Vì sao tôi không bao giờ phấn khích trước các phát minh công nghệ?
Bạn biết tại sao mỗi khi ra mắt công nghệ gì đó mới (smartphone, blockchain, crypto, AI...), các tỉ phú công nghệ, giới siêu giàu phần...
Bạn biết tại sao mỗi khi ra mắt công nghệ gì đó mới (smartphone, blockchain, crypto, AI...), các tỉ phú công nghệ, giới siêu giàu phần lớn đều rất hứng thú và dành những lời có cánh, rằng nó sẽ "làm thế giới tốt đẹp hơn", "mang đến nhiều lợi ích cho con người", "làm cuộc sống dễ dàng hơn" không?
Well, bởi vì họ thuộc tầng lớp siêu giàu. Họ giàu đến nỗi nếu Ngày Thanh Trừng là có thật hoặc Zombie lan tràn trên hành tinh này thì đối với họ cũng đều là một bộ phim hay đáng để thưởng thức mà thôi. Họ có đủ tiền để xây một boongke chống hạt nhân, mua thức ăn đủ cho cả họ nhà bạn sinh tồn trong 1 thập kỷ mà không cần làm việc, hoặc có thể ngồi trên một chiếc máy bay hạng sang, ăn sáng, uống cafe ngắm nhìn cả thế giới này đang bị đám zombie bên dưới rượt đuổi. Bạn có những thứ đó không?
Tất nhiên là không, vì bạn thuộc về một thế giới khác: bạn phải vật lộn để tìm chén cơm hằng ngày.

Tôi tự minh họa một tí cho bài viết mặc dù trông thật thô thiển
Sự thật là từ cái thời như Trung Cổ cho đến sau khi có Internet, phần lớn của cải trong xã hội này luôn tập trung vào một số rất ít người, số đông còn lại phải rất cực khổ để tìm miếng ăn. Và nó vĩnh viễn là như vậy. Bạn nhớ người ta tung hô khi Internet, email hồi mới phổ cập không? Cuộc sống dễ dàng hơn? Giờ thì sao, thay vì rời công ty và không cần trả lời điện thoại bàn cho đến ngày hôm sau, giờ bạn buộc phải reply email, tin nhắn 24/7, kể cả sau giờ làm, bởi vì đó là điều hiển nhiên bạn phải làm được. Thời này, bạn không thể chỉ seen một cái mà không type gì cả, nó rất weird. Bạn phải phản hồi ngay lập tức. Thay vì trước kia, bạn hoàn toàn có thể phản hồi vào hôm sau nếu ai đó gọi vào điện thoại bàn và bạn vắng nhà.
Bạn nhớ người ta phấn khích và chia sẻ nhau ra sao khi có mấy công cụ vặt như website giúp ghép hình, biên tập video, chỉnh sửa màu, tách nền tự động 1 tấm hình không? Giờ thì sao, bạn thậm chí còn không làm trong ngành creative, bạn làm thằng nhân viên văn phòng quèn thôi cũng phải làm được việc đó, bởi vì ai cũng làm được rồi. Sếp cho rằng bạn không chỉ phải kiêm nhiệm khi cần, mà thậm chí còn phải làm tốt nữa. Vì mặt bằng chung ai cũng làm được. Chuyện đó thậm chí còn chẳng mang lại điểm cộng nào trong việc xét lương, trong khi chỉ tầm 10 năm trước, người ta sẽ gọi bạn là siêu nhân khi biết chỉnh brightness cho tấm ảnh kỷ yếu của công ty.
Bạn có biết rằng trong khi xã hội điên cuồng nghiện mạng xã hội, iphone mới thì Mark và Steve Jobs đang ngồi thiền, còn Bill Gates thì dè chừng khi chuẩn bị cho con mình tiếp xúc với công nghệ không? Giới siêu giàu họ khôn lắm, họ ngồi trên đầu bạn mà.
Vậy đó, đừng hiểu lầm, tôi không đả kích các phát minh. Các phát minh là tất yếu, không có Edison thì cũng sẽ có Michael hay Peter nào đó tạo ra bóng đèn, có cầu sẽ có cung. Nhưng lịch sử cho thấy, không thời kỳ nào mà cuộc sống dễ dàng, tốt đẹp hơn thực sự, mà cái giá phải trả là rẻ cả. Giới siêu giàu là giới siêu giàu. Còn bạn là bạn. Miếng bánh thơm như củ cà rốt treo trước con ngựa nhưng không bao giờ ăn được, nó không chia đều cho cả thế giới đâu. Món hàng mới thì cái giá mới, vậy thôi.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Và có lẽ bạn quên cái nền kinh tế thị trường này chỉ là một bước phát triển tiếp theo của xã hội loài người. Vẫn còn đó những hoạt động đấu tranh cho người lao động, đấu tranh cho nữ quyền, đấu tranh cho chủng tộc,… đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Đương nhiên không phải đấu tranh nào cũng tốt, nhưng không thể phủ nhận rằng thế giới vẫn đang không ngừng thay đổi. Nếu không có một sự dàn xếp ổn thoả, ắt sẽ có cách mạng. Nên, tốt nhất là vẫn cứ phải chờ xem sao nhỉ?
Nếu xét về mức độ "cống hiến" cho giới nhà giàu thì thời tiền sử hay thời thời hiện đại đều không khác nhau là mấy.
Nhưng nếu xét về độ tiện lợi, đời sống phong phú hoặc đỡ nguy hiểm hơn các thứ thì rõ là nó đang tăng lên theo quan điểm của Dopamine
Nhưng ý tác giả chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng dù khoa học công nghê phát triển thì mức độ cống hiến cho giới nhà giàu vẫn không thay đổi thôi.