TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO KIỂU LIÊN XÔ
Quay lại quá khứ, khi nhận xét về sự phát triển kinh tế của Liên Xô thế giới chia làm hai nửa. Một nửa với lập luận kinh tế kiểu Liên...
Quay lại quá khứ, khi nhận xét về sự phát triển kinh tế của Liên Xô thế giới chia làm hai nửa. Một nửa với lập luận kinh tế kiểu Liên Xô ưu việt hơn so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, mang lại toàn dụng lao động, ổn định giá cả và thậm chí tạo ra những con người có động cơ vị tha. Một nửa còn lại nhận thấy được sự phát triển không bền vững của nền kinh tế Liên Xô, sự phân bổ mọi nguồn lực cho công nghiệp giúp Liên Xô tăng trưởng nhanh chống, tuy nhiên chính quá trình công nghiệp hóa một cách thô bạo, cưỡng bức, thiếu bền vững và quan trọng là thiếu động lực làm việc đã làm cho kinh tế Liên Xô chững lại, nhận thấy được những tiêu cực của nền kinh tế, năm 1987 Mikhael Gorbachev đã bắt đầu quá trình chuyển hóa, rời xa thể chế kinh tế kiểu chiếm đoạt (Extractive Institutions) như Stalin đã từng làm, nhưng khi rời xa thể chế kinh tế chiếm đoạt thì thể chế chính trị ở Liên Xô bắt đầu lung lây, quyền lực của Đảng bị giảm xuống và kết quả là cả Liên bang Xô viết tan rã.
Lincoln Steffes - một cựu binh tình báo kiêm nhà báo được Chính phủ Hoa Kỳ phái đến Moscow tìm gặp Lenin để cố gắng tìm hiểu ý định của Bolshevik sau cuộc nội chiến ở Nga diễn ra vào tháng 10 năm 1917 giữa Hồng quân (Bolshevik) và Bạch vệ. Sau khi từ Liên Xô trở về, Steffens đã sững sờ trước những những kế hoạch và tiềm năng vĩ đại của chế độ Xô Viết, ông kể lại trong cuốn tự truyện viết năm 1931:
Nước Nga Xô viết là một chính phủ cách mạng với một kế hoạch cách mạng. Kế hoạch của họ không phải là chấm dứt những cái xấu như giàu và nghèo, hối lộ, đặc quyền, bạo lực và chiến tranh bằng hành động trực tiếp, mà là tìm kiếm và loại trừ nguyên nhân gốc rễ của cái xấu. Họ đã thiết lập một nhà nước chuyên chính, được ủng hộ bởi một nhóm thiểu số được đào tạo để xây dựng và sắp xếp lại một cách khoa học các sức mạnh của kinh tế trong một vài thế hệ, mà trước tiên sẽ dẫn đến một nền dân chủ kinh tế rồi mới đến một nền dân chủ chính trị
Và nhận định nổi tiếng nhất của Steffens về kinh tế của Liên Xô hay chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô theo đuổi lúc đó là:
Tôi đã đến tương lại, và nó đang chạy tốt
Sự tăng trưởng kinh tế của liên xô cũng làm cho những nhà lãnh đạo của Liên Xô tin tưởng rằng nền kinh tế Liên Xô đã vượt xa khỏi sự phát triển của các nước phương Tây, chính vì thế trong cuộc gặp mặt với các đại sứ phương Tây, Thủ tướng Nikira Khrushchev phát biểu rằng: "Với các nước tư bản, nó không tùy vào các ông hay sự tồn tại của chúng tôi. Bất kể các ông có thích hay không thì lịch sử vẫn đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông!" (Нравится вам это или нет, история на нашей стороне. Мы вас похороним).
Tác giả từng đoạt giải Nobel, Paul Samuelson cũng đã dự đoán trong quyển sách khoa học hàng đầu rằng tương lai nền kinh tế của Liên Xô sẽ dẫn đầu và thống lĩnh thể giới. Trong ấn bản năm 1961, Samuelson dự đoán rằng thu nhập quốc gia của Liên Xô sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào năm 1984, và gần như chắc chắn vào năm 1997. Tuy nhiên, có thay đổi ở ấn bản năm 1980, Samuelson vẫn tin vào dự đoán của mình nhưng thời gian được lùi lại đến năm 2002 và chắc chắn năm 2012 Liên Xô sẽ vượt mặt Hoa Kỳ.
Cũng chính vì sự tăng trưởng đó đã làm cho nhiều thế hệ người phương Tây chứ không phải chỉ Lincoln Steffens, Samuelson hay Nikira Khrushchev vội vàng tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của Liên Xô. Mặc dù tạ ra được sự tăng trưởng nhanh chống, ví dụ như trong khoảng thời gian từ năm 1928 - 1960 mức thu nhập quốc gia tăng trưởng 6%/năm - mức tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sự trong lúc bấy giờ, nhưng nó không thể duy trì được lâu. Đến năm 1970 tăng trưởng của Liên Xô gần như dừng lại và kéo theo là sự tan rã của Liên Xô như một hệ quả tất yếu. Và nguyên nhân của sự chững lại này đến từ:
1. Liên Xô thực hiện chính sách "Hợp tác hóa" nông nghiệp và công nghiệp. Điều này dễ dàng cho giới cầm quyền ở Liên Xô thâu tóm sản lượng nông nghiệp và sử dụng nó để nuôi dưỡng những người đang vận hành, làm việc tại các công xưởng mới xây dựng nhằm thúc đấy một cách tối đa cho ngành công nghiệp. Điều này dẫn tới việc hàng triệu người chết đói và hàng trăm nghìn người bị giết hoặc bị đày đến Siberia trong thời kỳ đen tối này. Với việc phân bổ mọi người lực của đất nước cho nền công nghiệp và khai thác nó một cách tối đa đã giúp Liên Xô tăng trưởng và đây chính là sự "tăng trưởng" kinh tế của mà thế giới nhìn thấy ở Liên Xô. Mặc dù việc quá trình khai thác công nghiệp của Liên Xô được tổ chức rất phi hiệu quả so với mức lẽ ra nó phải đạt được.
2. Nguyên nhân thứ hai làm sự phát triển kinh tế của Liên Xô chững lại là tình trạng thiếu phát minh và không có sự đổi mới công nghệ. Một trong những lĩnh vực mà nửa kia của thế giới có thể phản biện lại quan điểm này là sự phát triển của quân sự và công nghệ không gian, lịch sử đã ghi nhận lại những thành tựu của Liên Xô như sự kiện đưa chú chó Laika và con người đầu tiên Yuri Gagarrin vào vũ trụ. Liên Xô cũng đã để lại cho thế giới loại súng AK-47 như là một trong những di sản tiêu biểu của đất nước. Tuy nhiên những phát minh này không mang lại hiệu quả kinh tế, mà trái ngược lại Liên Xô đã phải bỏ rất nhiều sức người, sức của cho những phát minh nhằm khẳng định sức mạnh quân sự của mình với thế giới. Nguyên nhân của tình trạng thiếu phát minh nhằm đổi mới công nghệ ở Liên Xô là vì giá cả hàng hóa, dịch vụ, hay những phát minh mới đều do nhà nước ấn định, cũng dễ hiểu khi các phát minh được trả một cái giá rất thấp và hầu như không liên quan gì đến giá trị thật sự mà những phát minh tạo ra cho xã hội. Đến 1956, khi các quy định về mức thưởng cho phát minh mới được thay đổi, tiền thưởng cho một phát minh mới sẽ tỉ lệ thuận với năng suất tạo ra sản phẩm của phát minh đó, nhưng rào cản trong hệ thống đo lường giá cả hiện hữu ở Liên Xô một lần nữa không tạo ra động cơ khuyến khích, thêm vào đó là việc đặt ra chỉ tiêu hàng năm cũng làm cho các nhà máy không dại gì mà mở rộng và tăng công suất sản xuất.
Chính những người đứng đầu Liên Xô cũng nhận thấy sự chững lại và hiểu rằng thể chế kinh tế chiếm đoạt sẽ không thể mang lại sự phát triển bền vững nhưng đồng thời nó cũng sẽ không có mối đe dọa nào đủ lớn để có thể lật đổ chế độ chuyên chế của họ. Chính khi Mikhael Gorbachev bắt đầu tiến hành quá trình chuyển hóa và rời xa các thể chế kinh tế chiếm đoạt để tiến gần hơn với thể chế kinh tế dung hợp thì quyền lực của Đảng bắt đầu lung lây, sự đấu đá nội bộ, tình hình "thù trong giặc ngoài" đã làm Liên Xô chính thức tan rã vào cuối năm 1991. Khép lại con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa của người được xem là anh cả.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất