Vì sao loài chim không bị điếc?
Bird nerver go deaf, but why do humans? Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học nghiên cứu việc mất thính giác đã cố gắng tìm ra cách...
Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học nghiên cứu việc mất thính giác đã cố gắng tìm ra cách làm cho con người giống như loài chim.
Khi một con chim bị mất thính giác do chấn thương hoặc tiếng ồn lớn, các tế bào lông cảm giác (cần thiết để nghe) bị hư hại ở tai trong tự động phục hồi trở lại. Bất kỳ việc mất thính giác ở mức độ nào cũng đều được khôi phục một cách nhanh chóng.
Nhưng ở con người thì không như vậy. Tracie White - một nhà khoa học làm việc tại Stanford Medicine - đã giải thích trong một bài viết đăng trên tạp chí Stanford Medicine: "Ở người, nếu những tế bào lông này bị phá hủy, chúng nằm rạp xuống như những cọng lúa sau cơn giông, vĩnh viễn bất lực. Các tế bào này chết vì nhiều lý do, bao gồm chấn thương, lão hóa và tiếng ồn lớn. Và không có tế bào mới nào thay thế chúng. Nhưng ở loài chim, động vật lưỡng cư và bò sát các tế bào này phát triển trở lại. Vì vậy, loài chim, không giống như con người, không bao giờ bị điếc vĩnh viễn".
Và các nhà khoa học đang theo một hướng nghiên cứu mới để khám phá quá trình mà theo đó các tế bào đơn lẻ tái sinh thành các tế bào lông ở tai trong.
"Mục tiêu là theo dõi dấu vết của những tế bào tái sinh này ở loài chim. Sau đó, chúng ta phải tìm ra lý do tại sao dấu vết này không hoạt động ở động vật có vú. Những thành phần còn thiếu là gì? Có lẽ chúng ta sẽ khám phá ra một cơ cấu quan trọng và có thể khéo léo sửa chữa cơ cấu này ở động vật có vú". Tiến sỹ Stefan Heller - Khoa Tai Mũi Họng - Đại học Y Stanford nói về nghiên cứu của ông.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất