Tỉnh chưa ha ha? Tất nhiên là hầu hết ai trong chúng ta cũng đã từng say xỉn ít nhất một lần trong đời. Và câu hỏi đặt ra chính là bạn có biết say rượu cũng được chia làm những giai đoạn khác nhau? Và điều gì làm bạn say? Chúng ta hãy cùng tìm ra lời giải đáp. Vì Sao Uống Rượu Lại Say?
Đầu tiên, là giai đoạn HƯNG PHẤN. Đây là lúc bạn nhìn thấy những chàng trai, cô gái kế bên bỗng trở nên hấp dẫn hơn bình thường rất nhiều, dù hằng ngày bạn chẳng hề mảy may có ấn tượng gì về họ. Sao hôm nay Nở nhìn ngon quá em!
Tiếp theo là giai đoạn XỈN. Ở giai đoạn này, bạn không còn đi đứng vững vàng mà thay vào đó là chân cẳng quíu lại, vấp phải mọi thứ trên đường đi. Và kinh nghiệm cho thấy là bạn sẽ té dập mặt.
Giai đoạn này hay quơ tay quơ chân và.... "tao không say"
Sau đó, bạn tiến vào cảnh giới của QUẮC CẦN CÂU. Ở giai đoạn này, sự phối hợp bình thường giữa suy nghĩ não bộ và các chức năng cơ thể là điều bạn thèm khát, nhưng đơn giản bạn “quắc” mất rồi, oops... vô vọng nha!
Tau đang làm cái gì thế này...
Giai đoạn cuối là SẬP NGUỒN. Tại thời điểm này, một thằng nào khác bên trong bạn sẽ hiện hình và thay bạn làm mọi điều ngu xuẩn nhất có thể. Để rồi hầu hết mọi trường hợp bạn sẽ tỉnh dậy ở 3 nơi: bệnh viện, phòng giam, hoặc nhẹ nhất là bồn cầu vệ sinh sau khi đã úp mặt chán chê vô đó. Quá gớm!
Thú thật đi, bạn đã ở giai đoạn mấy trong 4 giai đoạn trên?
Và câu hỏi đặt ra là, điều gì xảy ra bên trong cơ thể khi bạn say rượu?
Ngủ dậy trong nhà vệ sinh, cắm mặt vào bồn cầu là điều thường thấy
Về thực tế, bạn có thể say rượu bởi nhiều hóa chất khác nhau. Tuy nhiên, loại phổ biến nhất là Ethanol (tức là cồn có trong bia rượu đó). Ethanol có thể dễ dàng tan vào máu của bạn và được truyền dẫn đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, đặc biệt là bộ não. Ethanol sẽ làm chậm bộ não lại bằng cách kết nối với 2 loại thụ thể, GABA và NMDA.
Ethanol sẽ làm chậm bộ não lại bằng cách kết nối với 2 loại thụ thể, GABA và NMDA
GABA có khả năng tác động nhất định vào hành vi chủ thể. Khi Ethanol kết nối với GABA, bộ não sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ, yêu đời giống như trong giai đoạn HƯNG PHẤN.
Và khi Ethanol kết nối với các thụ thể NMDA sẽ làm bạn cảm thấy kiệt sức, đồng thời lợi hại hơn sẽ tác động vào nhận thức của bạn. Điều này giải thích tại sao lại có trạng thái SẬP NGUỒN.
NMDA sẽ làm bạn cảm thấy kiệt sức, đồng thời lợi hại hơn sẽ tác động vào nhận thức của bạn
Ethanol cũng làm cho não của bạn giải phóng các chất kích thích norepinephrine, adrenaline, và cortisol. Đó là những thành phần “bơm đểu” khiến bạn sự hưng phấn của bạn tăng lên rất nhiều. Bộ não lúc này sẽ nhận được nhiều oxy, giúp tăng cường các giác quan nhạy hơn bình thường. Bạn sẽ bị thu hút bởi âm thanh và ánh sáng. Đồng thời, não cũng nhận dopamine, một thành phần hóa học khiến bạn nhận thức được rằng mình đang quá vui, cuộc đời đang quá đẹp.
Tuy nhiên việc hấp thụ quá nhiều Ethanol có thể khiến não bộ không hoạt động bình thường, trở nên suy yếu về mặt nhận thức. Đó là lí do tại sao bạn luôn hành xử ngu ngu trong giai đoạn SẬP NGUỒN (thật ra thì bạn có thể đổ thừa cho một thằng nào đó bên trong).
Lợi hại hơn nữa, Ethanol thậm chí còn có thể can thiệp vào một phần não bộ phụ trách điều khiển sự di chuyển cơ thể. Đó là lý do tại sao bạn toàn vấp té trong khi XỈN.
Trời thì nắng mà người lạnh run...
Nhưng cuối cùng thì tất cả các hiệu ứng kích thích bởi norepinephrine, adrenalin, cortisol đều sẽ biến mất. Tuy nhiên hãy nhớ những ảnh hưởng của GABA và NMDA đều đã được tạo nên ngay từ khi bạn bắt đầu uống rượu. Bạn sẽ mệt mỏi, quên sạch, bị quắc hay "bị hangover". Khi bạn bắt đầu tỉnh táo, bạn sẽ cảm thấy oải người và có một trí nhớ mơ hồ lãng đãng về ngày hôm qua.
Nhưng rượu cũng có có những ảnh hưởng khác nhau đối với từng người khác nhau vì mỗi người có mỗi “tửu lượng” riêng. Tốt nhất là bạn nên biết mình uống tới lúc nào sẽ bị SẬP NGUỒN. Và không có cách nào chính xác hơn là đem thân mình ra trải nghiệm. Beta thì cỡ 7 chai là Sập Nguồn nhé...
Đây là một số kinh nghiệm xương máu giúp bạn hạn chế phần nào cơn say. Ăn một vài thứ gì đó trước khi uống là chắc chắn nên làm, bởi điều này sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thụ Ethanol qua thành bao tử. Đặc biệt là các thức ăn béo như khoai tây chiên, sữa tươi có thể làm chậm quá trình hấp thụ cồn bởi phải mất thời gian lâu hơn để dạ dày của bạn tiêu hóa chúng, trước khi chuyển sang tiêu hóa rượu. Và kiên quyết tránh xa các loại nước ngọt như sô đa hay nước trái nam việt quất, tụi này mà phối hợp với rượu thì nát một đời hoa đó nha.
Một số bí quyết chống say của bợm nhậu
Bây giờ bạn đã biết rượu có thể ảnh hưởng đến não bộ như thế nào. Lần quẩy tiếp theo, hãy tự mình trải nghiệm và kiểm chứng xem có đúng không nhé. Khi đó đừng quên quay lại video này và comment bên dưới rằng, bạn đã ở giai đoạn mấy của cơn say? ;) ;) ;)
Nếu các bạn muốn hình dung một cách rõ ràng và trực quan hơn thì có thể xem nội dung Vì Sao Uống Rượu Lại Say? được nhóm Monster Box thể hiện dưới dạng video Animation tại đây:
à thực ra mình hay uống bia hơn, cơ mà mình ko sấp sớm như vậy đâu, chỉ đơn giản là minh luôn cảm thấy đầu óc tỉnh táo, say là khi cơ thể mệt quá rồi ko chịu dc nữa :v
Thật ra mình hồi trước uống cũng thấy chỉ có từ MỆT -> SAY. Nhưng sau này để ý, trong giai đoạn đó mà có người tiếp chuyện hay gì đó, cảm giác mình bạo dạng (hưng phấn) hơi trong cách nói chuyện.
Để ý chắc sẽ thấy đó ạ, mình cũng nhiều lúc hành động ngu ngu hoặc nói hố hố trong giai đoạn HƯNG PHẤN này rồi
uh, mình cũng thấy nói chuyện hơi quá hơn thật, nhưng may sao mình vẫn biết mình nói j và vẫn giữ được phép lịch sự khi nói chuyện cũng như ko lỡ mồm nói ra những bí mật đen tối =))
Có đoạn hưng phấn là thích chứ qua tới mấy đoạn kia là mình oải oải. Căng nhất chắc là mấy lúc cơ thể muốn throw up mà nhận thức cứ cố cản lại cho đỡ nhục =))) luôn rất mệt và kết thúc thì cơ thể vẫn thắng =))
Tới giai đoạn 2 thì thường là do chuyển giao từ Hưng Phấn qua nên vẫn có cơ chế là: "tui vẫn biết mình nói gì mà" nhưng thật ra là đếch ăn nhập lắm với hành động =))
Giai đoạn nát là lúc bắt đầu khóc lóc hoặc kích động mất kiểm soát :)) thường thì kết cục sẽ khá bi thảm và hôm sau sẽ tự hứa k uống nữa cho đỡ nói ngáo. Được một thời gian thì vòng quay sẽ lặp lại :))
Mình đã nháp một bài về rượu nhưng có bài này thì mình đành "chia tay rút lui thôi". Mạn phép góp ý cho nhóm vài điều.
1. ta có thể nói ngắn gọn 4 giai đoạn thành Kích Thích - ức chế. GIới hạn của KT_ƯC phụ thuộc vào tửu lượng.
2. Về tửu lượng, mình nghĩ nên đưa nó lên đầu tiên và sắp xếp thêm các ý cho mạch lạc như
+ Rượu đi vào" Hấp thu như thế nào(hấp thu rất nhanh qua thành ruột nếu không có gì cản trở)
+ Chuyển hóa rượu ntn(chuyển hóa ở gan - Còn dư thì sẽ lên hệ thần kinh và gây ra các giai đoạn như các bạn đã nói(ít thì hưng phấn - nhiều thì gục) - Đoạn này cũng giải thích về Tửu lượng, người chưa uống rượu bao giờ thì sức đề kháng(khả năng chuyển hóa) rượu kém nên phần rượu dư nhiều dễ say. Sâu rượu, họ uống nhiều rượu, thành thói quen hàng ngày, Gan đáp ứng với tình trạng nhiễm độc rượu nên sức đề kháng với rượu tốt(tửu lượng cao) thậm chí còn nghiện rượu vì cơ thể giờ đây sinh ra để bài trừ rượu, mỗi ngày cần cốc rượu mới làm việc đc
+ Thải trừ rượu (tống rượu ra ngoài): qua đường thở (tại sao CSGT lại bắt thổi đo nồng độ cồn) và nước tiểu(mùi nước tiểu sau khi uống rượu) thế nào?, tại sao lại nôn?
3. Hậu quả khi uống rượu. như tai nạn, mọi thứ đêu đẹp khi uống rượu, uống rượu xong thấy nóng bừng nhưng thực chất lại giảm thân nhiệt nên dễ bị "trúng gió" gây liệt mặt, tai biến blah...blah...
Nhóm có thể sử dụng ý tưởng mình thoải mái, ko cần phí. Nguồn tài liệu thì quên tên hết r.