Không biết bạn còn nhớ không? Trước đây, người ta còn xem một người nói lời chia tay với người khác qua điện thoại là đồ tồi cơ đấy. Thế nhưng chuyện gì đang diễn ra vào mấy ngày qua? Ken dường như đang ghost Barbie thay vì nói một lời tạm biệt chính thức với cô ấy.Điều gì khiến ghosting trở nên phổ biến và trở thành top pick trong số các chiến lược kết thúc một mối quan hệ. Bài viết này có (vẻ là có) hết!
𝐓𝐨́𝐦 𝐭𝐚̆́𝐭: Chúng ta có khả năng bị ghost nhiều hơn trong các mối quan hệ bạn bè cũng như các mối quan hệ hẹn hò ngắn hạn. Một số lí do khiến ai đó kết thúc bằng việc ghosting có thể liên quan đến niềm tin của họ vào định mệnh, phong cách gắn bó với người khác và cách thức đối mặt với căng thẳng. Ghosting phổ biến, dễ dàng và gây đau lòng hơn trong thời đại số ngày nay.

𝐆𝐡𝐨𝐬𝐭𝐢𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀?

Mặc dù chuyện “anh/em đi ra ngoài nghe điện thoại một tí rồi quay lại ngay” sau đó chẳng thấy mặt mũi chàng/nàng đâu là một trong những ví dụ thường thấy, đã xuất hiện từ lâu của Ghosting, tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ mới trở thành một từ chính thức vào năm 2017.Theo từ điển Cambridge, Ghosting là một cách để kết thúc mối quan hệ với một người bằng cách đột ngột dừng mọi liên lạc với người đó.

𝐗𝐨𝐚𝐲 𝐪𝐮𝐚𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐠𝐡𝐨𝐬𝐭𝐢𝐧𝐠:

𝐓𝐢̀𝐧𝐡 𝐲𝐞̂𝐮 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐧𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐥𝐞̣̂ 𝐝𝐮𝐲 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭

Khi được hỏi về các trải nghiệm bị ghost, hơn một nửa số người trong nghiên cứu mới đây đã nhắc đến khoảng thời gian họ bị một người bạn ghost nhiều hơn người yêu hay đối tác hẹn hò (Leckfor và cộng sự, 2023).
Khi tìm hiểu về suy nghĩ, ý định và khả năng sẽ ghost ai đó, những người tham gia nghiên cứu của Freedman và cộng sự (2018) cũng cho biết rằng so với các mối quan hệ hẹn hò, khi biến mất khỏi những mối quan hệ bạn bè, họ cảm thấy có phần tích cực hơn. Ghosting cũng được ưu tiên hơn khi chọn là một phương pháp để chấm dứt tình bạn hơn là các mối quan hệ lãng mạn.

𝐊𝐡𝐨́ 𝐦𝐚̀ 𝐛𝐢𝐞̂́𝐧 𝐦𝐚̂́𝐭 𝐡𝐨̛𝐧 𝐤𝐡𝐢 𝐛𝐚̣𝐧 đ𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐦𝐨̂́𝐢 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐡𝐞̣̂ 𝐥𝐚̂𝐮 𝐝𝐚̀𝐢

Các nhà nghiên cứu cho thấy, các tình huống ghosting thường liên quan đến các mối quan hệ ngắn hạn hơn là các mối quan hệ dài hạn và mang tính cam kết (Koessler và cộng sự, 2019). Điều này có thể lí giải một phần cho các quy tắc hẹn hò viral trên tiktok như 3 date rule hay 1 month rule - các quy tắc ám chỉ việc chỉ nên xác định mối quan hệ hẹn hò có xứng đáng hay không sau một khoảng thời gian nhất định.
Những cuộc tình được kết thúc một cách trực tiếp thường là những mối tình được đặc trưng bởi sự cam kết nhiều hơn, trong khi các chiến lược liên quan đến sự né tránh (trong đó có ghosting) thường phổ biến hơn ở mức độ thân mật thấp (ví dụ: mới hẹn hò hay chỉ đang tìm hiểu) (Davis và cộng sự, 1973). Một cách giải thích được đề xuất là việc càng dấn sâu hơn trong một mối quan hệ thì việc tách nhau ra sẽ càng khó vì tồn tại nhiều ràng buộc (ví dụ: bạn bè chung, sống thử,…). Điều này khiến các chiến lược chia tay trong âm thầm trở nên kém hiệu quả hơn.

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐢𝐧 𝐯𝐚̀𝐨 “đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡” 𝐜𝐨́ 𝐱𝐮 𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐠𝐡𝐨𝐬𝐭 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐡𝐨̛𝐧

Các giả thuyết Tiềm ẩn (Implicit theories) cho rằng mọi người được chia thành 2 kiểu khác nhau: người tin rằng những khác biệt cá nhân (ví dụ: đặc điểm tính cách, trí thông minh) là những yếu tố tĩnh, không thay đổi theo thời gian, trái lại là nhóm người tin rằng những đặc điểm đó là những yếu tố có thể thay đổi được (Freedman và cộng sự, 2018). Tương tự, trong mối quan hệ tình cảm cũng sẽ có 2 kiểu người với cách nhìn nhận khác nhau: (1) những người có niềm tin về “định mệnh” - luôn tin rằng các cá nhân đã được sắp đặt sẵn để có thể ở trong một mối quan hệ hoặc không; (2) những người có niềm tin vào sự thay đổi, suy nghĩ rằng các mối quan hệ có thể phát triển và cải thiện theo thời gian, thông qua giao tiếp.
Những người có niềm tin nhiều hơn vào “định mệnh” thường ít nỗ lực hơn trong việc giải quyết các xung đột, ít trực tiếp bày tỏ sự bất mãn của mình một cách cởi mở và mang tính xây dựng (Kamrarth và Dweck, 2006). Họ có nhiều khả năng ghost người khác cũng như trở thành đối tượng bị ghost hơn (Freedman và cộng sự, 2018).

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐨́ 𝐱𝐮 𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐠𝐚̆́𝐧 𝐛𝐨́ 𝐧𝐞́ 𝐭𝐫𝐚́𝐧𝐡 𝐝𝐞̂̃ 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐦𝐨̣̂𝐭 “𝐜𝐨𝐧 𝐦𝐚” 𝐡𝐨̛𝐧

Các kiểu gắn bó khác nhau (attachment styles) có thể tác động đến cách ai đó giải quyết việc chia tay, sự gần gũi và giao tiếp trong các mối quan hệ. Trong số các xu hướng gắn bó, người có kiểu gắn bó né tránh (avoidant attachment style) được đặc trưng bởi cảm xúc lẫn lộn giữa nỗi sợ hãi và mong muốn trong việc gắn kết và thân mật về mặt tình cảm (Kendra Cherry, 2023). Ghosting có thể được coi là một cách thức dễ dàng để những người này kết thúc tương tác trước khi phải đối mặt với nỗi sợ hãi về sự cam kết của mình (Powell và cộng sự, 2021). Đây như một cơ chế phòng vệ giúp bảo vệ họ trước sự lo lắng về việc bị tổn thương hay nỗi đau tiềm ẩn của sự gần gũi.

𝐆𝐡𝐨𝐬𝐭𝐢𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐛𝐚̉𝐨 𝐯𝐞̣̂ 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐨̂̉𝐧 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐯𝐞̂̀ 𝐜𝐚̉𝐦 𝐱𝐮́𝐜

Một trong những lí do có thể lí giải cho câu hỏi tại sao một người ưu tiên chọn việc ghost người khác đến từ nỗ lực né tránh các căng thẳng có thể xảy ra khi nói lời chia tay trực tiếp. Việc nói lời chia tay trực tiếp đồng nghĩa chúng ta có khả năng phải đối đầu với những xung đột leo thang, những lời trách móc (thậm chí là chửi bới), những lời níu kéo sướt mướt (Dubar, 2022). Một người thường gặp lo lắng và thiếu các kĩ năng xử lí tình huống trực tiếp có thể chọn ghosting như một cách phòng vệ “flight” (chạy trốn) thay vì “fight” (chiến đấu).
Ngoài ra, một lí do cũng được những “con ma” báo cáo nhiều nhất là bởi họ muốn bảo vệ đối phương khỏi cảm giác tiêu cực của việc bị chia tay (Dubar, 2022). Tuy nhiên, mình nghĩ có thể chính xác hơn là họ muốn bảo vệ bản thân khỏi ý niệm rằng “mình là người tồi tệ khi nói lời chia tay”. Vậy nên, trong một số trường hợp, thay vì ghost, mọi người cũng thường có những hành vi phớt lờ (silent treatment) hoặc gửi các tín hiệu trung gian (ví dụ: xóa trạng thái hẹn hò) với đối phương như một cách khiến đối phương phải nói lời chia tay trước, thay vì mình.

𝐌𝐨̂́𝐢 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐡𝐞̣̂ 𝐛𝐢𝐞̂́𝐧 𝐦𝐚̂́𝐭 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐧𝐨̂̃𝐢 đ𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐨̛̉ 𝐥𝐚̣𝐢

Cả người ghost và bị ghost đều trải qua những cảm xúc tiêu cực một cách mạnh mẽ (Freedman & cs., 2022). Trong khi người chủ động ghost cảm thấy vừa tội lỗi, vừa nhẹ nhõm, những người bị ghost thường phải trải qua cảm giác bị tẩy chay, buồn bã và tổn thương. Những cảm xúc này sẽ luôn được gợi lên khi họ nhắc về trải nghiệm của mình (Freedman & cs., 2022).
Ghosting cũng đe dọa đến lòng tự trọng của người bị ghost và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của họ sau này. Về lâu dài, nhiều người trong số đó phát triển một cảm giác ngờ vực theo thời gian, bởi họ bị bỏ lại mà không rõ lí do (Freedman & cs., 2022). Cùng với đó, trong các mối quan hệ tương lai, họ cũng có xu hướng dễ quy gán bản thân là nguyên nhân cho các trắc trở, đổ vỡ của mối quan hệ và có nhiều khả năng tự tay phá hoại chúng.

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐞̣̂ đ𝐞𝐦 𝐥𝐚̣𝐢 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 “𝐦𝐚”

Công nghệ tạo nên sự thuận tiện cho các kết nối nhưng cũng đồng thời khiến việc ghost ai đó trở nên dễ dàng và đau lòng hơn. Các app hẹn hò online hiện tại (ví dụ: bumble, tinder…) có khả năng khuếch đại sự mở lòng của chúng ta với người khác, cùng với đó là đem lại ảo tưởng rằng chúng ta đã tìm được “người ấy” – những điều mà việc hẹn hò trực tiếp khó có thể có. Tuy nhiên, khi ảo ảnh ấy biến mất, sự biến động của nó cũng trở nên rõ ràng hơn.
“Thật dễ dàng để chúng ta có thể nhắn tin hoặc gọi điện cho một người bạn hoặc đối tác lãng mạn của mình, bất kể là chúng ta cách xa họ đến đâu. Chúng ta dễ dàng tiếp cận và dễ dàng được người khác tiếp cận đến mức khi một ai đó quyết định biến mất, điều đó thật đau lòng. Hầu hết mọi người đều mang theo điện thoại mọi lúc mọi nơi. Khi ai đó bị ghost, họ hoàn toàn có thể tưởng tượng được người kia vẫn đang cầm điện thoại, nhìn thấy tin nhắn và cố tình phớt lờ” (Leckfor và cộng sự, 2023).