Việt Nam, Năng Lượng và Tôi
Khoảng một tháng nay, thông qua quá trình mình tự lên ý tưởng và triển khai 1 report về Hydrogen cho Viện Dầu Khí, nơi mình đang làm...
Khoảng một tháng nay, thông qua quá trình mình tự lên ý tưởng và triển khai 1 report về Hydrogen cho Viện Dầu Khí, nơi mình đang làm việc, với khoảng 17 lớp dữ liệu, trong đó có khoảng 13 lớp dữ liệu mình phải tìm và lập data bằng tay. Những lớp dữ liệu này có liên quan tới các thông tin về từng nhà máy điện than, khí, đạm, thép, lọc hoá dầu, cảng biển, lưới điện, dân số từng vùng ở Việt Nam. Mỗi lần đến một nhà máy hay cảng biển, mình đều phải xem trên google map version ảnh vệ tinh, quan sát xung quanh địa điểm đó, nó có điểm gì đặc biệt, như là gần sông, biển, cầu cảng, đường quốc lộ v.v. Nhờ vậy mà mình được ngắm cảnh xuyên suốt chiều dài của đất nước hình chữ S này. Song song, mình cũng phải đọc báo, trang đưa tin trên mạng để tìm những đặc điểm về kỹ thuật và tiến độ xây dựng của nhà máy và từ đó mình dần dần biết thêm về "drama" về từng địa điểm đó.
Mình chợt nhận ra là ở Việt Nam, mình đi quá ít, dẫn tới mình khá là nhỏ nhen khi ghét đất nước nơi mình sinh ra. Vì vậy, mình luôn mong là khi đi sang châu Âu, đi nhiều, va chạm nhiều mình sẽ học cách nghĩ bao dung hơn với Việt Nam hơn. Biết đâu ở châu Âu, có khi nhiều cái nó mình nghĩ và mình gặp trực tiếp sẽ khác mình tưởng tượng, sự thật nó slap mình một cái cú mạnh rồi giúp mình sáng mắt ra. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, thông qua bài report quan trọng cho Việt Nam này, cũng như các nghiên cứu về năng lượng mình đang làm, mình càng nhận ra hơn trong ngành của mình có không chỉ đơn giản là nhiều vấn đề, mà là vô vàn các vấn đề phức tạp, một sớm một chiều khó lòng mà giải quyết hết được.
Thế nên khi đọc báo về ngành trên những trang như VN Express hay BaoMoi, mình thấy khá là buồn 😢 và cười khi nhiều người cmt về ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng một cách thiếu hiểu biết như vậy. Ví dụ như là " Hãy loại bỏ nhiệt điện than ngay đi, vì môi trường hành tinh nơi chúng ta đang sống" hay " Điện mặt trời thì thừa mứa ra đấy không phát triển, không lo dùng mà suốt ngày kêu thiếu điện, chắc mấy ông nhà nước lại hốc hết".
Chắc chỉ người trong ngành mới hiểu được, nên người ta cũng chả buồn cmt. Người cmt luôn là người " thắng" trong chính tư tưởng của họ. Họ không biết rằng, loại bỏ nhiệt điện than, nguồn năng lượng hoá thạch "bẩn" này, sẽ làm cho giá điện tăng phi mã, dẫn tới ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế vĩ mô. Có thể hoá đơn tiền điện sinh hoạt chưa kêu, nhưng lĩnh vực sản xuất chắc chắn là ngấm đòn. Hay điện mặt trời cũng là một câu chuyện phức tạp, mặt trời là nguồn biến thiên, nếu phát một nguồn không ổn định nên lưới điện thì sẽ phải có một nguồn năng lượng flexible để cover nó, và gây áp lực lớn tới người điều độ vận hành hệ thống điện. Tất nhiên ở đây, mình cũng chưa bàn tới những câu chuyện khác liên quan đến các sai phạm trong QH Điện VII điều chỉnh, hay sự chậm trễ và có phần lề mề của người làm công tác quản lý.
Mình còn "non nớt" trong ngành năng lượng, nếu không tính thời gian đi học thì cũng chỉ có khoảng kinh nghiệm 1 năm đi làm. Nhưng thông qua 1 năm ngắn ngủi như vậy, bài học lớn mình học được là kệ mẹ, không blame ngành khác. Nếu mình blame, chắc mình chả khác gì những người cmt ở trên báo kia, có những vấn đề sâu chỉ người trong ngành mới biết. Vậy nên là hãy giữ một trái đầu lạnh trước khi comment linh tinh về ngành khác .
Cuối cùng, sau một số chuyện xảy ra, mình luôn nghĩ là lựa chọn đi học nước ngoài là đúng đắn. Mình không muốn cứ làm về Policy, Techno-Economic analysis v.v. Vì nó cảm thấy mình đang không giỏi cái gì cả, mỗi thử biết một ít, và thật sự rất ngợp, khi phải cover nhiều như vậy. Cuối cùng mình mệt rồi, mệt với các drama, hay các quyết định về năng lượng từ phía trên.
Đơn giản, giờ mình muốn tranh thủ còn trẻ, đi ra nước ngoài, chủ đạo vẫn là học về engineering, song song với energy policy and economic. Mình vẫn luôn nhớ như in lúc đi sang Nhật, được nhìn và sờ tận tay các công nghệ lõi của họ về điện hạt nhân, vật liệu siêu dẫn của lớp đệm từ trường trong tàu cao tốc họ đang phát triển, hay đơn giản là bức tường chắn sóng bê tông cốt thép cao hơn 22m, với bê tông thì ít mà cốt thép thì nhiều, mỗi thanh đường kính bằng cả cánh tay mình. Lúc đó chỉ biết thốt lên chữ "Wow" thôi, hi vọng là qua bên kia mình cũng sẽ học được nhiều điều thú vị như vậy ở độ tuổi đôi mươi này.
Mong rằng, trong một kịch bản đẹp nào đó, nếu "người đó" xuất hình, với đôi mắt mở to, cái đầu lạnh và tỉnh táo, trái tim ấm nóng và đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu, mình sẽ quay trở lại về Việt Nam, và cống hiến cho đất nước. Còn không, trong tương lai, chắc lúc ý tôi vẫn tiếp tục bán mình cho tư bản ạ.
Góc nhìn thời sự
/goc-nhin-thoi-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất