Trả lời: Jonathan Armstrong, từng học tại Đại học Massey.
______________
Lời phát biểu của Elon Musk: “Xác suất vũ trụ chúng ta đang sống là thế giới thật chứ không phải chương trình giả lập chỉ là 1/1.000.000.000” có vẻ là một lập luận hợp lý. (Nếu bạn chưa biết toàn bộ bài phát biểu, nó đây)
Tuy nhiên, lập luận này có vẻ hơi thiếu hiểu biết về siêu xác suất (meta-probability). Hiểu về siêu xác suất cho phép chúng ta bối cảnh hóa/diễn giải ý kiến một cách tốt hơn.
Lấy nhanh một ví dụ:
1. Xác suất khi tung đồng xu một cách công bằng cho ra mặt ngửa là bao nhiêu? 50%
2. Nếu bạn được yêu cầu dự đoán xác suất cho trận bóng chiều nay giữa đội xanh và đội đỏ - thì xác suất đội xanh thắng là bao nhiêu? 50%
3. Nếu giờ người ta nói thêm với bạn rằng “đội xanh” là đội tuyển quốc gia Pháp, còn “đội đỏ” là một đội bóng trung học địa phương, xác suất “đội xanh” thắng bây giờ là bao nhiêu?...Bạn đã biết thêm nhiều thông tin, xác suất không còn là 50% nữa…Giờ nó gần như là 99.999%
Điều gì xảy ra ở đây? Trong ví dụ 1 và 2, cả hai xác xuất đều là 50%, tuy nhiên thực chất chúng lại khác nhau. Vấn đề phát sinh từ sự thật rằng khi thống kê xác suất, sự không chắc chắn của xác suất hiếm khi được đề cập. Trong thực tế, khi so sánh xác suất của việc tung đồng xu một các công bằng với việc dự đoán đội bóng nào sẽ thắng trong như hình bên dưới.
Như bạn có thể nhìn thấy trong biểu đồ, mặc dù xác suất của cả hai đều là 50%, nhưng siêu xác suất được thể hiện bởi đường cong. Đường cong này thể hiện rằng xác suất của việc tung đồng xu là 50% khá chính xác, trong khi kết quả của một trận bóng thì có rủi ro rất cao.
Trong ví dụ 3, chúng ta được cung cấp nhiều thông tin hơn về đội bóng, điều này giúp ta dự đoán kết quả tốt hơn. Nói cách khác: biết càng ít thông tin về hệ thống/quá trình, kết quả xác suất ta tính toán càng nhiều rủi ro.
Vậy nên tôi đồng ý rằng: “với những thông tin mà ta biết đến thời điểm hiện tại, có vẻ chắc chắn xác suất ta đang sống trong một thế giới không phải giả lập chỉ là một phần tỷ mà thôi”, thông tin chúng ta có về vũ trụ chỉ là một hạt cát trong toàn bộ thông tin có sẵn về vũ trụ (toàn bộ hệ thống / quá trình). Chúng ta chủ yếu chỉ biết về bản thân và Trái đất trong thời kỳ này. Điều đó rất có khả năng làm sai lệch dự đoán và cung cấp những nhận định mang tính thiên vị.
Tôi không giả vờ am hiểu về việc liệu ta có đang sống trong thế giới thực hay chỉ là chương trình mô phỏng. Nhưng tôi có thể nói rằng rủi ro trong xác suất mà Elon nói là rất lớn, đến nỗi nó không còn là một dự đoán có ý nghĩa hay hợp lý nữa rồi.
___________________
>Omar Bessa
Thấy “Elon Musk nói rằng” là biết nhảm nhí rồi.
>>David Seidman
Musk không phải người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng này, ổng chỉ làm nó nổi tiếng thôi. Người nghĩ ra ý tưởng này là Nick Bostrom, ít nhất thì người ta công nhận thế.
>>> Rana Banam
Cái bản thảo này cũng cho thấy cả ý tưởng này ngu ngốc thế nào: tham số quan trọng f_p cũng có thể bằng 0 với xác suất cao. Nói rằng xác suất của việc “sống trong thế giới giả lập” gần bằng 1 ám chỉ rằng f_p cũng gần bằng 1, hoàn toàn là hoang tưởng.
>>>> David Seidman
Tôi nghĩ bồ còn chưa đọc tới phần thân bài nghiên cứu đâu nhỉ. Ước lượng gia trị thực của các biến số này là chủ đề của rất nhiều cuộc thảo luận đó.
>>>>> Linchuan Zhang
Tôi thấy vui ghê, mỗi lần mà người ta đọc một bài báo cáo, họ bứt ra một dòng rồi cho rằng mình biết về chủ đề này còn nhiều hơn mấy ông chuyên gia đang giành hàng ngàn giờ đồng hồ nghiên cứu về nó ấy.
>>>>> Hugues Talbot
Các thảo luận này tương tự như các bằng chứng về sự tồn tại của Chúa ở thế kỷ 18 vậy. Mọi người nên đọc Kant đi, đó là lý do thuần túy mà không cần tham khảo bất cứ thí nghiên cứu nào cả. Đây không phải là khoa học.
> Joel Reid
Tranh luận về việc liệu vũ trụ có phải mô hình giả lập hay không cũng giống như việc tranh cãi xem vị thần nào là thật (nếu có) vậy.
…thỉnh thoảng, thậm chí cả người vô thần cũng có thể thành tín đồ đấy.