Cùng với Tolstoy, Hugo được coi là hai nhà văn tiêu biểu và quan trọng nhất của thế kỷ 19. Các sáng tác của ông như Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà Paris đã được xem là một trong những cốt lõi của nền văn học Pháp.
Và cuộc đời cha đẻ của chúng cũng vĩ đại không kém. Victor Hugo đã trải qua một hành trình không mấy êm đềm, đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang.

1. Những năm đầu đời

Victor Hugo sinh năm 1802 tại Besancon, Pháp. Cha ông là Leopold Sigisbert Hugo, một đại tướng trong quân đội Napoleon còn mẹ là họa sĩ Sophie Trebuchet, một phụ nữ nổi tiếng đẹp đẽ, thông minh.
Vì bố Hugo làm trong quân đội, gia đình ông thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Điều này khiến bà Sophie mệt mỏi nên bà tạm thời tách khỏi Leopold và sang định cư ở Paris cùng các cậu con trai.
Bốn năm sau gia đình Hugo đoàn tụ, tuy nhiên bà Sophie cũng phát hiện ra chồng đã “ăn vụng” sau lưng mình. Ông có mối quan hệ tình ái với một phụ nữ người Anh.
Nỗ lực hàn gắn không thành, cha mẹ của Hugo chính thức ly dị vào năm 1811. Tới năm 1815 thì Victor Hugo được gửi vào Pension Cordier, một trường nội trú thương nhân ở Paris.

2. “Tôi muốn là Chateaubriand hoặc không gì cả”

Ngay từ nhỏ, cậu bé Victor đã bộc lộ hứng thú mãnh liệt với việc viết và đọc sách. Suốt thời niên thiếu, nhà văn tích cực tham gia vào các hoạt động văn học. Từ khi ngồi trên ghế nhà trường, Victor đã viết một bộ truyện ngắn và một tác phẩm về lý luận chính trị.
Nhà văn ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay, Đại Hãn của Ái Nhĩ Lan (Han d'Islande) năm 1823. Tác phẩm mô tả sự man rợ của một bộ lạc chặt đầu người bằng búa đá và uống máu kẻ địch.
Tiểu thuyết đầu tay của Victor khá là man rợ
Tiểu thuyết đầu tay của Victor khá là man rợ
Cuốn truyện này thu hút sự chú ý của nhà báo Charles Nodier, Victor Hugo sau đó được mời tham gia vào nhóm các nhà văn thuộc trường phái Lãng mạn.
Giống như nhiều nhà văn trẻ cùng thế hệ, Hugo chịu ảnh hưởng sâu sắc của François-René de Chateaubriand. Đây là nhân vật nổi tiếng trong phong trào Chủ nghĩa lãng mạn và biểu tượng văn học lỗi lạc của Pháp đầu thế kỷ 19.
Khi mới mười bốn tuổi, Hugo đã viết trong cuốn nhật ký của mình rằng “Tôi muốn là Chateaubriand hoặc không gì cả”. Kể từ đó, cuộc đời của ông cũng song song với cuộc đời của những người tiền nhiệm theo nhiều cách.
Lấy Chateaubriand làm hình mẫu, Hugo tiếp tục phát triển sự nghiệp theo Chủ nghĩa lãng mạn. Ngoài ra, nhà văn còn tích cực đấu tranh cho chủ nghĩa Cộng hòa.

3. Kẻ lưu đày

Cuộc đảo chính vào cuối năm 1851 đã lật đổ chế độ Cộng hòa, Hugo đã bị đày ra nước ngoài trong suốt mười chín năm.
Thế nhưng, đây có thể coi là giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông. Hàng loạt tác phẩm nổi tiếng ra đời trong thời gian này, bao gồm Les Misérables (Những người khốn khổ)Notre-Dame de Paris (Nhà thờ Đức bà Paris).
Nhà văn cũng bắt đầu quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội như sự khốn khổ của người nghèo, sự bất công với phụ nữ và người da đen. Bởi vậy, Victor Hugo quyết định dấn thân vào con đường chính trị.
Ông là một thành viên quan trọng của Đại học Quốc gia Pháp, góp phần to lớn trong công cuộc thúc đẩy sự giải phóng của người da đen và phong trào nữ quyền.
Victor Hugo quay trở về Paris khi Pháp tái thiết lập chính quyền cùng năm 1870. Ông trở lại với vai trò một nhà văn và chính trị gia nổi tiếng và tiếp tục hoạt động hăng say trong cả hai lĩnh vực cho đến khi qua đời.

4. “Don Juan của nước Pháp”

Cả đời, Victor Hugo là người rất đa tình và cuộc sống tình cảm có phần phóng túng. Đối với nhà văn này, ngoài tài năng thiên bẩm, đàn bà và tình dục là một chất xúc tác không thể thiếu để sáng tạo ra những kiệt tác văn học.
Theo các giai thoại kể lại, nhà văn Hugo của chúng ta thường khỏa thân, đi lại khắp phòng để khơi nguồn cảm hứng sáng tác. Còn đời sống tình dục thì khỏi nói, tới những năm cuối đời, người ta vẫn thấy gái điếm ra vào nhà ông như cơm bữa.
Cuộc sống lãng mạn, phong tình của Hugo bắt đầu từ rất sớm. Khi còn là một chàng trai 17 tuổi, cậu đem lòng yêu cô bé hàng xóm, cũng là người bạn ấu thơ Adèle Foucher.
Victor Hugo thời niên thiếu...
Victor Hugo thời niên thiếu...
Dù vấp phải sự phản đối quyết liệt từ bà Sophie, nhưng với ý chí sắt đá, nhà văn trẻ đã vượt qua mọi thử thách và cưới được người con gái mình yêu tha thiết làm vợ.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ không thực sự êm ả, hạnh phúc. Nổi bật nhất là chuyện bà Adèle Foucher ngoại tình với Sainte Beuve, người sau này được coi là nhà phê bình lớn nhất nước Pháp thế kỉ XIX, bấy giờ là bạn của Hugo.
Đây là Sainte Beuve. Như bạn thấy, tài năng thì chưa nói nhưng độ đẹp trai là không thể bằng Hugo rồi.
Đây là Sainte Beuve. Như bạn thấy, tài năng thì chưa nói nhưng độ đẹp trai là không thể bằng Hugo rồi.
Mối tình vụng trộm này kéo dài gần chục năm trời, và có lẽ cái sừng của Hugo đã cao ngang tháp Eiffel. Người ta tính ra rằng từ năm 1831 tới năm 1842, bà Adèle đã gửi cho Sainte Beuve cả thảy 330 lá thư.
Vợ chồng Hugo chính thức đường ai nấy đi vào năm 1851. Thời gian sau đó, họ vẫn liên lạc với nhau qua thư từ và nhà văn vẫn dành nhiều sự quan tâm đến những đứa con của mình.

5. Juliette – Người tình không danh phận của Victor Hugo

Trong suốt cuộc đời mình, Victor Hugo cũng không phải dạng vừa – số người tình của ông có thể lên tới con số hàng trăm. Trong đó nổi bật nhất là Juliette Drouet – người phụ nữ mà sau này xuất hiện trong hầu hết các trang tiểu sử của Hugo.
Là diễn viên, kiêm người mẫu tranh cho các họa sĩ, Juliette sống “tầm gửi” dưới sự bảo trợ của giới quý tộc. Thế nhưng cuộc gặp gỡ với Victor Hugo đã thay đổi cuộc đời cô.
Cuộc gặp gỡ với Victor Hugo đã thay đổi cuộc đời Juliette Drouet
Cuộc gặp gỡ với Victor Hugo đã thay đổi cuộc đời Juliette Drouet
Juliette gắn bó suốt 50 năm trời với nhà văn với tư cách một người tình không danh phận, một phụ tá không cần trả lương. Cô coi Victor Hugo là hiện thân của trí tuệ, là vị thiên sứ cứu vớt cuộc đời bất hạnh của mình.
Trong suốt thời gian gần hai mươi năm trời Hugo sống lưu vong ở hải ngoại, từ nước Bỉ xa xôi cho đến hòn đảo Jersey chơi vơi giữa biển, Juliette vẫn sát cánh đồng cam cộng khổ với ông.
Mối tình vụng trộm giữa họ đã khiến gia đình vốn đã rạn nứt của Hugo đi tới hồi kết, tuy nhiên họ vẫn quyết tâm giữ cho cuộc tình bí mật đó không lan ra bên ngoài.
Mùa đông năm 1883, Juliette Drouet mất sau cơn bạo bệnh. Đối với Victor Hugo thì có lẽ mùa đông năm ấy là lạnh lẽo nhất trong cuộc đời của ông, ông buồn đến mức không đủ dũng khí đưa linh cữu người tình đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Trên mộ Juliette ngày ấy có khắc hai câu thơ của chính nàng làm lúc cuối đời:
"Thế giới hưởng được tư tưởng của chàng Còn tôi được tình yêu của chàng."

6. Hai tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác

Trong hơn 60 năm cầm bút sáng tác, Victor Hugo đã viết nên 45 tác phẩm nhiều thể loại, trong đó có hai cuốn tiểu thuyết luôn có trong danh sách những tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại là Những người khốn khổ (Les Misérables)Nhà thờ Đức bà Paris (Notre-Dame de Paris).

Nhà thờ Đức bà Paris (Thằng gù nhà thờ Đức bà)

Năm 1831, Victor Hugo xuất bản Nhà thờ Đức bà Paris (Notre-Dame de Paris) – một trong những tác phẩm lâu đời nhất của mình.
Lấy bối cảnh thời kỳ trung cổ, cuốn tiểu thuyết thể hiện sự phê phán gay gắt xã hội suy thoái và xa lánh Quasimodo, người đàn ông gù lưng. Tác phẩm này được viết trong thời kỳ mà Pháp đang chứng kiến những biến chuyển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn xã hội.
<i>Nhà thờ Đức bà Paris</i> đã được chuyển thể thành các vở kịch, phim ảnh rất nhiều lần.
Nhà thờ Đức bà Paris đã được chuyển thể thành các vở kịch, phim ảnh rất nhiều lần.
Ban đầu, Hugo có ý định viết một cuốn sách về tình yêu. Sau khi đến thăm chùa Notre-Dame, nhà văn quyết định đổi hướng viết về công trình kiến trúc cổ điển này.
Ông đã sử dụng công trình như một bức tranh tổng thể, từ đó minh họa các vấn đề xã hội và chính trị của thời đại. Đó là sự phân chia giàu nghèo sâu sắc, sự bất công của chính quyền và sự tuyệt vọng của những người đang sống trong tình cảnh nghèo khó.
Tác phẩm là tiêu biểu cho phong cách sáng tác lãng mạn của Victor Hugo. Nhờ thành công của Nhà thờ Đức bà Paris mà ông được biết đến như một nhà văn nhân đạo, lãng mạn bậc nhất của Pháp.

Những người khốn khổ

Sau khi Nhà thờ Đức bà Paris được xuất bản năm 1831, Victor Hugo ấp ủ ý tưởng về cuốn tiểu thuyết lột tả sự bất công trong xã hội.
Tuy nhiên, đến năm 1862, ông mới hoàn thành Những người khốn khổ. Nếu tính ra thì đại văn hào mất tới gần 20 năm để viết cuốn sách. Nhưng tất cả đều được đền đáp xứng đáng.
Sau khi xuất bản năm 1862, Những người khốn khổ đã trở thành một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất tại Pháp và trên thế giới. Các nhà phê bình và giới độc giả đều công nhận nó nên được xem như một trong những tác phẩm văn học quan trọng nhất của mọi thời đại.
Đại văn hào đã mất gần 20 năm để viết nên cuốn sách này.
Đại văn hào đã mất gần 20 năm để viết nên cuốn sách này.
Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoleon I lên ngôi và vài thập niên sau đó.
Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm đã gây ra thời trai trẻ. Những nhân vật trong truyện như Jean là đại diện cho những người “khốn khổ”, bao gồm cả những người đang sống trong cảnh nghèo khó và những người bị tàn phá bởi chính quyền và xã hội.
Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19.
"Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình."
Victor Hugo viết cho người biên tập trước khi cuốn sách phát hành
Hugo đã đúng.

7. Cô quạnh trong những năm cuối đời

Những năm cuối đời Victor Hugo gần như trơ trọi. Ông phải chứng kiến cảnh lần lượt những người thân yêu của mình ra đi.
Người con gái đầu tiên không may qua đời trong một vụ lật thuyền khi chưa đầy hai mươi tuổi, cô con gái thứ hai thì sớm mắc bệnh tâm thần và suốt đời sống trong bệnh viện.
Hai người con trai của ông đều đi theo con đường của bố, lấy viết văn, làm báo làm định hướng cuộc đời song cũng mất từ khi còn rất ít tuổi.
Khi Charles, người con trai cả của Hugo chết đột ngột vào năm 1871, ông đã đau đớn nói:
"Nếu tôi không tin rằng có linh hồn, tôi không thể sống thêm một giờ nào nữa."
Thế mà chỉ hai năm sau,, ông lại phải chứng kiến sự ra đi của Francois Victor – người con trai còn lại.
Chỉ hai năm sau thì Juliette qua đời, Hugo rơi vào khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng. Bệnh tật và nỗi thống khổ thi nhau hành hạ thể xác lẫn tinh thần khiến nhà văn kiệt quệ.

8. Điều ước cuối cùng của Victor Hugo

Khi Hugo trở về Paris, cả nước đã ca ngợi ông như một anh hùng dân tộc. Ông tự tin mình sẽ loại bỏ được chế độ độc tài, mặc dù nổi tiếng nhưng Hugo vẫn thất cử trong cuộc tái tranh cử vào Quốc hội năm 1872.
Năm 1878, nhà văn bị tắc nghẽn huyết quản não. Hugo và người tình của mình, Juliette, tiếp tục sống ở Paris cho đến cuối đời. Con phố nơi ông sống được đổi tên thành Đại lộ Victor Hugo nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của đại văn hào vào năm 1882.
Juliette mất năm sau đó và Hugo cũng mất tại Paris vào ngày 22 tháng 5 năm 1885. Hugo mất ở tuổi 83, điều ước cuối cùng của ông là:
<i>“Tôi để lại 50.000 franc cho người nghèo. Tôi ước được đưa đến nghĩa địa trên chiếc xe tang thường dùng cho người nghèo. Tôi từ bỏ lời nguyện cầu của tất cả các nhà thờ. Tôi tin vào Chúa.”</i>
“Tôi để lại 50.000 franc cho người nghèo. Tôi ước được đưa đến nghĩa địa trên chiếc xe tang thường dùng cho người nghèo. Tôi từ bỏ lời nguyện cầu của tất cả các nhà thờ. Tôi tin vào Chúa.”
Dù vậy, người dân Pháp vẫn tổ chức tang lễ của ông như tang lễ của một nhân vật quan trọng. Di hài của ông nằm nguyên trạng bên dưới Khải Hoàn Môn trước khi được mai táng tại Điện Panthéon.