Vỡ mộng khi hẹn hò bởi Halo Effect
Halo Effect đã khiến tôi vỡ mộng khi hẹn hò như thế nào?
Lần đầu tiên tôi biết vỡ mộng là khi hẹn hò 4 năm trước
Tôi là người đề cao phẩm chất hơn vẻ bề ngoài. Với tôi, một chàng trai với áo sơ mi, quần tây lịch sự là đủ. Điều làm tôi xao xuyến là những cử chỉ dịu dàng mà anh bộc lộ trong lúc chờ đợi tôi. Thay vì cắm mặt vào điện thoại, anh trò chuyện với bác trai hàng xóm, chơi đùa với mấy con mèo nhà bác và chốc chốc lại ngắm nghía bó hoa đã chuẩn bị sẵn trong tay.
Tôi là người đề cao phẩm chất hơn vẻ bề ngoài. Với tôi, một chàng trai với áo sơ mi, quần tây lịch sự là đủ. Điều làm tôi xao xuyến là những cử chỉ dịu dàng mà anh bộc lộ trong lúc chờ đợi tôi. Thay vì cắm mặt vào điện thoại, anh trò chuyện với bác trai hàng xóm, chơi đùa với mấy con mèo nhà bác và chốc chốc lại ngắm nghía bó hoa đã chuẩn bị sẵn trong tay.
Với một cô gái ngoài 20 như tôi, chàng trai ấy có gì đó vừa lịch sự, trưởng thành nhưng cũng vừa trẻ trung, ấm áp và dịu dàng biết bao.
Nhưng, điều khiến tôi vỡ mộng chính là đây.
Trong lần hẹn hò thứ năm và cũng là cuối cùng, anh như biến thành một con người khác. Chúng tôi lui tới một quán pub ẩn mình trên phố cổ. Ngày cuối tuần biến quán pub yên bình trở nên ồn ào và đông đúc. Tôi hoàn toàn có thể thông cảm nhưng anh thì không. Chàng trai điềm đạm, dịu dàng trong trí nhớ của tôi bỗng trở nên bồn chồn đến mức đứng ngồi không yên, thường xuyên giục giã nhân viên và trực tiếp cáu giận với họ khi phải chờ 30 phút cho 2 ly rượu. Khi chúng tôi ra về cũng là lúc đồng hồ chập kim. Anh tỏ ra ga lăng dẫn đường cho tôi trong khi xung quanh là bóng tối nhưng thật thô lỗ khi xua đuổi những con mèo nhỏ lang thang ở ngoài quán. Việc book một chiếc xe ở thời điểm đó trở nên khó khăn hơn nhưng điều đó cũng không thuyết phục khi anh cáu giận và liên tục gọi cho tài xế.
Tôi cảm thấy không chấp nhận được người đàn ông trước mặt. Tôi không thể gửi gắm cuộc đời mình cho một người nóng tính, thô lỗ và giả dối như vậy được. Tôi bỗng thấm thía hơn câu tục ngữ của ông bà ta: À, hóa ra mình cũng “nhìn mặt mà bắt hình dong”.
Sau này khi tìm hiểu sâu hơn về tâm lý học, tôi nhận ra câu chuyện kể trên thực ra đã bị ảnh hưởng bởi một hiệu ứng tâm lý tên là Halo Effect hay còn gọi là Hiệu ứng hào quang.
Bài viết gồm các phần 1. Nguồn gốc ra đời 2. Định nghĩa 3. Halo Effect trong chuyện hẹn hò 4. Mẹo nhận biết đối phương đang cố tình sử dụng Halo Effect 5. Chúng ta đã làm gì để giúp đối phương thực hiện Halo Effect thành công
Nguồn gốc ra đời của hiệu ứng hào quang
Hiệu ứng hào quang được nhà tâm lý học Edward Thorndike phát hiện vào năm 1920 thông qua một thí nghiệm trong quân đội. Cụ thể, ông đã yêu cầu chỉ huy đánh giá quân lính dựa trên các tiêu chí như khả năng lãnh đạo, ngoại hình, trí thông minh, lòng trung thành và sự tin cậy.
Sau khi được tiếp cận rất nhiều bản báo cáo, Thorndike đã dần nhận ra một hiện tượng kỳ lạ. Khi một anh lính được đánh giá cao ở một mặt nào đó (ví dụ như vẻ ngoài vạm vỡ), anh ta cũng sẽ được đánh giá cao trên tất cả những đặc điểm không liên quan khác (như là về tri thức hay khả năng lãnh đạo).
Thorndike đặc biệt quan ngại trước việc các phi công được điểm cao trong việc lái máy bay cũng thường được cấp trên đánh giá cao về khả năng lãnh đạo. Ông đã viết rằng bởi vì hầu hết các phi công đều rất trẻ, việc bạn là một anh hùng không đồng nghĩa với việc bạn có được khả năng lãnh đạo – vốn cần tôi luyện qua thời gian. Vậy mà trong các bản báo cáo kiểm điểm, các sĩ quan cấp trên vẫn thường cho rằng phi công với nhiều chiến công là đối tượng tốt để huấn luyện làm lãnh đạo, và đánh giá họ rất cao ở những kỹ năng và phẩm chất không liên quan tới việc lái máy bay.
Từ thí nghiệm trên, ta có được một khái niệm tổng quát về hiệu ứng hào quang (Halo Effect) như sau:
Hiệu ứng hào quang được xem là một loại thiên vị về mặt nhận thức xảy ra khi ấn tượng ban đầu về một người quá mạnh khiến bạn không có đánh giá đúng về họ.
Thorndike đã gọi hiện tượng này là “vầng hào quang của phẩm chất chung chung”. Ông nhận xét về nó như sau: Khi một người được cho là giỏi một kỹ năng đáng khao khát, đặc điểm đó sẽ ảnh hưởng lên cách người khác đánh giá các mặt khác của người này.
Ngày nay, hiệu ứng tâm lý này xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực đời sống và trong cả chuyện hẹn hò. Thông thường sẽ có hai kiểu người khi ứng dụng hiệu ứng này:
Kiểu 1: Người vô tình sử dụng.
Kiểu 2: Người cố tình sử dụng. Họ đã biết về hiệu ứng hào quang và cách nó hoạt động. Chính vì vậy, họ sử dụng hiệu ứng này để thao túng và chinh phục đối phương.
Hiệu ứng hào quang có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong các mối quan hệ, vì vậy, nhiều người vô tình hoặc cố ý sử dụng hiệu ứng này để thao túng người khác. Vậy chúng ta chấp nhận để bị lừa, chấp nhận sống nửa tỉnh nửa mê trong mối quan hệ hay sao? Thực tế thì cũng không phải vô phương cứu chữa như vậy. Chúng ta vẫn có thể khéo léo nhận ra đối phương đang sử dụng hiệu ứng hào quang để thao túng mình bằng 2 cách sau đây.
1. Quan sát thái độ của đối phương với người lao động
Khi hai bạn hẹn hò, đối phương sẽ bộc lộ những điều tốt nhất của họ để gây ấn tượng với bạn. Vậy nên, cách để nhận biết đối phương có đang sử dụng hiệu ứng hào quang hay không chính là nhìn vào việc họ xử lý mọi thứ xung quanh. Ví dụ, họ chuẩn bị quà trước buổi hẹn, luôn quan tâm đến các chi tiết nhỏ với mục đích ghim vào đầu bạn rằng họ là người dịu dàng, chu đáo. Để kiểm chứng điều đó, bạn hãy nhìn vào cách họ đối xử với người khác, không phải bạn. Nếu họ thực sự là người dịu dàng, chu đáo, họ sẽ nhẹ nhàng và tử tế với nhân viên dẫu họ có mắc lỗi, sẽ thông cảm và kiên nhẫn hơn dẫu tài xế có lạc đường hoặc tới chậm đôi chút. Sự tử tế thực sự sẽ không thể giả vờ được mãi, bạn hãy chú ý điều này.
2. Không hoàn toàn tin vào những gì mắt thấy tai nghe
Không ai tốt 100% và cũng không ai xấu 100%. Những điều chúng ta nhìn thấy đôi khi chỉ là một mặt của vấn đề nên bất cứ khi nào não bộ cảm thấy: “Ồ, mọi thứ quá hoàn hảo” hoặc “Sao mọi thứ cứ tệ thế nhỉ?” thì đừng vội tin. Bạn hãy tạo ra các cuộc trò chuyện sâu để giải mã nghi vấn của mình về đối phương. Bạn có thể áp dụng 36 câu hỏi tâm lý từ lạ thành thân sau đây.
4 năm đã trôi qua nhưng thi thoảng tôi vẫn ngồi ngẫm lại câu chuyện hẹn hò hồi đó. Đúng là họ đã cố tình che mắt tôi bằng vườn hoa hồng để rồi chính tôi lại phát hiện ra trước mắt mình là một cánh đồng hoang. Tức giận và thất vọng là cảm giác đương nhiên mà tôi dành cho họ nhưng suy xét kỹ hơn tôi cũng thấy có điều gì không đúng ở phía mình. Tôi quan niệm một tay không thể vỗ lên tiếng. Họ phải nhìn thấy điều gì ở tôi hoặc tôi đã làm gì, cho phép điều gì mới khiến mục đích của họ thành công như ý?
Dễ thấy, tôi nhận ra vấn đề còn nằm ở mình. Mình bị thao túng vì mình cho phép họ làm điều đó. Thứ nhất, kiến thức chưa sâu khiến tôi dễ lầm tưởng từ những gì được thấy. Tôi tự hỏi nếu tôi biết nhìn nhận sâu hơn từ bề mặt, biết phân tích, biết so sánh thì liệu tôi có dễ bị thao túng như vậy không? Và thứ hai chính là sự vội vàng: vội vàng trong tin tưởng và vội vàng trong kết luận. Điều này khiến cho hiệu ứng hào quang phát huy tác dụng mạnh hơn bao giờ hết. Anh đến đón tôi bằng một chiếc xe sang, tôi tin vào điều đó, tôi kết luận luôn anh là người giàu có và phóng khoáng. Một cái bẫy lý tưởng để tự rơi vào đúng không ?
Mỗi người đều cần trải và nghiệm (trải qua và chiêm nghiệm). Cũng như tôi đã từng bị lừa, đã từng tự lừa và đã mất rất lâu để suy đi nghĩ lại về câu chuyện đó mới rút ra được bài học. Vậy nên, tôi nghĩ những lời khuyên cụ thể là không cần thiết. Khi đọc những chia sẻ trên đây, bạn cũng đã bỏ túi được không nhiều thì ít những bài học cho bản thân. Chỉ duy nhất một điều tôi muốn chúng ta đều cùng rõ: Khi chúng ta hiểu biết, tự tin và suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra kết luận thì khả năng người khác thao túng chúng ta sẽ càng thấp và ngược lại.
Tâm lý học
/tam-ly-hoc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất