Ví dụ nhân quả và nghiệp
Thí dụ nhân quả và nghiệp trên nền tảng là “Tâm”: ...

Thí dụ nhân quả và nghiệp trên nền tảng là “Tâm”:
Thí dụ 1: Có lúc chân bước mà tâm nghĩ ngợi mông lung, vô ý đạp nhằm con vật gì đó trượt chân, xuýt té đây là hành động nhân quả (nhân là 2x2=4 là quả). Sau khi tập trung nhìn kỹ thấy con rắn mối đã bị đạp chết.
Nếu tâm ác sẽ rủa chưởi “tại mày mà tao xuýt té, mày chết đáng đời”, từ nhân quả chuyển thành nghiệp ác, linh hồn nó oán thù, lúc này 2x2=50.
Nếu tâm thiện sẽ cảm thấy hối hận, xin lỗi rồi đem chôn xác nó, từ nhân quả chuyển thành nghiệp thiện, lúc này 2x2=2. Còn nếu hiểu đạo tụng chú Vãng sanh và nguyện cầu linh hồn nó được vãng sanh, nó rất cám ơn, từ nhân quả chuyển thành nghiệp thiện, lúc này 2x2=0 mà có thêm phước báo.
Thí dụ 2: Hàng ngày có một ông lão ăn mày đi ăn xin qua các nhà có ông chủ rất giàu:
Ông 1: Miễn cưỡng bố thí vì sợ mất mặt trước quan khách đang dự tiệc, bố thí mà tiếc của.
Ông 2: Rất thương cảm, sẵn sàng bố thí không chỉ một lần mà thường xuyên liên tục.
Ông 3: Lặng lẽ bố thí với tâm “không có người cho, không có vật cho, không có người nhận”.
Ông 4: Bố thí vật chất còn bố thí pháp. Giải thích rõ cho ông ăn mày biết do tiền kiếp đã gây nghiệp ác hiện tại nhận quả xấu, rồi hướng dẫn cách tu tập chuyển nghiệp và chấm dứt nghiệp.
Vậy, ông lão ăn mày, hiện tại nhận quả ác từ quá khứ, nhưng không biết chuyển nghiệp. Ông chủ (1)(2) đã tạo nhiều nghiệp thiện, đủ duyên hiện tại hưởng phước báo nên tận hưởng sự giàu sang. Nhưng ông (1) tâm keo kiết, hiện tại chuyển thiện thành nhân ác; Ông (2) tâm thiện, hiện tại chuyển thiện càng thiện hơn. Ông (3) tâm “Tam luân không tịch”, đây là Thánh A la hán. Ông (4) tâm “đại từ đại bi”, đây là Bồ tát Thánh tùy thuận vào hiện tượng giới để cứu độ chúng sanh.
Sư Thích Giác Khang

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
mastersifu
Cảm ơn về bài chia sẻ của bạn. Mình thấy đúng là vẫn nhiều người chưa hiểu đúng về nhân quả duyên nghiệp trong đạo phật. Hi vọng sẽ có thêm nhiều bài hơn, để mọi người có thể thực sự "hiểu đúng theo đạo phật".
- Báo cáo

Bùi Việt Anh
Sư chịu khó thực hành Vipassana đi sư. Vipassana nghĩa là Mạc Vấn - Không hỏi.
Mà không hỏi thì sẽ không có câu trả lời, chỉ cần kiên trì hành thiền chứ không cần học lý thuyết đâu.
Toàn bộ kinh Phật đều là do đại đệ tử của Phật viết ra là ông A Nan Đa. Mà ông ấy là người duy nhất chưa chứng ngộ, nếu sư nhìn vào sự kiện này sư sẽ thấy, những ai chăm chỉ học kinh sách, nhớ từ thì chỉ có đúp thôi. Còn mấy ông kia không học gì mà chứng ngộ, cho nên ...
- Báo cáo

Liễu Phàm
Chào bạn, thực ra khi tham gia kết tập kinh điển lần 1 thì tôn giả A Nan Đa cũng đã đắc Thánh quả A La Hán rồi mới có thể tham gia kết tập. Với một điều nữa là đại đệ tử của Đức Phật là ngài Ma Ha Ca Diếp chứ không phải là Ngài A Nan Đa bạn nhé
- Báo cáo