình đã học ở công việc trước để chuyển đổi, áp dụng phù hợp cho công việc mới.
Sau đó học thêm các kiến thức cần thiết để thích nghi cho công việc mới.
Chẳng hạn như: Trước khi làm BTC 1 chương trình tuyển thành viên, mình từng làm công việc Marketing và Sales. 
👉 Mình vẫn áp dụng được kĩ năng tổ chức sự kiện từ Marketing để tổ chức chương trình.
👉 Mình vẫn áp dụng kĩ năng đặt câu hỏi, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với người đối diện (building rapport) từ công việc Sales vào việc phỏng vấn.
Thứ mình cần học thêm là gì?
Theo mình ở đó là “human sense” - việc mình đủ hiểu tổ chức, văn hóa và con người của tổ chức để khi nói chuyện với một người, mình có thể đoán được xem người đó có phù hợp với tổ chức của mình hay không.
(Từ “human sense” mình học được trong 1 lần đi phỏng vấn HR Intern)
Vậy nên, khi chuyển từ 1 công việc chính thức (Marketing) sang làm 1 L&D Intern, mình đã nghĩ nó “dễ”.
Đúng là những việc nào mình cần sử dụng những kĩ năng tương tự ở công việc trước thì mình vẫn làm một cách dễ hơn thật. Nhưng những gì mình đã trải nghiệm trước đó có thể chỉ là "bề nổi" của mảng mình làm (trừ khi mình học và làm đúng chuyên ngành).
Khi đi làm, người ta sẽ đòi hỏi mình hiểu sâu và biết nhiều hơn thế ở mảng mình làm.
Vì vậy mà ban đầu mình đã vô cùng tự tin (đôi khi "tự cao"), nhưng sau đó là nghi ngờ khả năng của bản thân.
💭Ước gì mình biết được điều này khi mới đi làm:
Mình không giỏi như mình nghĩ.
Dù background của mình thế nào, khi bắt đầu đi làm, mình nên có một sự khiêm tốn nhất định, một cái đầu cởi mở để học được nhiều thứ mới hơn, “được dạy” nhiều hơn.
Như thế thì “viên ngọc thô” trong bạn mới có thể được mài dũa để trở thành một “viên ngọc sáng”.

Lầm tưởng #2: Tưởng là dễ học

Mình có thói quen và sở thích tham gia vào các workshop, webinar liên quan đến những thứ mình quan tâm như là sách, công việc nhân sự / HR Insights, phát triển bản thân,...
Việc này vừa giúp mình tăng khả năng sáng tạo trong công việc, vừa giúp mình học thêm từ bài học và các best practices của người khác, môi trường khác.
Tuy nhiên, nếu học nhiều như vậy, mình áp dụng những bài học ấy vào thực tế như thế nào?
Trong năm 2023, mình thay đổi chút về cách tiếp cận của việc học này. Thay vì chỉ tham gia những workshop, webinar, các buổi sharing chỉ là 1 buổi cho 1 chủ đề, mình chọn các chương trình, khóa học (có nhiều chủ đề nhỏ về 1 chủ đề lớn) để hỗ trợ cho công việc thực tế ở công ty. 
Cái “được” là mình làm việc tốt hơn thật. 
Cái “chưa được”:
+ Vẫn là câu hỏi: “Mình áp dụng những bài học ấy vào thực tế như thế nào?” 
+ Áp dụng 1 phần và chưa thể áp dụng hết tất cả những thứ mình học vào thực tế
Nó sẽ trông thế này:
➡️ Mới học được 1 kiến thức hay
➡️ Áp dụng được một chút tưởng mình đã lĩnh hội được kiến thức đó
➡️ Gặp nhiều trường hợp, tình huống khác nhau thì mình chưa thể áp dụng nó một cách linh hoạt, thậm chí không biết cách áp dụng thế nào.
➡️ Rơi vào tình trạng cũ - cảm thấy mình chưa giỏi, thiếu tự tin, không biết làm sao để làm tốt hơn.
💭Ước gì mình biết được điều này khi mới đi làm:
Học bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là THỰC HÀNHÁP DỤNG cái mình đã học được bao nhiêu vào thực tế
Đây là cách mình đã và đang cố gắng làm:
👉 Vẫn tham gia những sự kiện, chương trình mình thích nhưng hướng đến việc thực hành và áp dụng vào thực tế, hoặc ít nhất là tự đúc kết và đưa ra được “next actions” cho bản thân khi học được bất cứ điều gì.
👉 Quy trình kết hợp giữa việc học bên ngoài vào công việc:
Học 1 khóa học, chương trình bên ngoài ➡️ Áp dụng vào công việc ➡️ Chưa linh hoạt áp dụng được hết và nhận feedback từ Leader ➡️ Cải thiện cách làm đúng.
Cách này mình đã từng áp dụng và đã thành công với Leader trước. Theo mình cũng cần linh hoạt áp dụng quy trình này những cách khác nhau với những người Sếp khác nhau.
💡Food For Thought: 
Hiệu ứng Dunning-Kruger (Nguồn ảnh: Vietcetera)
Hiệu ứng Dunning-Kruger (Nguồn ảnh: Vietcetera)
Hiện tượng đi học về áp dụng “được” ở thời gian đầu và “chưa được” ở thời gian sau là hiện tượng của Hiệu ứng Dunning-Kruger. Quy trình thích nghi từ việc học bên ngoài vào công việc mình cũng dựa theo xu hướng của hiệu ứng này.
Ngoài ra, mình recommend cho bạn tập TEDx Talks "The first 20 hours -- how to learn anything" cũng nói về việc học khá hay. Bạn có thể tham khảo:

Lầm tưởng #3: Tưởng giỏi là đủ

Điều này mình nhận ra ở 2 thời điểm:
1️⃣ Lúc mới làm Intern
2️⃣ Lúc mới được chuyển qua 1 team khác và mình được lead công việc đó
Mình thấy các bạn bây giờ rất giỏi.
Ở chỗ trước khi các bạn đi làm, các bạn có nhiều cơ hội để học hỏi, học từ nguồn tự research, tham gia các cuộc thi giải business case,...Các bạn có rất nhiều ý tưởng luôn.
Mình thì không theo các hướng này, nhưng mình cũng được học nhiều qua các workshop / sự kiện (như đã kể ở trên). 
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet
Thậm chí hiện tại mình được giao làm ở mảng mình có nhiều thế mạnh hơn (sau khi đã làm Intern 6 tháng, lên chính thức 6 tháng) 
💭Ngoài việc còn thiếu kiến thức chuyên môn, thì mình ước gì mình biết được khi bắt đầu đi làm đó là:
Giỏi là chưa đủ. Biết cách phối hợp được với người khác mới làm được việc.
Mình "giỏi" là một chuyện, nhưng sự thật là một mình mình làm cũng chẳng thể "ra ngô ra khoai", nếu không có sự hỗ trợ từ người khác.
Để có được sự hỗ trợ này, tụi mình thật sự phải mở rộng góc nhìn của công việc mình làm trong bức tranh lớn của tổ chức, biết cách giao tiếp, cách xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác,...
Đây mới là thứ sẽ giúp mình tạo ra được kết quả tốt hơn. Đây cũng là sự khác biệt giữa mình (một bạn Executive) và Sếp của mình (vì Sếp sẽ phải đi synergize, điều phối các stakeholder liên quan để công việc của team mình tốt hơn).
(Chỗ này mình hết lầm tưởng rồi, nhưng cũng đang cải thiện để vượt qua, chưa có tips cụ thể, nên viết đến đây để cả tụi mình nhận thức thiếu sót của bản thân trước thôi nhé 😂)

Kết

Việc biết thế mạnh của bản thân để phát huy khi đi làm là một điểm sáng, nhưng mong chúng ta sẽ luôn giữ cho mình sự khiêm tốntò mò những điều mới để được học và “được dạy” nhiều hơn.
#WOTN5
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.