Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. 

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.    
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 101

Bạn thân mến!
Mỗi ngày, mỗi giờ cho ta thấy sự vô tâm của bản thân mình, nhắc ta nhớ, với một vài ví dụ mới mẻ, rằng ta cứ vô tình mà quên đi sự mong manh của cuộc đời con người. Để, khi mà ta vẫn đang vẽ lên viễn cảnh vĩnh hằng, nó kéo ta về và nhìn lại cái chết ngay sát sau lưng mình.
Những lời đầu tiên ấy sẽ báo hiệu tin buồn nào đây, bạn băn khoăn? Cornelius Senecio, một kị sĩ La Mã tiếng tăm và bản lĩnh, bạn biết ông ta mà, đúng không? Từ một sự khởi đầu vô danh khiêm tốn ông đã vươn lên và có được những thành quả bằng chính tài năng và nỗ lực của mình. Tương lai hứa hẹn tốt đẹp và dễ dàng, vì thanh thế, một khi đã có được nó, dễ phô trương và mở rộng ảnh hưởng hơn rất nhiều. Cũng giống như của cải thì rất khó để tích lũy với một kẻ nghèo khổ: nó chỉ có thể được vun đắp khi mà người ta đã qua được một mức nhất định (không phải lo lắng cơm ăn cái mặc, có chút của để dành để tính đến chuyện đầu tư). Nhưng Senecio thì đã ở giai đoạn mà tiền bạc sẽ chỉ tiếp tục chảy vào, bởi hai ưu điểm trong tính cách của ông ta: biết làm thế nào để có lợi nhuận và biết bảo toàn nó. Thực ra chỉ cần một trong hai cũng đủ để khiến ông ta trở nên giàu sang. Trong khi ở ông ấy, ta thấy một người sống rất giản dị, cực kỳ cẩn trọng với tài sản, như với chính sức khỏe của ổng vậy.
Như thường lệ, ông ta đến thăm tôi vào buổi sáng, rồi dành trọn ngày ở bên giường một người bạn khác của ông đang đau ốm. Sau bữa tối vui vẻ, ông ta bất ngờ gặp phải một cơn đau thắt ngực, rồi cái họng sưng khiến ông ta trở nên khó thở, và chẳng thể duy trì đến bình minh. Vậy đó, ông ta đã ra đi, khi chỉ vài giờ trước đó vẫn còn là một người hoàn toàn khỏe mạnh và thậm chí là cường tráng. Khi mà sự nghiệp đang thăng tiến với những khoản đầu tư nơi này nơi khác, với một chức vụ và công việc quan trọng trong bộ máy chính quyền, ngay lúc mà dường như mọi thứ đều đang mỉm cười với mình - tiền bạc của cải, thanh thế, sự nghiệp - thì số phận mang ông ta đi.
Giờ là thời điểm để trồng những cây lê của ông, O Meliboeus;
Và cắt tỉa lại mấy cây nho cho ngay hàng thẳng lối (trích thơ Virgil)
Ta ngờ nghệch đến thế nào khi cứ tiếp tục lên kế hoạch đời mình, khi mà thậm chí còn không thể nắm chắc được ngày mai! Điên khùng đến thế nào khi khởi đầu những kế hoạch dài hạn, nói rằng:
"Ta sẽ tiếp tục những hoạt động mua bán, xây dựng nên cơ nghiệp vĩ đại, ta sẽ cho họ vay mượn rồi tương lai sẽ đòi lại, ta sẽ có được chức vị nào, và sau này ta sẽ về hưu và tận hưởng tuổi già trong thư nhàn". Mọi thứ đều không chắc chắn, tin tôi đi, ngay cả đối với những kẻ may mắn nhất trong cuộc đời. Không ai nên vẽ ra viễn cảnh hứa hẹn huy hoàng với chính bản thân mình trong tương lai. Chính thứ ta đang cố nắm giữ luôn có thể dễ dàng trượt khỏi tay ta, và vận mệnh sẽ có thể chấm dứt với ta trong khoảnh khắc ta đang bận rộn nắm bắt đời mình. Thời gian thì vẫn cứ trôi qua, nhưng chúng ta sẽ bị bỏ lại trong bóng tối. Với số phận mong manh của một con người, liệu ta chờ đợi được gì từ sự chắc chắn và vĩnh hằng của tự nhiên?
Ta lên kế hoạch cho những chuyến hải trình dài và hoãn việc trở về nhà sau khi đã vượt qua bao nhiêu bờ cõi, ta vẽ lên sự nghiệp tướng tá lẫy lừng, cùng những khoản lợi nhuận trong dài hạn từ những chiến dịch khó khăn, ta chuẩn bị cho việc tiếp nhận những chức vụ quan trọng trên chính trường và sự thăng tiến của mình. Trong khi đó, cái chết ở ngay bên cạnh, nhưng ta không bao giờ nghĩ đến nó, chỉ trừ khi có người nào đó ta biết không may qua đời. Ta vẫn luôn bắt gặp sự hữu hạn của đời người, nhưng chúng chỉ đọng lại trong tâm trí bao lâu chúng còn khiến ta ngỡ ngàng! Có gì ngờ nghệch hơn việc bất ngờ xúc động về một thứ có thể xảy ra bất cứ ngày nào giờ nào, khi nó xảy ra vào chính hôm nay, lúc này? Chỉ có một đích đến chắc chắn cho số phận mỗi con người, được quy định bởi tự nhiên - thứ không bao giờ cân nhắc đến cảm xúc của chúng ta - nhưng không một ai biết bản thân mình gần cái chết đến thế nào. Vậy nên, hãy để ta chuẩn bị tâm trí mình như thể ta đã rất gần cái đích ấy. Hãy để ta không trì hoãn bất cứ thứ gì (là quan trọng với bản thân mình): hãy để ta sống trọn vẹn cuộc đời của mình, mỗi ngày và mọi ngày.

Vấn đề lớn nhất của cuộc đời là nó sẽ luôn dở dang, và sẽ luôn có những thứ người ta bắt buộc phải trì hoãn. Nhưng một người cứ tự nhủ rằng ngày hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình thì sẽ không bao giờ cảm thấy thiếu thời gian. Vì chính cảm giác thiếu thời gian ấy khiến người ta trở nên sợ hãi, và những mong muốn kỳ vọng vào tương lai sẽ cứ tiếp tục dày vò gặm nhấm tâm trí họ. Không gì thảm hại bằng việc tốn thời gian lo lắng vô ích về kết quả của những thứ sẽ xảy đến trong tương lai. Tâm trí ta bị tra tấn không yên trong sự kích động sợ hãi xem mình sẽ còn lại được những gì, và phải đối phó với những khó khăn nào.

Vậy, làm cách nào ta có thể thoát khỏi sự rối loạn ấy? Chỉ có một cách duy nhất - không cho phép mình nhìn về tương lai, mà phải sống được trong giây phút này. Người ta trông đợi vào tương lai vì họ bất an, hay thậm chí là phẫn nộ tức giận với hiện tại. Nhưng khi ta đã chấp nhận con người mình, và khi tâm trí ta đã hiểu rằng một ngày thì cũng không khác biệt với vĩnh hằng, cùng bất cứ sự kiện, khó khăn nào mà tương lai mang tới, thì nó (tâm trí) sẽ có thể từ một tầm cao thiêng liêng mà nhìn xuống, và mỉm cười với chính nó, khi nghĩ đến sự lặp đi lặp lại cứ nối tiếp không ngừng của cuộc đời và thời gian. Vì có sự rối loạn nào có thể đến từ những thay đổi, không chắc chắn của số mệnh, khi mà bạn đã chắc chắn hiểu được sự không chắc chắn của cuộc đời?
Vậy nên, bạn của tôi, hãy sống hết mình từng giây từng phút, và coi mỗi ngày như một cuộc đời. Một người có sự chuẩn bị như thế, chỉ cố sống trọn vẹn từng ngày một, sẽ có thể bước từng bước vững vàng. Ai còn sống với những hy vọng vào tương lai sẽ thấy mỗi thời khắc trôi qua khỏi sự kiểm soát của mình; họ bị cuốn đi bởi lòng tham và cả nỗi sợ chết - tình trạng thảm hại nhất - khiến cho mọi thứ khác cũng nhuốm màu u ám. Đó chính là cơ sở cho lời cầu xin đáng kinh ngạc của Maecenas, khi hắn chấp nhận cả sự nhu nhược, dị dạng, và cuối cùng là đóng đinh các bộ phận cơ thể, chỉ để có thể tiếp tục sống:
Hãy cứ làm liệt tay tôi,
và cả chân tôi nữa;
làm tôi trở thành gù
và mất hết răng
chỉ cần cơ thể tôi còn hơi ấm, tôi sẽ chấp nhận tất cả
Xin hãy tôi ta sống, để tôi sống
dù tôi sẽ phải ngồi trên đinh;
hãy để tôi được sống (trích thơ Horace)
Đó là lời cầu xin sẽ khiến ông ta đáng thương hại nếu người ta chấp thuận cho ổng, thỉnh cầu được kéo dài đau đớn như thể đó thực sự là sống. Tôi thà nghĩ rằng ông ta đã hoàn toàn mất trí người nếu tiếp tục cần xin đến khi bị đóng đinh. Nghe điều ông ta nói: "Các người có thể hành hạ tôi thế nào cũng được, chỉ cần tôi vẫn còn hơi thở trong cơ thể tàn tạ vô dụng này; các người có thể làm tôi biến dạng, miễn là tôi có thêm thời gian, dù là trong hình hài quái dị méo mó; hãy cứ treo tôi lên và đóng cọc xuyên qua người tôi". Liệu thực sự có đáng để chịu tất cả những thương tổn ấy - bị treo lên và đóng đinh qua người trong khi trì hoãn thứ tốt đẹp nhất của những chịu đựng đớn đau - đó là cái kết thúc của mọi chịu đựng? Liệu có thực sự đáng giá đến thế chỉ để bảo toàn mạng sống, để hít thở những hơi thở yếu ớt sau cùng? Tất cả những thứ bạn có thể mong cho ông ta là thiên đường sẽ cố mà chấp nhận ổng. Vì ông ta nhắm đến điều gì trong những ủy mị cầu xin đáng hổ thẹn ấy, cố thương lượng với nỗi sợ chết đáng khinh, lầm lạc cầu xin chấp nhận tất cả để được sống? Tôi không nghĩ ông ta đã được nghe những lời của Virgil:
Liệu cái chết có thực sự tồi tệ?
Maecenas cầu xin những chịu đựng tồi tệ ấy, và khiến câu chuyện càng khó chấp nhận hơn bằng cách cố kéo dài những đau đớn. Ông ta sẽ được gì từ những lời cầu xin ấy? Một cuộc đời dài lâu, chắc chắn! Nhưng có gì tốt đẹp từ việc sống mà như đã chết (với cái thân thể tàn tạ không thể tự đảm bảo cho cuộc sống của mình)? Liệu ta có thể tìm một ai khác sẽ chết dần chết mòn, với từng bộ phận một bị triệt hạ, mà vẫn cứ cố nắm lấy sự sống, thay vì tìm đến cái chết một lần cho xong hết đi? Liệu ta có thể tìm được một ai đã tàn tạ, biến dạng, bị phồng rộp lên ở đôi vai sưng tấy và khuôn ngực, với rất nhiều lý do để chết bên cạnh việc sẽ bị đóng đinh, người sẽ sẵn sàng bị treo trên giá phơi thây mà vẫn cố gắng hít thở, mà mỗi hơi thở mang lại vô vàn đau đớn?
Đến giờ, sau tất cả những cố gắng rèn luyện triết học của mình, tôi mong rằng bạn đã có thể thừa nhận rằng thực ra tự nhiên đã ưu ái con người khi khiến cái chết là không thể tránh được (ở đây mình đoán ý Seneca nằm ở việc chính cái chết tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống, và một phần cũng là về cái chết được xem như một giải thoát nếu cơ thể đã quá rệu rã và đến tâm trí cũng không còn minh mẫn, sống chỉ vật vờ, thậm chí không thể tự chăm sóc mình. Một sự duy trì sống như thế sẽ rất vô nghĩa và là gánh nặng). Nhưng nhiều người lại sẵn sàng cầu xin những thứ còn tồi tệ hơn cả Maecenas - thậm chí phản bội bạn bè, chỉ để kéo dài sự sống, hay tình nguyện hy sinh con gái làm vật phẩm cho những kẻ quyền lực đe dọa họ, để có cơ hội nhìn thấy ánh sáng, thứ sẽ chiếu rọi những tội lỗi của họ. Ta cần phải xóa bỏ cái thiên hướng ham sống quá mãnh liệt ấy. Ta cần phải thấm nhuần rằng không có gì khác biệt khi nào bạn sẽ phải đối mặt với cái chết, vì đó chỉ là vấn đề sớm hay muộn mà thôi. Điều quan trọng không phải là bạn sống bao lâu, mà bạn sống như thế nào. 

Và thường khi, để sống tốt bao hàm một điều kiện: không sống quá lâu.

Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Every day and every hour reveals how negligible we are, reminding
us, with some fresh proof, that we have forgotten our fragility.
Th e passage of time compels us to think about death just as we are
refl ecting on eternity.
What is this preamble getting at, you wonder? Cornelius Senecio,
a prominent and conscientious Roman equestrian—you knew him.*
From a humble beginning he had risen high by his own eff orts. His
future success was going to be an easy ride, because prestige is easier
to increase than it is to acquire in the fi rst place. 2 Money too is very
slow to accumulate from poverty: until it creeps out of that condition,
it doesn’t grow. But Senecio was at the point of achieving wealth,
assisted by two very eff ective qualities he possessed: he knew how to
get money and he knew how to keep it. Either of those could have
made him rich. 3 Here was a person who lived very simply, as careful
with his estate as he was with his health. He had visited me in the
morning, as he generally did, and then spent the whole day up till
evening at the bedside of a friend who was seriously ill. After being
quite cheerful at dinner, Senecio had a sudden attack of angina that
left him with a swollen throat and scarcely able to breathe until dawn.
So he died, only a very few hours after performing all the duties of
a sound and healthy man. 4 While privately investing at home and
abroad, and engaging in every type of public business in pursuit of
profi t, just at the moment when everything was going his way and
with money fl ooding in, he was carried off .
Now is the time to plant your pears, O Meliboeus;
now is the time to put your vines in order.*
How foolish it is to plan out one’s life when one is not even master of
tomorrow! What madness it is to undertake lengthy projects, saying: 
“I will buy and build, I will make loans and demand them back, I will
hold public offi ces, and then I will retire to enjoy a long and leisurely
old age.” 5 Everything is uncertain, believe me, even for those who
are fortunate. No one should make himself any promises concerning
the future. Th e very thing we are grasping can slip through our hands,
and the moment that we are seizing can be cut short by chance.
Th ere is a regularity to the fl ow of time, but we ourselves are left in
the dark. What can I make of nature’s certainty if my own aff airs
are uncertain? 6 We plan distant voyages and delayed homecomings
after traveling beside foreign shores, we plan a military career
and the long-awaited payments earned by tough campaigning, we
plan provincial governorships and advancement through the ranks.
Meanwhile, death is at our side, but we never think of it except when
it is someone else’s; we meet with instances of mortality all the time,
but they stick in our minds only as long as they surprise us. 7 What
is more foolish than being surprised that an event that could happen
on every day has happened on a particular day? Th ere is an absolute
termination to human life at the point fi xed by our fate’s implacable
necessity, but not one of us knows how close he is getting to that
termination. Let us, then, compose our minds as if we have reached
the end. Let us not put anything off : let us settle our accounts with
life each and every day.
8 Th e biggest problem with our lives is that they are always unfi nished,
that some part of them is always being postponed. By putting
the fi nal touch on one’s life every day, you don’t lack time. It is this
lack that generates fear and gnawing desire for the future. Nothing
is more wretched than worrying about how things are going to turn
out. We are constantly in the grip of panic as to how much is left
or what the future holds. 9 How shall we escape this turmoil? Th ere
is only one way—by not allowing our life to look to the future but
gathering it into itself. People hang on the future because they are
frustrated by the present. But once my debt to myself has been paid
and my mind has fi rmly accepted the fact that there is no diff erence
between a day and an era, it can take a long view of all the days and
things that are to come, and merrily contemplate the whole extent of
time. If one is fi rm in one’s attitude to uncertainty, why should one
be disturbed by the fl uctuation and instability of fortune?
10 And so, dear Lucilius, make haste to live, and treat each day as a life in itself. A person who prepares himself like this, making the
daily round his entire life, is quite secure. Th ose who live on hope fi nd
every present moment slipping away; they are taken over by greed
and the fear of death, a most miserable state that makes everything
else quite miserable. Th is was the basis for Maecenas’s utterly shocking
prayer in which he accepts infi rmity, deformity, and ultimately
a piercing crucifi xion,* provided that amid these suff erings he can
extend his life:
11 Make me feeble of hand,
make me feeble of foot;
put a hump on my back
make me lose all my teeth—
while there’s life in my body, I’m fi ne.
Let me live, let me live,
though I sit on the point of the cross;
let me live.*
12 Here is a prayer that would have been most dreadful if it had been
fulfi lled, a request to protract suff ering as if that were life. I would
have thought him completely worthless if he had really been willing
to continue up to crucifi xion. Listen to what he says: “You can
weaken me as long as some breath remains in my broken and useless
body; you can deform me as long as I get some extra time in my
monstrous and twisted condition; you can hang me up and impale
me on a cross.” Is it worth so much to press on one’s own wound—to
hang spread out on a cross while delaying the best thing about suffering,
namely, the end of the torment? Is it so valuable to preserve
life just to breathe one’s last? 13 All you could wish for this man is
heaven’s indulgence! What is he getting at with this shameful and
womanish verse, this bargaining with the most abject fear, this foul
begging for life? I don’t think he could have heard Virgil reciting,
Is death so miserable?*
Maecenas prays for suff ering at its worst, and makes it still more
unendurable by wanting it prolonged and endured. What does he get
for that? A longer life, of course! But what kind of life is protracted
dying? 14 Can we fi nd anyone who would waste away amid suff erings,
dying limb by limb and repeatedly gasping for breath, rather
than expire once and for all? Can we find anyone already enfeebled, deformed, ballooning out into ugly swellings on his shoulders and
chest, with many reasons for dying quite apart from crucifi xion, who
would even so be willing to be attached to the horrible gibbet and
draw breath that is to bring with it so many tortures?
You should now admit that nature is very kind in making our
death inevitable. 15 Yet many people have been ready to make much
worse bargains than Maecenas—even betraying a friend, in order to
prolong life, or voluntarily giving up their children into prostitution,
to have the chance of seeing a daylight that is cognizant of their
many crimes. We have to shake off this passion for life. We need to
learn that it makes no diff erence when you suff er, because you are
bound to suff er sooner or later. What matters is not how long you
live but how well. And often, living well consists in not living long.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: