Victim-blaming không phải lúc nào cũng xấu
Mình có tham gia một nhóm về sex, đừng hiểu lầm, nhóm này là một nhóm nói chuyện sex một cách văn minh. Và hôm nay mình đọc được một...
Mình có tham gia một nhóm về sex, đừng hiểu lầm, nhóm này là một nhóm nói chuyện sex một cách văn minh. Và hôm nay mình đọc được một bài viết tâm sự của một bạn nữ, vì đi uống quá chén với công ty, quá say nên được người đồng nghiệp đưa về nhà, đang về nhà trời mưa nên vào khách sạn trú mưa và cô gái đó bị hiếp dâm. Đó là một bài tâm sự ẩn danh mà mình nghĩ bất kì ai cũng có thể gặp ở đâu đó trên mạng. Nhưng nó lại nổ ra một cuộc tranh luận, thậm chí là chửi nhau trong các bình luận ở dưới. Nội dung xoay quanh câu chuyện “Victim-blaming”.
Nhắc lại một chút về victim-blaming
Là hiện tưởng đổ lỗi cho nạn nhân là một hiện tượng xảy ra khi nạn nhân của các vụ án hay các tấn thảm kịch phải chịu trách nhiệm cho những gì xảy đến với họ. Điều này thường thấy ở những vụ án tình dục kiểu như: “Ăn mặc hở hang sexy quá chi để bị hiếp”, “Ai bỉu đeo vàng chi cho nó cướp”… Sẽ có rất rất nhiều ví dụ thực tế nữa, nhưng thường thấy nhất đó là khi có những vụ án về tình dục, cụ thể là hiếp dâm.
Vậy tâm lý do đâu dẫn đến có hiện tượng victim-blaming?
Mình thì không có trong tay một tài liệu, chứng cứ khoa học nào hay là một kết quả thống kê nào để chứng minh cho những điều mình nói dưới đây. Tuy nhiên qua thực tế sống trên mạng xã hội và các diễn đàn ở Việt Nam. Mình thấy có 02 kiểu victim-blaming phổ biết nhất đó là:
1. Mạt sát nạn nhân
“Ăn mặc hở hang thế nó xàm sở cho rồi kêu ai”“Con gái con đứa đi về khuya vậy nó hiếp cho là phải”“Đeo kim cương to vậy nó cướp là đúng rồi”

Những bình luận kiểu này khi đọc vào thấy ngay một cảm giác như việc bị tấn công tình dục, bị cướp nó là điều hiển nhiên trong cuộc sống. Ở đó, nếu nạn nhân không ăn mặc hở hang, không về khuya thì sẽ không bị hiếp, không đeo kim cương thì sẽ không bị cướp…
Với cách nói này, vô tình người nói công nhận rằng việc cướp, hiếp là hiện tượng tự nhiên, bình thường trong cuộc sống, và việc xảy ra cướp, hiếp hoàn toàn là do ý thức, hành vi chủ quan của nạn nhân.
Với lối suy nghĩ này đương nhiên hoàn toàn mình không ủng hộ.
2. Victim-blaming để đưa ra lời cảnh tỉnh
Đây là một câu chuyện có thật về con bạn mình, nó kể về một ông sếp dê già của nó. Mình mới có lời khuyên là đi làm thì ăn mặc kín đáo vào tí, hạn chế đi riêng với ổng thôi.
Xong nó mới nhảy dựng lên là mình victim-blaming, tại sao không nói về ông sếp dê già của nó mà lại nói nó ăn mặc kín đáo vào. Nó bảo thích mặc gì là quyền của nó chứ, xong rồi còn lôi mấy cái ảnh chụp trang phục của những nạn nhân bị hiếp dâm, rồi bảo là chuyện ăn mặc kín đáo mà bị hiếp dâm, xàm sở vốn dĩ không liên quan gì đến nhau, cho nên thay vì xã hôi chăm chăm vào việc khuyên người nữ phải làm gì để khỏi bị hiếm dâm thì tại sao xã hội không định hướng lại suy nghĩ là phải làm gì để đàn ông không trở thành kẻ hiếp dâm.
Mình kiểu
“Wtf”, “Mày đang suy diễn cái đ gì thế”
Bọn mình kết thúc cuộc trò chuyện bằng việc không nói chuyện với nhau hơn 1 tháng trời. Suốt từng đó thời gian mình mới suy nghĩ, tại sao con bạn mình có tâm lý đó, trong khi mình có lời khuyên hết sức chân thành và muốn tốt cho nó thôi. Và cuối cùng mình rút ra một kết luận rằng cách nó nhìn về một vụ tấn công tình dục khác mình. Với một vụ tấn công tình dục:
- Nó sẽ nhìn nhận vấn đề và kết luận một cách trực diện như sau:
+ Thằng hiếp dâm: Là thủ phạm, là thứ phải bài trừ khỏi xã hội, xứng đáng bị trừng phạt, bị chửi bới, bị dè bỉu.
+ Người bị hiếp dâm: Cần phải được bảo vệ.
- Tuy nhiên mình có cách nhìn sẽ khác nó một chút.
Tầng 1: Cách nhìn của mình giống bạn mình như trên.
+ Thằng hiếp dâm: Là thủ phạm, là thứ phải bài trừ khỏi xã hội, xứng đáng bị trừng phạt, bị chửi bới, bị dè bỉu.
+ Người bị hiếp dâm: Cần phải được bảo vệ.
Tầng 2:
+ Nguyên nhân dẫn đến một người là kẻ hiếp dâm: Mình có đọc một nghiên cứu nói rằng, những tên tội phạm hiếp dâm là những tên có xu hướng tình dục khác người, sở thích của những người đó là đi cưỡng đoạt tình dục, tấn công tình dục. Chứ không phải là vì quá thiếu thốn tình dục mà dẫn đến hiếp dâm. Cho nên nguyên hân dẫn đến một người có hành vi hiếp dâm có thể là do tâm lý, do xu hướng tình dục khác người…
+ Nguyên nhân một người bị hiếp dâm: Sống trong xã hội nhiều kẻ có xu hướng tình dục quái dị, biến thái; bị kẻ biến thái tiếp cận; ăn mặc khiêu gợi tình dục để cho kẻ biến thái nhìn thấy; bị biến thái chuốc thuốc mê, thuốc kích dục, bị lợi dụng trút say để tấn công tình dục…
Cách nhìn nhận của mình nó thêm một tầng nữa, đó là nguyên dân dẫn đến việc hiếp dâm và bị hiếp dâm.
Khi nhìn nhận sự việc tới tầng thứ 2. Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết rằng cách tốt nhất chúng ta có thể làm là gì rồi chứ.
Ví dụ như bạn có con gái, để đảm bảo an toàn cho con gái bạn. Bạn không thể ra ngoài đường chỉ mặt vào từng thằng biến thái và nói rằng
“mày không được hiếp dâm con tao”
Điều này là không thể.
Thứ nhất, bạn không thể biết ai là thằng có sở thích tấn công tình dục người khác.
Thứ hai nếu có biết thì số lượng là quá nhiều bạn không thể thay đổi được cả xã hội.
Vậy cách tốt nhất để hạn chế rủi ro cho con gái mình là gì?
Khuyên con gái đi chơi với người lạ thì cẩn thận;
Uống bia rượu ít thôi phải kiểm soát mình;
Đi với sếp dề già thì giữ khoảng cách, ăn mặc kín đáo hoặc tốn nhất là nghỉ việc đi làm chỗ khác luôn.
…
Sẽ có rất nhiều lời khuyên tương tự mà bạn có thể khuyên những người mà mình thương yêu. Mục đích không phải là để thay đổi xã hội, vì mỗi chúng ta ngồi đây không thể làm việc đó, chúng ta không thể bắt một thằng hiếp dâm không được hiếp dâm, chúng ta không thể bắt một tên cướp đừng cướp nữa. Có thể chúng ta làm được nhưng với 1 2 3 người, chứ cả xã hội thì như mình nói, là bất khả thi.
Những lời khuyên kiểu như trên, đúng là “victim-blaming”, nhưng bạn thấy đó, victim-blaming như trên thì có chỗ nào là xấu? Tại sao phải bị chửi bới vì victim-blaming như thế này? Khi mà lăng kính người người nhìn tới tầng thứ 2 như mình nói trên khác với những người chỉ nhìn trực diện vào sự việc.
Mình xin trích lại một vài bình luận mà mình đọc được trong bài tâm sự mình nhắc đến lúc đầu bài để mọi người tham khảo.
Đầu tiên sẽ có những cmt như thế này:



Sau đó là rất nhiều cmt như thế này

Có sự nhầm lẫn nào không? Ở đây khi bạn nữ vào tâm sự câu chuyện về uống say bị hiếp dâm. Người đọc vào bình luận nói về việc không nên bia rượu quá chén... thì một số vào lại bảo... "Tại sao không nói thằng hiếp dâm"
Trong một câu chuyện, tùy vào người đọc mà sẽ có cách nhìn khác nhau về một vấn đề. Sẽ có bạn đọc và thấy ngay là cay cú tên hiếp dâm, sẽ mạt sát chửi rủa tên hiếp dâm. Nhưng cũng sẽ có người nhìn tới cái "tầng thứ 2" như mình kể trên và đưa ra những lời cảnh tỉnh cho người khác, cụ thể ở đây là không nên bia rượu quá chén, không nên để bị mất kiểm soát... Tùy cách nhìn của mỗi người mà ý kiến của họ sẽ khác nhau.
Tuy nhiên chắc chắn và chắn chắn một điều rằng, khi một người nói về việc không nên bia rượu quá chén, không có nghĩa là họ không oán trách, không lên án kẻ hiếp dâm. Hai vấn đề này đâu có quan hệ biện chứng với nhau đâu, phải không nào?

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Khánh Lữ
Theo mình, victim-blaming là một hiện tượng tâm lý xã hội không tốt và nên tránh; và mặc dù hơi mâu thuẫn một tí, nhưng mình lại đồng tình với bài viết của bạn.
Với mình thì có 2 nguyên nhân chính sẽ làm mình chấp nhận victim-blaming:
1. Chủ đích/chủ ý của người nói hướng đến nạn nhân là tốt. Tốt ở đây có nghĩa là hướng đến giải pháp để cải thiện tình hình hoặc ngăn chặn việc tái diễn hơn là đỗ lỗi/mạt sát đơn thuần lên nạn nhân. Bởi vì những sự kiện đó đã xảy ra trong quá khứ nên việc mạt sát nạn nhân chả đem lại lợi ích mẹ gì ngoài tác dụng thể hiện sự "thượng đẳng" của người nói khi chưa bao giờ lâm vào tình huống như vậy. Kiểu như "Ta đây đủ khôn để tránh việc đó"; chúng ta cũng thường nghĩ thế trước khi gặp chuyện.
2. Cách diễn đạt. Mình nghĩ không ai có đủ năng lực để chưa một lần cảm thấy khó chịu trước những lời chỉ trích đâu. Vì vậy, nếu đã nhỡ có chủ ý tốt rồi thì cũng nên tìm cách diễn đạt nhẹ nhàng, phù hợp một chút để tránh nạn nhân bị Trigger. Không phải cứ nói toạc móng heo ra là người ta nghe sẽ nghe đâu.
- Báo cáo

Anthony
Với những case như trên mình thấy tốt nhất là đừng nói gì vì kể cả là chủ đích mình tốt nhưng nhiều nạn nhân nói ra chỉ để oán thán kẻ hại mình chứ mọi sự không-oán-thán-đay-nghiến "bị cáo" đều có thể trigger. Nên có lựa lời nói hay gì gì thì đều có thể gây khó chịu cho đối phương.
- Báo cáo

duongAQ

Mình thấy victim-blaming nó xuất phát từ quan điểm: tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
Nhìn rộng ra thì thấy rất khó để ngăn chặn hành vi phạm tội diễn ra, bởi nó nhiều khi không có chủ đích từ trước, mà hầu hết là 1 phút bồng bột mất kiểm soát.
Trong câu chuyện trên, chủ đích của kẻ đưa về liệu có phải thực sự muốn HD cô gái? Nếu vậy hắn có chủ động khiến cô gái say và chủ động đưa về? Nếu cô đâm đơn kiện thì hắn cũng bị xử thôi, nhưng đồng thời bản thân cô cũng ko thể xóa được sự việc đã xảy ra.
Vậy thì:
- Xử là đáng xử. Kẻ phạm tội cần bị trừng phạt.
- Bản thân người bị hại cũng phải có bài học cho riêng mình, dù họ đã trả giá rất đắt cho bài học đó rồi.
Còn người xung quanh thì sao:
- Phê phán kẻ phạm tội ư? việc đó là việc của luật pháp. Tội đó khung gì, mức phạt ra sao... thì luật đã quy định. Và người thực thi luật pháp sẽ làm điều đó.
- Phê phán cô gái ư? bản thân cô đã xấu hổ, đã trả giá, đã nhận victim-blaming từ người thân của cô ấy rồi. Tốt nhất nên khuyên cô sớm quên nó đi thôi.
---
Mình cũng đồng tình với tác giả ở điểm: sống ở đâu phải quen đấy.
Bạn đang ở VN, 1 nước có tỷ lệ tội phạm không thấp, đặc biệt ở thành phố lớn. Những câu chuyện con gái uống say rồi bị HD, mang đồ đắt tiền rồi bị cướp... nhan nhản ra đấy, đâu phải lần đầu. Lần đầu nghe hoặc còn ít tuổi thiếu hiểu biết thì thông cảm được, chứ nghe nhiều rồi, biết nhiều rồi vẫn dính thì ăn ngay victim-blaming thôi.
Phê phán nạn nhân thì dễ, giải quyết triệt để vấn đề thì khó. CĐM hầu như chỉ làm cái dễ thôi. Nên có chuyện gì thì mình nghĩ bớt chia sẻ trên mạng, cũng bớt tìm lời khuyên trên mạng. Lời khuyên thực sự tốt thì không nhiều và càng không có sẵn trên mạng.
- Báo cáo

michelle
Bản chất của victim-blaming là sai, vì nó dựa trên tư duy nhị nguyên sai lầm: trên thế giới này, điều tốt sẽ sảy đến với người làm điều đúng. Nếu có điều xấu sảy đến với ai đó, thì chắc hẳn đó là trừng phạt cho người đã làm sai gì đó. Thực tế thì ngay cả khi ai đó có sống đúng chuẩn mực, những điều xấu và bất công vẫn có thể sảy đến với họ.
Hơn nữa, việc viết những bình luận mang tính victim-blaming như trong câu chuyện của bạn còn phạm phải một sai lầm nữa, đó là đưa ra lời khuyên trong khi người khác không yêu cầu. Việc cố gắng chứng minh họ đã sai như thế nào là không cần thiết. Tuy nhiên, việc nhóm người còn lại cố gắng bác bỏ và đả kích những bình luận victim- blaming cũng chẳng khá hơn tẹo nào. Rốt cuộc, họ chỉ đang cố kéo sự chú ý của vấn đề từ nơi này, sang một nơi khác đó là kẻ phạm tội. Ở trên góc độ công lý, thì điều này là đúng. Nhưng trong những trường hợp cụ thể như thế này, thì điều này là vô thưởng vô phạt, thậm chí còn kéo sự chú ý của vấn đề dời xa khỏi đối tượng cần chú ý đó là nạn nhân. Công lý thì có thể thưởng phạt đúng sai rõ ràng, nhưng những tổn thương tâm lý mà nạn nhân phải chịu thì không thể xoa dịu bằng việc chứng minh xem thủ phạm xứng đáng nhận trừng phạt như thế nào. Trong trường hợp cụ thể mà bạn đưa ra, thì những bình luận tranh cãi việc ai làm đúng ai làm sai chẳng có chút hữu ích và họ cũng chẳng hề hướng sự chú ý vào điều mà tác giả cần.
Câu chuyện thứ hai của bạn, bị một người bạn gọi là victim- blaming vì bảo rằng người ấy cần ăn mặc kín đáo và tránh đi chơi gần với đối tượng nghi ngờ. Trường hợp này, hai bạn có vẻ như là bạn bè nên không thể trách việc bạn đưa ra lời khuyên như vậy là vô lý được. Mình không coi trường hợp này là tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân. Bởi ở đây chưa hề có nạn nhân, chưa có thủ phạm. Chưa có hành động sai, thì chưa thể gọi là đổ lỗi. Việc người bạn đó nhìn nhận 1 lời khuyên thuần túy trở thành 1 lời đổ lỗi thì không thể trách đây là lỗi của bạn được. Thực tế có những người không phải là nạn nhân, nhưng lại tự biến bản thân thành nạn nhân để muốn hưởng cái đặc quyền được bảo vệ của nạn nhân.
Dù sao thì dù victim- blaming có hữu ích ở một vài khía cạnh nào đi chăng nữa, thì việc dùng nó với bất kỳ đối tượng nào mình cũng sẽ không ủng hộ. Một thứ là sai dù vô tình có một số sự hữu dụng nào đi chăng nữa, thì bản thân nó vẫn là một điều xấu. Trường hợp duy nhất, theo mình có thể sử dụng một cách hữu ích đó là lên chính bản thân.
- Báo cáo
Gloomy Sunday 13
Mình không cho rằng nguồn gốc của victim-blaming chỉ đơn thuần duy nhất xuất phát từ tư duy nhỏ nhen và "nhị nguyên" mà bạn đưa ra như trên.
Cơ chế học hỏi nguyên thủy nhất của con người đó là Mirroring, góp phần xây dựng nên những nền móng cơ bản nhất cho sự thấu hiểu và cảm thông giữa con người với con người khi trưởng thành. Nó cũng chính là lý do tại sao khi nhìn thấy ai đau thì chúng ta không cảm thấy "giật mình" phản ứng như thể gặp phải nỗi đau tương tự thì ít nhất cũng phải nghiến răng mà xuýt xoa chứ, đúng không?
Và hiển nhiên sống ở đời, chúng ta luôn mong muốn nhận được sự công bằng, mong muốn bắt đầu từ những lợi ích cá nhân, cho những người thân xung quanh rồi cuối cùng liên đới cho những cá nhân khác trong cùng một xã hội.
Không phải tự nhiên làn sóng đấu tranh #Pride hay #BlackLivesMatter không chỉ bao gồm duy nhất cộng đồng LGBTQ hay người da màu.
Bởi chúng ta chẳng thể nào nói trước được rằng áp bức sẽ xảy đến với bản thân, quan tâm và đấu tranh cho quyền và phúc lợi của người khác cũng vì đó mà giao thoa với những cuộc đấu tranh vì cá nhân chính mình.
Quay trở lại phân tích victim-blaming, không thể phủ nhận rằng có một số bộ phận não tàn sẵn sàng cay nghiệt và hả hê trên sự sụp đổ của người khác.
Nhưng câu nói "Một thứ là sai dù vô tình có một số sự hữu dụng nào đi chăng nữa, thì bản thân nó vẫn là một điều xấu", phải chăng bản chất kết luận này của bạn cũng mắc phải tư duy nhị nguyên hay sao.
Bởi còn đó có những con người khác, thấu hiểu, đồng cảm, cảm thấy xót xa và có lẽ đặt bản thân vào vị trí của nạn nhân quá nhiều để rồi chỉ còn cách thở dài ai oán "sự đã rồi, còn những bài học" mà thôi.
- Báo cáo

michelle
Mình không phủ nhận bản thân câu nói cá nhân đó của mình là tư duy nhị nguyên. Nhưng bản thân tư duy nhị nguyên thì chưa thể xác định được là tốt hay xấu. Nhiều nền tảng đạo đức và triết học được xây dựng dựa trên tư duy nhị nguyên. Victim- blaming không sai bởi vì nó là tư duy nhị nguyên. Nó sai bởi vì nó dựa trên tư duy nhị nguyên sai lầm.
- Báo cáo

Nguyên Lê Hoàng
Cơ chế học nguyên thủy có giống hoàn toàn với cách tư duy không ? HIểu sai vấn đề thì kết luận nào là đúng được
- Báo cáo

nemesis
TÔI VÔ CÙNG NHẤT TRÍ VỚI BẠN. VÀ ĐÃ DOWNVOTE CHỦ THỚT (viết in hoa cho rõ quan điểm, và khi downvote ai tôi luôn nói rõ).
Con người vốn sợ vận xui, tai nạn. Mà tôi dám khẳng định với bất cứ ai ở diễn đàn này, rằng đa phần tội phạm về xâm hại quyền sở hữu tài sản, sức khoẻ, tính mạng,... đều diễn ra do nạn nhân quá đen. Vầng, quá đen.
Trong tâm lý học tội phạm, có một trường phái của Liên Xô cho rằng bất cứ ai trong chúng ta đều có thể phạm tội, chỉ cần điều kiện, hoàn cảnh phù hợp. Tạm áp dụng ngược lại thì tôi cho rằng trong điều kiện, hoàn cảnh phù hợp, bất cứ ai trong số chúng ta cũng có thể thành nạn nhân.
Quay lại ví dụ hiếp dâm nhé. Có lẽ tác giả không có điều kiện tiếp cânh hồ sơ vụ án hình sự (loại đã đóng vài năm) nhưng đọc báo kỹ sẽ nhận ra. Đa phần nạn nhân bị hiếp dâm trong điều kiện thủ phạm có thể khống chế nạn nhân và nảy sinh thú tính, còn chuyện ăn mặc của nạn nhân thì hơi ôi, quá nhiều nạn nhân không mặc quần ngắn váy ngắn. Hoặc vẫn đầu bù tóc rối (đang ngủ trong nhà).
Hay nói cách khác, hay tự rùng mình một chút khi nhận ra việc đó cũng có thể xảy ra với chính bạn. Nếu bạn là nam, hãy tìm đọc lại vụ 2008 - 2009 anh thanh niên tè đường ở công viên hoà bình bị mấy anh LGBT giữ chân giữ tay hành sự. Chuốc say nam cũng dễ hơn nữ.
Thế nên pháp luật và lực lượng thực thi pháp luật mới phải tìm mọi cách răn đe, ngăn chặn con người không phạm tội, kể cả khi điều kiện, hoàn cảnh phù hợp. Đa phần là những người "gần lương thiện". Ví dụ, tôi rất khát tiền và GATO với các bạn chanh sả, nhưng tôi ko nghĩ bán ma túy là 1 ý hay cho lắm, lý do ai cũng biết. Vẫn có ng buôn ma túy, nhưng tôi rất chắc chắn là giờ mà kịch khung 7 năm thì VN sẽ là cường quốc đầy rẫy người bán ma túy.
Đôi dòng về tâm lý học tội phạm cơ bản là vậy.
- Báo cáo

iamafailure
Theo mình khi bản thân một người đã bị hại, thì người ta sẽ tự rút ra được bài học cho chính mình, chính vì vậy victim-blaming là xấu bởi vì nó không khác gì đang dạy đời lại cho nạn nhân, còn cứa thêm đau khổ vào nạn nhân. Những lúc thế này phải chửi thằng tội phạm cho kịch liệt vào, và an ủi nạn nhân rồi nỗi đau sẽ qua, để nạn nhân cảm nhận được sự đồng cảm quan tâm thực sự, chứ không phải là lúc đưa ra lời khuyên. Bạn vẫn có thể đem ví dụ của nạn nhân để khuyên những người chưa bị hại một cách nhẹ nhàng, lúc này sẽ không ai phán xét bạn cả.
Ví dụ như trong trường hợp bạn nữ bạn của bạn, thì bạn đó cũng tự biết để ăn mặc kín đáo và tránh xa ông sếp kia không cần bạn phải nói. Thứ bạn đó cần là sự động viên an ủi và chia sẻ cảm xúc của bạn.
Tuy mục đích của bạn là tốt nhưng thời điểm lại không đúng. Nếu bạn thật lòng muốn khuyên, thì bạn có thể lùi ra sau vài ngày, để bức xúc và nỗi đau của nạn nhân giảm bớt, và nói "đi làm/đi ra ngoài nhớ cẩn thận nhé" thì đã không có chuyện bị lên án.
Thật sự mà nói đọc những bài về hiếp dâm khiến mình thấy xã hội vn quá sức nguy hiểm với con gái. Việc bạn nói lý do xuất hiện tội phạm hiếp dâm bởi vì những người đó có xu hướng tình dục khác người thì mình không đồng ý. Tâm lý khi một thằng đàn ông hiếp dâm cũng giống như khi tâm lý một người ăn cắp vặt vậy, nó có thể xuất phát từ một người hoàn toàn bình thường. Khi một món đồ giá trị lớn được bày ra trước mặt, lòng tham con người sẽ nổi lên. Phần lớn đàn ông khá đam mê chuyện tình dục, đột ngột có đồ ở trước mắt thì sẽ có ham muốn trộm lấy nó. Chính vì vậy việc hiếp dâm có thể xuất phát từ bất cứ thằng đàn ông bình thường nào nếu nó không đủ khả năng suy nghĩ đúng đắn và tỉnh táo.
Anw, mình rất ghê tởm hiếp dâm bởi vì đối với phụ nữ mức độ nghiêm trọng của nó không khác gì giết người. Nếu mình bị sàm sỡ mình sẽ cảm thấy ngàn lần tức giận hơn cả khi mình bị trộm mất đồ. Nên cho dù lời nói chỉ động chạm rất nhỏ thôi nhưng các bạn nữ phản ứng gay gắt cũng là điều dễ hiểu.
- Báo cáo

Đông Bích
Bạn so sánh hiếp dâm với ăn cắp vặt là không đúng rồi. Mình chắc chắn những kẻ hiếp dâm là những kẻ có xu hướng tình dục khác người, cái họ thiếu không phải là thiếu thốn tình dục mà thèm khát sự cưỡng đoạt tình dục, đương nhiên là vẫn có trường hợp ngoại lệ như bạn nói nhưng con số nó rất nhỏ trong khoa học thống kê. Mình chắc chắn vì mình đã từng được đọc một bài báo cáo khoa học về vấn đề này, rất tiếc là ngay lập tức mình chưa thể tìm nó và trích dẫn lên mạng. Mình để đây, khi nào tìm được mình sẽ cho bạn xem.
- Báo cáo

iamafailure
trường hợp ngoại lệ bạn thấy nhỏ là vì sao? vì những trường hợp đó xuất phát từ những người quen, đồng nghiệp bạn bè và thậm chí là trong gia đình, do đó nạn nhân không dám tố cáo ra việc mình bị hiếp dâm và thường ẩn danh để tránh dư luận đàm tiếu như câu chuyện trong group bạn. Nếu bạn còn tham gia một số hội nhóm có phụ nữ khác sẽ thấy câu chuyện như trên đã xảy ra hàng trăm lần. Bạn chắc chắn những kẻ hiếp dâm là những kẻ có xu hướng tình dục khác người thì mình còn thấy sợ hơn đấy, vì hoá ra những kẻ có xu hướng tình dục bệnh hoạn trong xã hội việt nam lại nhiều đến như vậy. Mình không chấp nhận câu nói đó vì mình cảm thấy không khác gì tạo ra một cái cớ cho kẻ hiếp dâm, khi chúng có thể tự bao biện à thực ra cái này do gen, do bẩm sinh, không thể nào thay đổi được.
- Báo cáo

Nguyên Lê Hoàng
Bạn có quá ngây thơ khi cho rằng trong xã hội VN có ít những kẻ bệnh hoạn ?
- Báo cáo

Nhật Quang
mình thấy bạn so sánh việc ăn cắp vặt và hiếp dâm ko hề tương đồng với nhau. Hiếp dâm về mặt tâm lý nó phức tạp hơn rất nhiều và cũng chả ai biết thực sự những tên tội phạm hiếp dâm thực sự nghĩ gì khi hành động.
- Báo cáo

iamafailure
mình đã ở gần một số tội phạm hiếp dâm và khi hỏi tại sao lại làm vậy họ trả lời rằng vì một phút nông nổi nên mới làm điều đó. tất nhiên không thể bác bỏ nhiều trường hợp kẻ hiếp dâm có xu hướng tình dục khác người, và so sánh cả 2 thì khá khập khêngx vì kết quả của hiếp dâm nghiêm trọng hơn nhiều, nhưng về tâm lý thì mình thấy có sự tương đồng rất lớn, đó là khi lòng tham và ham muốn chiếm đoạt một món đồ miễn phí sau lưng nạn nhân.
- Báo cáo

Nguyên Lê Hoàng
Bạn ở gần chắc gì bạn đã hiểu họ và bạn có nên tin những gì họ nói không :)) bạn nên nghĩ kĩ về điều đó và 2 việc đó là 2 việc hoàn toàn khác nhau
- Báo cáo

Anastasia
Bạn ơi, mình cũng đã đọc được bài viết đó đây. Cái mà bạn nói với bạn của bạn về ông sếp dê già, đó không phải là victim blaming mà là một lời khuyên. Bởi vì chưa có gì xảy ra cả, bạn của bạn chưa phải victim nên không có victim blaming ở đây.
Còn trường hợp bạn nữ trong group, thì comment trong ảnh chính xác là kiểu victim blaming thường thấy nhưng lúc nào cũng ngụy trang là "muốn tốt cho bạn". Vì sao? Thứ nhất, đã có victim rồi. Thứ hai, bạn nói đó là những lời khuyên để con gái biết cẩn trọng hơn, để bạn đó rút ra bài học. Mình nói thẳng, không ai cần. Lúc sự việc đã rồi, có nói gì nữa cũng vô nghĩa. Đặc biệt là nạn nhân đã dằn vặt và tự trách hơn cả những gì các bạn "cho lời khuyên" có thể tưởng tượng rồi. Cha mẹ của bạn nữ trong bài cũng biết chuyện, chắc chắn với tư duy thường thấy họ có tội nghiệp con đến mấy thì cũng có vài câu trách mắng rồi. Mà kể cả không, thì lên cộng đồng một hai người nói là đủ lắm rồi, nguyên cả một đám nhảy vào không an ủi được nạn nhân thì thôi, cứ phải độp cho câu "lỗi thằng hiếp 1 lỗi mình 10", "lỗi trước tiên là ở mình",... như sợ ai giành mất miếng ăn của mình vậy. Ai chả biết? Tôi tiên trách kỷ rồi bây giờ tôi hậu trách nhân đây :)
Các bạn chẳng qua chỉ muốn vào tỏ ra là mình thông thái, mình hơn người, vì bản thân mình chưa bị sao chứ làm gì có ai quan tâm đến nạn nhân. Cứ cái gì xảy ra cũng là "nạn nhân phải tự xem lại mình trước", dần dần bọn hiếp dâm (và người khác) sẽ hình thành tư duy "nó bị hiếp dâm là tại nó chủ quan, không tự bảo vệ được mình". Chính xác cái kiểu đạo đức giả đấy, cả admin vào comment cũng ngứa mắt vô cùng.
- Báo cáo

Đông Bích
Bài viết trong group đó mình chỉ lấy ra làm ví dụ điển hình thôi, ở đây mình không nhấn mạnh vào nội dung bài viết mà mình chỉ nói đến những cmt trong bài viết như mình đã trích ở trên.
Mình cũng có đề cập rồi, khi đọc vào một câu chuyện, mỗi người có một lăng kính khác nhau. Bạn thì nhìn vào là thấy ngay việc cần làm là lên án kẻ hiếp dâm và bảo vệ nạn nhân. Còn người khác thì nhìn ở góc nhìn khác, họ nhìn vào chỗ nguyên nhân như mình có đề cập trong bài viết của mình, và họ nhìn ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến vụ hiếp dâm như trong câu chuyện và họ bày tỏ quan điểm của họ trên góc nhìn của họ.
Bạn nói là sự việc đã xảy ra rồi thì những ý kiến đó không còn quan trọng, nhưng bạn lại quên mất rằng đó là một group cộng đồng, một bình luận đủ tốt nhiều người sẽ đọc, nhiều người đọc những lời khuyên như trên thì tốt chứ xấu chỗ nào đâu.
Và cũng như mình đã nói, bạn có góc nhìn của bạn, những bạn cmt như mình trích dẫn bên trên họ có góc nhìn của riêng họ. Bạn không có quyền phán xét họ là đạo đức giả, tỏ ra thông thái gì gì đó như bạn nói. Những nhận định đó của bạn hoàn toàn là thiên kiến dưới góc nhìn của chủ quan bạn thôi. Cuối cùng mình muốn nói, điều tệ nhất trong tranh luận là áp đặt quan điểm của mình vào cuộc sống của người khác bạn ạ.
- Báo cáo

Anastasia
Bạn ơi,
Thứ nhất, việc uống say là "tăng khả năng" chứ không phải là "nguyên nhân" của vụ hiếp dâm (nếu trong hóa học thì nó là chất xúc tác, có cũng được mà không có thì phản ứng vẫn xảy ra) mà bạn chia ra nguyên nhân chủ quan nguyên nhân khách quan gì ở đây.
Thứ hai, cho mình hỏi thế nào là một bình luận đủ tốt? "Đây là lỗi của em", "Lỗi thằng hiếp 1 thì lỗi bạn 10", "Do bạn uống say mới ra nông nỗi đó",... :))) Nếu bạn cho rằng đây là bình luận đủ "tốt" thì mình không còn gì để nói nữa.
Thứ ba, điều khiến mình cho rằng họ đạo đức giả không phải vì góc nhìn "đủ tốt" của họ, mà như mình đã nói, nếu cho rằng bạn nữ không rút ra được bài học gì và muốn khuyên các bạn khác thì chỉ cần 1, 2 người là đủ rồi. Đằng này từ trên xuống dưới 1 loạt cmt motif như nhau thi nhau vào chỉ trích bạn nữ, không an ủi được một câu, cũng chẳng lên án thằng hiếp dâm. Cho mình hỏi để chi vậy ạ? Là vì bạn nữ không đủ tư duy để nhận ra mà phải cần hàng chục người vào nói, vì bạn ấy "ngu" nên không xứng đáng được một lời cảm thông an ủi, còn thằng hiếp dâm thì vì bạn nữ đã "tạo cơ hội" cho nó nên nó không đáng bị chỉ trích hay sao ạ?
- Báo cáo

Anastasia
Cmt này là cmt cuối cùng của mình. Mình hiểu ý bạn khi nói nạn nhân cần cẩn trọng hơn. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng có thể là nạn nhân và ai cũng cần phải cảnh giác. Nhưng đó là về phía những nạn nhân. Còn chúng ta, cả mình và bạn, khi viết những điều này đều với tư cách là những người ngoài cuộc, là dư luận xã hội. Tiếng nói của xã hội rất quan trọng, nó thể hiện loại tư duy chiếm ưu thế trong xã hội và ngược lại, nó cũng định hình cho tư duy xã hội. Mình muốn lấy ví dụ về Ấn Độ, nơi xảy ra những case hiếp dâm rất táo tợn, khinh thường pháp luật. Và quan điểm của xã hội đó là gì? Tại mày ra đường ban đêm, con gái không được mặc đồ như vậy (thứ cô ấy mặc là quần jean), cô ta cười với tôi tức là cô ta khiêu gợi tôi,... Kể cả quan toà, truyền hình quốc gia cũng có tư duy nhắm đến việc nạn nhân phải biết giữ mình như vậy. Nhìn gần thì tư duy này cho rằng nạn nhân có thể kiểm soát được việc mình bị hiếp hay không (mà thực ra là không). Còn xa hơn, tư duy này khiến nạn nhân phải co cụm lại, phải bo bo giữ mình, còn kẻ hiếp dâm thì có được sự bao che của xã hội (dù vô tình hay cố ý). Chúng biết rằng nếu hiếp dâm xảy ra thì người bị săm soi, chửi rủa, nhiếc móc trước tiên là nạn nhân, và có khi chỉ là nạn nhân. Thế nên chúng sẽ càng ngang ngược. Và mình loài người là động vật xã hội, vậy nên hình phạt của pháp luật nhiều khi sẽ chẳng nặng nề bằng sự tẩy chay của cộng đồng. Vậy nên, mình nghĩ thái độ của dư luận xã hội trước bất kỳ vụ hiếp dâm nào nên là phản đối kẻ hiếp dâm và cảm thông cho nạn nhân.
- Báo cáo