Vì sao truyền thông không bao giờ muốn bạn đạt đến hạnh phúc thực sự?
Bạn có nhận ra mọi thứ bạn làm trên đời đều xoay quanh 2 chữ “khoái cảm” không?...
Bạn có nhận ra mọi thứ bạn làm trên đời đều xoay quanh 2 chữ “khoái cảm” không?
Bạn ăn uống, đăng status, tán tỉnh crush, tất cả là khoái cảm. Thậm chí xả thân hay làm từ thiện, cũng mang đến khoái cảm về lý tưởng sống. Bạn tuyệt vọng và đăng xuất khỏi thế giới, đó là giảm đau, cũng một loại khoái cảm. Dahmer giết và ăn thịt người, cả khoái cảm lẫn giảm đau, anh ta sợ cái cảm giác người ta rời xa mình. Thú thật, cả đời tôi chưa thấy ai làm điều gì vượt ra khỏi cái mục đích trần tục này, kể cả bệnh nhân tâm thần, thật đấy!
Những khoái cảm đó như đom đóm, dù bị phán xét ra sao cũng tụ lại trở thành hạnh phúc, mục đích sống của mỗi người.
Có một quan điểm hay ho rằng, người ta thường đồng nghĩa Tiền là Hạnh-phúc (happiness), nhưng thật ra nó mang đến Sự-tự-do-lựa-chọn (freedom of choice). Càng giàu, càng có nhiều lựa chọn, nhưng choice và happiness vẫn là hai chuyện khác nhau. Anh có thể có cả một dàn harem nhưng lại chọn đúng một cuộc hôn nhân thảm họa giống như vị chủ tịch đắc đạo nào đó, cũng như nghèo kiết xác nhưng thông minh may mắn thì vẫn có người đầu ấp tay gối khi đã hom hem.
Thế thì tại sao media cứ khăng khăng hai thứ này là một?
Well, tôi nhận ra rằng nếu ta đạt tới happiness quá nhanh trước khi choose hết thứ nọ thứ kia thì không tài phiệt nào bán được sản phẩm nữa!
Media, vì vậy, phải đặt kích cầu làm trọng, phải khiến cho mọi thứ giống như một cuộc thi điền kinh hài hước được tài trợ bởi một hãng giày thể thao, nơi mà mới chạy được nửa đường thì BGK tuyên bố cmn luôn thí sinh chạy giữa đoàn thắng cuộc vì có đôi giày rất là cool, bất kể sau đó anh ta có tông thẳng vào tường rào và bất tỉnh trước khi về đích hay không.
“Hãy dùng cái này, mua cái kia đi để học theo người thành đạt!”
Điều đó, đáng buồn, đã dần làm thui chột các kỹ năng đạt tới hạnh phúc tự nhiên của chúng ta.
Và điều tôi hay bỡn cợt nhất là,
Bạn có đồng ý rằng, để đánh giá một vụ đầu tư, phải chờ đến cuối kỳ để chốt sổ và hạch toán. Tương tự để đánh giá thành công của đời người,
...thì phải chờ đến giây phút cận tử không?
Nếu anh ta hạnh phúc, không cần biết anh ta đã bị phán xét ra sao, đó là một sinh vật thành đạt. Ngược lại, nếu anh ta giàu có, giàu trải nghiệm trong đời, nhưng khoảnh khắc sinh tử, anh ta lo phiền về những đứa con tranh đoạt khối tài sản, tiếc một ngọn núi chưa leo, một mối tình đơn phương trong quá khứ không dám ngỏ lời, thì cuộc đời anh ta còn thua cả một con chó già ra đi hạnh phúc trong một gia đình đã đối xử tử tế với nó.
Thì bạn cứ nghĩ đi:
Trong khi con chó chỉ cần đồ ăn thừa đã có thể cẫng lên bất cứ khi nào chủ nó đi làm về. Thì con người có hàng tấn ngành công nghiệp giải trí phức tạp. Chỉ riêng sex đã có 3some, 4some, gang bang, interracial, cuckold... vô số kink, fetish đang chờ được phát minh thêm. Khoái cảm của con người là tốn kém nhất trong thế giới động vật mà nếu vẫn không mãn nguyện thì ngoài thất bại ra, nó còn là một sự lãng phí tài nguyên trầm trọng.
Tôi không nói rằng nghèo là tốt, đó là phi lý, nhưng tôi luôn luôn nghĩ về con chó già.
Tôi nhất định không được thua nó.
Cảm ơn bạn đã dùng 3 phút của đời mình để dành cho tôi. Tôi biết trong trường hợp bạn không thích ý tưởng này đi chăng nữa, thì cũng chẳng lấy lại được 3 phút của đời mình. Tôi rất tiếc nhưng cuộc sống luôn là như vậy.
Bài viết này thuộc series Quà tặng cuộc sốnkg nếu các bạn muốn xem nhiều hơn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất