
Thể loại: Nghị luận xã hội.
---
Chuyện học hành ở nước ta đang có một vấn đề phổ biến. Đó là quá chú trọng vào quy định & luật lệ ban hành, quá cứng nhắc, khô khan không cần thiết.
Những Chuyên gia ở các nước Phương Tây, là các nhà nghiên cứu khoa học thường xuyên phải đi công tác ở nhiều Quốc gia quanh năm. Vậy làm sao để con cái họ cân bằng được việc học hành ? Đó là tự học, họ tự dạy con mình trên mỗi chuyến đi. Ở mỗi lứa tuổi họ sẽ tự lựa chọn chương trình dạy phù hợp cho con của mình. Và khi đến kỳ thi, họ chỉ cần đăng ký một kỳ thi chính quy và cho đứa trẻ tham gia. Nếu đủ điểm đạt tiêu chuẩn thì đứa bé đó sẽ được lên lớp, thậm chí là được vượt lớp nếu đứa trẻ đó thông minh và hiểu biết kiến thức nhiều hơn các bạn đồng trang lứa. Bất kể đứa bé đó không đến trường để học, cho dù học ở đâu, trong rừng hay trên núi, chỉ cần đến kỳ đăng ký và thi đạt tiêu chuẩn thì đứa bé đó hoàn toàn hợp pháp được lên lớp.
Với nước ta, chuyện như vậy thì hàu như không sảy ra. Có những trường hợp được học vượt lớp nhưng rất hiếm, và cũng cần phải đến trường điểm danh đầy đủ mới được xét duyệt, cộng thêm quy trình giấy tờ "xin phép" rất rườm rà. Trong khi chuyện đó là một điều rất bình thường ở các nước Phương Tây.
Tóm ý ở đây. Mình vẫn còn nhầm lẫn và đặt nặng không cần thiết giữa phương tiện giáo dục & mục đích giáo dục. Việc điểm danh, làm bài tập cốt ý là để học sinh có kỷ luật để được rèn luyện giỏi hơn. Nhưng nếu có những trường hợp đứa trẻ không cần hoặc thiếu những điều kiện để thực hiện, mà vẫn hoàn thành vượt qua kỳ thi hoặc bài kiểm tra. Thì đứa bé đó vẫn hiên ngang được lên lớp hợp pháp. Không cần phải để luật lệ & quy định gò bó mà ảnh hưởng đến thành tích học tập cá nhân. Người ta hay gọi nó là điểm chuyên cần, liệu nó có thật sự quan trọng như ta vẫn tưởng ? Hay lại là một dạng rào cản được bao bọc bằng hình thức hợp pháp ? Thật đáng để tâm suy ngẫm.
Mong rằng giáo dục nước nhà trong tương lai sẽ sớm hướng đến chiều kích khai phóng. Đặt đúng lại trọng tâm mục đích giáo dục. Để hệ tư duy Nhi đồng Việt Nam được thích ứng phù hợp với thời đại, vốn là điểm mạnh sẵn có nhưng chưa được khai thác đúng cách.
---
Một chút suy tư về tương lai của những hạt mầm.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Còn ở phương Tây (chủ yếu là tại Mỹ) thì họ lại chú trọng vào những thứ như bạn nói, họ trọng dụng nhân tài trẻ. Những nhân tài này được đào tạo bài bản, sau đó là được cấp tiền để nghiên cứu này nọ. Cả đời họ chỉ có nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra một kiến thức gì đó mà chưa chắc kiến thức đó đã hữu dụng ngay sau khi đã dc tìm ra. Những vị có tài này được cấp lương bổng cao, trong khi ở VN thì hoàn toàn ngược lại.
Sự kỉ luật là điều cần thiết trong tương lai của học sinh. Sự ràng buộc đó là tốt cho học sinh, nhưng học sinh lại cảm thấy áp lực, muốn thoái khỏi những lề thói kỷ luật này. Nhưng cuối cùng, khi lớn lên, chúng ta lại cần những kỷ luật như vậy trong đời sống thường ngày cũng như công việc. Như chấm công, lập ra thời gian biểu và tuân thủ theo nó, tự tạo cho bản thân 1 nguyên tắc sống nào đó để phát triển tốt hơn...
Những gì chúng ta lên án hiện tại, nó đã đi trước từ lâu lắm rồi. Từ những năm trước 75, Thích Nhất Hạnh và Nguyễn Duy Cần đã nói về vấn đề này.
Đề xuất của Nguyễn Duy Cần như sau, cấp tiểu học là học những kiến thức cơ bản như chữ viết, tính toán cấp tiểu học, nếu ai bỏ học thì cũng có cái mà mưu sinh. Cấp 2 nên chú trọng về xã hội học nhiều hơn, để định hình tư duy, thế giới quan, tư tưởng, đạo đức, luyện khả năng tự học... của học sinh. Lên cấp 3 là nơi học những kiến thức nền tảng vững chắc để chuẩn bị cho đại học (những gì mà học sinh cấp 3 tại việt nam đc học, toàn là kiến thức cấp đại học, làm cho lũ học sinh bị hiểu lầm rằng, những kiến thức vô bổ này thì có ích gì cho hiện thực, chẳng lẽ chỉ dùng để đi thi toán olympic quốc tế là hết ? Ví dụ ở đây là toán đại số và hình học). Còn đối với thầy Nhất Hạnh, ông ấy nói rằng sự bất mãn kiểu như bạn đối với thế hệ cũ là điều cần thiết, nhằm tạo áp lực cho những người đứng đầu hệ thống giáo dục phải có giải pháp phù hợp với những vấn đề trong hiện tại. Nhưng bạn ko thể thoát ly khỏi nền giáo dục này, hãy học cho ra ngô ra khoai, những đóng góp của bạn cho nền giáo dục này dù lớn hay nhỏ đều vì mục đích thay đổi cho thế hệ phía sau bạn. Những hành động bất mãn đó thiết thực hơn là chỉ nói mà ko làm gì
Mình thấy đứa cháu học lớp 9 của mình thì thời khóa biểu ngày 10 tiết trên trường, những hôm rảnh thì học thêm, đến mức cả ngày không thấy mặt nó. Chúng ta tạo ra 1 lớp trẻ học và học thuộc lòng là giỏi, nhưng hoàn toàn không có khả năng thực tế. Ba mẹ nó cũng chẳng mấy quan tâm là con thích nghệ thuật hay tự nhiên, khoa học hay xã hội mà đâm đâm bắt nó học văn toán tiếng anh để tuyển sinh rồi THPTQG. Giáo dục cưỡng ép kiểu đó thì khiến cả một tương lai toàn những người học thuộc lòng rồi còn gì? (Đương nhiên vẫn còn một số trường hợp khác, nhưng mình thấy đa phần là vậy)