THẾ HỆ THÈM YÊU NHƯNG LẠI RẤT SỢ NHÌN VÀO TỔN THƯƠNG
Chúng ta là một thế hệ thèm yêu, thèm yêu theo đúng nghĩa đen của chữ “thèm” – thèm muốn và khát khao được yêu, trăn trở và mong muốn...
Chúng ta là một thế hệ thèm yêu, thèm yêu theo đúng nghĩa đen của chữ “thèm” – thèm muốn và khát khao được yêu, trăn trở và mong muốn có được cho mình một tình yêu đích thực. Nhưng cũng chính chúng ta, sống giữ một thế hệ, sợ tổn thương và không dám đối diện với tổn thương của tình yêu mang lại.
Chúng ta thường hy vọng và ảo mộng mình về những tình yêu xanh mướt của một thời tươi trẻ. Nơi chúng ta sẽ có thể cùng một người mình yêu thương trải qua những khoảng thời gian tươi đẹp và cùng nhau vun vén để nghĩ chuyện tương lai. Nhưng rồi nhìn vào đống thực tế bày biện ra trước mắt. Chúng ta đâu chỉ có tình yêu để sống, chúng ta có hàng trăm mối lo mỗi ngày.
Thế hệ hôm nay chính là xác là một thế hệ đa cảm. Dễ xúc cảm với nhiều điều, dễ tiếp nhận nhưng cũng dễ buông bỏ và đóng khép mình. Trong tình yêu cũng thế, chúng ta là thế hệ mà hễ ai đó bày ra cho chúng ta tình yêu, chúng ta sẽ như đứa trẻ, khát khao và thèm muốn được trân trọng, được sở hữu, được là một phần của những cuộc tình đôi lứa. Nhưng rồi khi tình yêu rời xa, những đổ vỡ, tổn thương, chúng ta không chấp nhận được và tự dằn vặt chính mình trong những suy nghĩ hay thậm chí và dằn vặt mình về thể xác.
Chúng ta thèm yêu là vậy, nhưng đại đa phần thế hệ này lại sợ và không dám đối diện và thẳng thắng với những tổn thương của tình yêu mang lại. Chúng ta sẵn sàng yêu tha thiết một người, nhớ nhung một người, nhưng đến khi những điều này được đặt bởi một dấu chấm hết, chúng ta không dám chấp nhận và tự bật cho mình “một cơ chế trốn chạy”.
Mỗi lúc chúng ta bước vào những vũng lầy của cảm xúc, của những điều đổ vỡ. Chúng ta thường chọn cách trốn chạy những tổn thương. Thèm yêu để thỏa mãn cảm xúc, nhưng khi cảm xúc đổ vỡ, chúng ta cảm thấy sợ hãi và không thể tìm cho mình lối thoát . Dần già chúng ta sống trở thành những con người của một thế hệ mẫn cảm. Chúng ta nói về rất nhiều điều của tình yêu, chúng ta thường trăn trở trên những trang mạng về những cuộc tình, về cái lối sống cơ đơn và cần người chia sẻ. Nhưng đến lúc tình yêu đến. Chúng ta lại bật cho mình cơ chế bảo vệ và không muốn tổn thương. Trốn tránh những mối quan hệ sắp vào cuộc, tiếp tục than vãn về những mối tình chóng vánh, và luôn ràng buộc mình phải tự bảo vệ mình trước những cuộc tình.
Cũng dễ hiểu, khi mà đứng trước thế hệ này. Chúng ta tiếp cận và được kích thích bằng những lối tư duy về tình yêu “trào phúng” và có phần diêm dúa của những bộ phim tình cảm, cuốn sách, báo chí với những cái kết happy ending hay sad ending. Để rồi cũng chính thế hệ này tự áp đặt những hệ giá trị từ những điều đó trong chính những mối quan hệ của chúng ta. Hy vọng nhiều hơn, mong muốn được là kiểu tình yêu này, dạng thể tình yêu kia, và rồi khi không được đáp ứng , như một đứa trẻ con, chúng ta bất giác thấy không thỏa mãn và muốn gào thét lên để đòi công bằng. Cách đáp trả của chúng ta với tình yêu mà nói đó chính là sự phòng vệ và sợ tổn thương. Sợ rằng yêu nhiều hơn một chút sẽ là kẻ thua. Ai yêu nhiều thì sẽ là người thua cuộc? Tại sao vậy? Tại sao lại đem tình yêu đặt lên bàn cân như một trò chơi mà trong đó chúng ta và những nhân vật để “chiến đấu” xem ai mới là kẻ thắng của “cuộc chiến này”?
Sự tự phòng vệ vì sợ tổn thương cũng “giết chết” đi cảm xúc thực sự mà chúng ta mong muốn về đối phương. Đôi lúc chúng ta áp dụng những điều chúng ta hiểu từ những điều chúng ta tiếp nhận qua những thứ văn hóa kia vào trong đời sống tình cảm. Thèm khát tình yêu nhưng lại đáp trả, giải quyết nó bằng những lý thuyết trơ trọi, thiếu cảm xúc, thiếu nhiệt và thiếu cái riêng rẻ, cái là phần của mình. Để tình yêu nó chỉ là tình chứ không còn yêu nữa.
Đi qua càng nhiều, thế hệ chúng ta vẫn tiếp tục theo những lối mòn ấy, vẫn cứ thèm yêu tha thiết, nhưng đến khi tình yêu đến chúng ta luôn yêu nhưng sợ tổn thương, không dám thừa nhận tổn thương hoặc bước qua tổn thương để có thể” yêu như thể ngày mai chết đi rồi”!
Chúng ta làm sao để có thể vẫn là một thế hệ "thèm yêu" nhưng lượt giản đi sự "sợ tổn thương". Dễ hiểu rằng sự sợ tổn thương là điều hiển nhiên của đại bộ phận con người vì chẳng ai muốn mình là người tổn thương. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, liệu những lần "sợ tổn thương" và không dám nhìn thẳng, đối diện thẳng ta đã đánh mất đi điều gì? Đã để những cảm xúc trôi về đâu? Hay chúng ta đang "thèm yêu" như những cái xác vô tri cuộn lấy nhau để giải quyết sự cô đơn về mặt lý tính?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất