Để suy nghĩ rõ ràng, người ta phải sắp xếp để định kỳ có những khoảng thời gian cô độc khi mà họ có thể tập trung mà không bị sao nhãng. – Thomas Edison
Hãy là vua trong những giấc mơ của mình. Hãy lập lời thề rằng bạn sẽ vươn tới vị trí đó, với danh vọng không vết nhơ, và đừng lập lời thề nào khác có thể lấy mất sự tập trung của bạn. – Andrew Carnegie

Tập trung có thực sự là đúng?

Như đã thấy trên hai câu trích dẫn nổi tiếng mà ai nếu đã từng đọc sách hay ngồi trên ghế nhà trường cũng điều biết. Andrew Carnegie doanh nhân, nhà từ thiện và nhà văn người Mỹ và Thomas Edison là một nhà phát minh và doanh nhân người Mỹ với hơn 1000 bằng sáng chế, họ đều có chung một quan điểm về sự tập trung, thật ra là còn rất nhiều người có chung quan điểm đó nhưng tôi sẽ không liệt kê hết đâu. Trong bài viết này tôi chỉ muốn nói... tập trung để đưa ra một giải pháp toàn diện không thật sự là đúng hoàn toàn.
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề trong cuộc sống,toán hay những thứ khác thông minh hơn, trong bài viết này chúng ta sẽ được làm quen với việc học, không chỉ là việc học trong môi trường giảng đường hay xã hội. Ở đây là cách tự học và giải quyết vấn đề, nói đến việc tự học thì bao quát quá, như là học cách học, vậy làm sao để học một cách tốt nhất tận dụng hết sức mạnh của não bộ mà ta có, tôi sẽ cho bạn biết về hai lối tư duy vô cùng độc đáo mà ta đã dùng mỗi ngày mà không hay biết hoặc đã biết nhưng chưa thể khai thác cặn kẽ. Đó là lối tư duy tập trung tư duy phân tán.

Tư duy tập trung và tư duy phân tán:

tư duy phân tán(bên trái) và tư duy tập trung(bên phải).
tư duy phân tán(bên trái) và tư duy tập trung(bên phải).
Đầu thế kỷ thứ 21 các nhà thần kinh học đã có bước tiến lớn trong việc thay đổi trạng thái của 2 loại tư duy này trong bộ não: mạng lưới trạng thái chú ý cao độ và mạng lưới trạng thái nghỉ ngơi thoải mái.
Hai trạng thái đó là thứ mà tôi đang nói đến, nhưng trước hết ta cần phải tìm hiểu hai chế độ này như thế nào, cách vận hành nó ra sao. Tư duy tập trung chứa đựng phương pháp tiếp cận trực tiếp và giải quyết vấn đề một cách hợp lý, tuần tự và có tính phân tích, nó được tập trung ở vùng vỏ não bên trán trước.Tư duy phân tán cho phép chúng ta đột nhiên có cái nhìn sâu sắc mới về vấn đề phải tiếp cận và giải quyết vấn đề và thường là hình thái như “bức tranh toàn cảnh”. Nó xảy ra khi bạn trong thư giãn, bớt tập trung vào vấn đề nào đó và tâm trí đang trôi dạt, chính sự thư giãn này làm cho tư duy len lõi qua nhiều khu vực trong não bộ và đưa ra những cách giải quyết mới mang tính sáng tạo hơn.
Trước hết hãy hiểu cách vận hành của bộ não, cách mà nó đưa ra giải pháp để giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống cũng như giải một bài tập toán. Hãy tưởng tượng bộ não của chúng ta là một vòng tròn lớn và bên trong đó có các vòng tròn nhỏ.
Vòng tròn tư duy(ảnh tự tay làm).
Vòng tròn tư duy(ảnh tự tay làm).
Các vòng tròn trong đó là đại diện cho các kiểu tư duy, để giải quyết một bài toán mang tính logic thì bộ não ta chỉ tập trung tại điểm màu xám(vòng tròn logic), từ đó hạn chế các vòng tròn xung quanh bộ não của chúng ta. Chính vì điều đó đã làm hạn chế đi tính sáng tạo và không mang tính tổng quát. Trong khi bài toán cần mang tính sáng tạo thì ta lại tập trung vào tính logic thì sẽ làm chúng ta khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề nào đó bộ não của bạn thường tập trung để đưa ra phương án cho vấn đề đó, hầu như trong số chúng ta đều như vậy và đấy chính là điểm mạnh và cũng là điểm yếu chí mạng, chúng ta thường bảo với nhau rằng “hãy tập trung và giải quyết vấn đề đó đi”. Chính vì câu nói đó để làm cho chúng ta gặp khó khăn hơn trong việt đưa ra giải pháp mang tính sáng tạo.
Barbara Oakley gọi điểm yếu đó là Einstellung (đề cập đến khuynh hướng giải quyết vấn đề nhất định của một người theo một cách cụ thể mặc dù có các phương pháp giải quyết vấn đề tốt hơn hoặc phù hợp hơn), đề cập đến việc chúng ta đang mắc kẹt khi giải quyết một vấn đề, gán mình vào cách giải quyết tiếp cận sai lầm. Ở đây tôi không phải nói vấn đề tập trung là sai lầm, mà chỉ nói đến việc tập trung sai cách sẽ dẫn đến quyết định sai lầm. Cách vận hành của tư duy tập trung là các sợi neuron thường đậm tại điểm đó(nơi mà ta thường chỉ tập trung). Chúng sẽ phát ra tín hiệu và tốc độ truyền thông tin tại điểm đó nhanh hơn các vùng khác, từ đó đưa ra thông tin nhanh chóng hơn, ngược lại chế độ phân tán lại có sự liên kết xa hơn, chậm hơn.
img_0

Khi nào cần Tư duy tập trung và khi nào cần kiểu Tư duy phân tán:

Nếu bạn phải vật lộn với một khái niệm mới hoặc đang cố giải quyết vấn đề mới, bạn không có sẵn kiểu tư duy từ trước để định hướng suy nghĩ của mình- chẳng có đường mòn nào dẫn lối cho bạn. Có thể bạn cần mở rộng tư duy của mình hơn để tìm một giải pháp tiềm năng. Trong trường hợp đó chế độ Tư duy phân tán là thứ mà bạn cần.
Ngược lại bạn đã biết được hướng giải quyết vấn đề đó rồi thì việc bạn cần làm là bật chế độ Tư duy tập trung lên thôi. Vốn dĩ nó đã có sẵn trong thế giới quan của bạn rồi.
Phần quan trọng nhất bài viết này là nằm ở đây, để giải quyết vấn đề trong cuộc sống cũng như trong học tập thì ta cần phải chuyển đổi hai chế độ này liên tục để đưa ra cách nhìn nhận mới hơn và cách giải quyết tối ưu nhất:

Khi nào chọn tư duy tập trung:

Khi cần tập trung vào một nhiệm vụ hoặc vấn đề cụ thể.
Khi cần sự chú ý cao độ để tránh mắc lỗi.
Khi cần hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn.

Khi nào chọn tư duy phân tán:

Khi cần nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
Khi cần sự sáng tạo và giải quyết vấn đề mới.
Khi cần thư giãn và giải tỏa căng thẳng.

Dưới đây là cách bạn có thể chuyển từ tập trung sang phân tán:

1.Tập thể hình.
2.Chạy bộ, đi dạo hoặc chơi.
3.Vẽ.
4.Nghe nhạc đặc biệt là nhạc không lời.
5.Thiền…
Kết luận:
Tập trung thì ai cũng có thể làm được, nhưng khái niệm thư giãn để giải quyết vấn đề còn khá mới, và đó là cách tư duy phân tán vận hành. Trong bài viết này tôi chỉ muốn nói mới mọi người là đừng nên tập trung khi vấn đề đó mang tính sáng tạo, giải quyết vấn đề theo thiên hướng hoàn toàn mới, nơi mà cần tận dụng hết năng lực của bộ não. Hãy linh động trong việc chuyển đổi giữa hai trạng thái tư duy trên để đưa ra quyết định hợp lý nhất nhé.
#Bài viết này mình chỉ dựa trên cuốn sách A mind for numbers của tác giả Barbara Oakley,Ph.D, nếu bạn muốn tìm hiểu xâu hơn về hai tư duy trên thì hãy tìm và đọc nhé. Nếu có lỗi sai chính tả hay gì đó thì hãy góp ý để mình sửa lại nha.