Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:



Bức thư số 100

Bạn thân mến!
Trong thư bạn chia sẻ về sự háo hức của mình khi được đọc cuốn sách "Về Chính trị" của Papirius Fabianus, nhưng cuối cùng lại bị thất vọng với nó. Rồi quên mất rằng đó là một cuốn sách thuộc phạm trù triết học, bạn lại đi phê bình về văn phong của nó.
Cứ cho rằng bạn đúng, rằng ông ta để câu chữ tuôn ra mà mà thiếu đi sự sắp xếp chỉn chu. Để bắt đầu, tôi tin rằng phong cách ấy có sự hấp dẫn riêng của nó; bằng chứng là nó khá thích hợp cho những bài nghị luận liền mạch. Có một điểm khác biệt lớn, tôi nghĩ, giữa phong cách viết tràn lan bừa bãi và trôi chảy. Và có một điểm khác biệt nữa cần được nhắc đến ở đây, một điểm rất quan trọng: Fabianus, như tôi nhận thấy ở tác phẩm của ông, để chủ đề của mình được tự nhiên thoát ra trên trang giấy, nhưng ông ta không “xả lũ”: đúng, ngôn ngữ của ông ta phong phú, nhưng nó tuôn chảy mà không bao giờ mất hoàn toàn sự kiểm soát. Đúng là lúc đầu nó dễ gây ấn tượng rằng tác phẩm chưa được đọc lại hoặc chỉnh sửa một cách tỷ mỉ. Nhưng dù có chấp nhận lời phê bình của bạn, thì hãy nhớ lại rằng mục đích chính của ông ta là nhắm đến chỉnh đốn về cách hành xử của người đọc, chứ không phải cách sử dụng ngôn ngữ của họ; ông ta viết chúng cho tâm trí, chứ không phải cho đôi tai. Bên cạnh đó, nếu ông ta nói thay vì viết, bạn sẽ không có thời gian mà đánh giá câu chữ, vì bạn sẽ bị cuốn vào bài nói, nội dung tổng thể của nó. Những bài nói ta ưa thích vì năng lượng, sức mạnh bên trong tỏa ra từ diễn giả thì thường lại ít hấp dẫn khi ta đọc bản ghi. Tuy nhiên, việc ngay lập tức thu hút từ những cái nhìn đầu tiên trên trang giấy cũng là một lợi điểm rất lớn, kể cả nếu sau đó khi cẩn thận đánh giá người đọc sẽ tìm thấy những điểm khúc mắc hay sai lầm trong ngôn từ. Với tôi, diễn giả nào vươn ra và tự tìm đến sự tán thành của ta thì tốt hơn người phải được ta ban cho sự chấp nhận ấy. Nhưng tôi cũng hiểu là cách sau thì an toàn hơn và cho thấy tương lai triển vọng hơn.
Một phong cách viết quá tỷ mỉ chỉn chu sẽ không thích hợp với một triết gia. Hãy nghĩ thử xem, nếu một người quá cẩn thận với câu chữ, thì bạn nghĩ liệu có khi nào anh ta dám dũng cảm đương đầu hay (thậm chí khi cần) có thể tự đặt bản thân mình vào nguy hiểm hay không? Nếu nói cho đúng, Fabianus không phải là một người không cẩn thận trong cách nói hay viết, mà thay vào đó, ông ta chỉ không quá chú tâm đến nó. Đó là lý do tại sao bạn không tìm thấy những từ ngữ lạ hiếm trong tác phẩm của ông: chúng có thể được cân nhắc lựa chọn, nhưng sẽ không gượng ép (kiểu dùng từ hiếm để thể hiện tài năng). Khác với phong cách đang được ưa chuộng, ông ấy không đảo ngược cấu trúc câu từ (để thu hút thêm sự chú ý), nhưng lời văn của ông ta, dù cảm giác như được lấy thẳng từ ngôn ngữ nói thông thường, vẫn rất thích hợp. Bạn sẽ thu được những tư tưởng rất cao quý và ngay thẳng từ đó; chúng không bị ép vào trong những câu cách ngôn ưa tai, mà thường trải dài với chữ nghĩa. Ta có thể thấy những thứ không tuyệt đối đúng, hay không được sắp xếp cẩn thận, hay không kiểu cách nếu xét theo tiêu chuẩn thời nay. Nhưng với tất cả những khiếm khuyết đó, thì cũng không thể tìm thấy dấu hiệu nào của sự trang trọng kiểu cách vô giá trị. Hẳn nhiên, sẽ nhiều người thấy thiếu thiếu vì không có những màu sắc khác nhau của đá cẩm thạch, những đường nhánh phức tạp bơm nước đến từng phòng một cách tiện nghi, hay cả "phòng nghèo khổ", và mọi thứ khác mà cuộc sống xa xỉ khiến ta thích thú vì ta đã không còn có thể vừa ý với những thứ tiện nghi hấp dẫn quá thông thường. Nhưng, như người xưa thường hay nói, nó là một ngôi nhà rất chắc chắn.
Có một điểm nữa mà thường ý kiến về văn phong không đồng nhất. Một số người muốn văn phong chỉ nên mềm mại và tránh hoàn toàn những trúc trắc, những người khác lại thích một chút gay gắt, đến nỗi họ sẽ bắt bản thân mình bẻ gãy những câu quá trôi chảy, và bỏ đi phần kết thúc nếu làm như thế có thể tạo nên ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Hãy đọc Cicero, bạn sẽ thấy văn phong của ông ta thì thuần nhất. Khi câu đã dài ông ta sẽ tìm cách ngắt nghỉ, phong cách nhã nhặn nhưng không ẻo lả. Ngược lại, văn phong của Asinius Pollio thì giật cục với đầy bất ngờ, ngắt dừng ở những chỗ bạn không lường trước nhất. Với Cicero luôn có kết thúc, trong khi Pollio thì không, chỉ trừ duy nhất vài trường hợp mà nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhịp văn và cấu trúc toàn tác phẩm.
Bạn cũng nói rằng bạn thấy toàn bộ tác phẩm của Fabianus đều đều và không có điểm nhấn, nhưng tôi lại không thấy thế. Văn phong của ông ta không hề đều đều dàn trải mà là chừng mực, một phong cách thích hợp với tâm trí bình thản và luôn nhất quán quy củ của ông ta; nó đúng là ổn định, nhưng không thấp kém. Đúng là nó thiếu đi những đoạn cao trào, những điểm nhấn mà bạn tìm kiếm, và những đoạn tạo ấn tượng đặc biệt nhờ một vài câu cách ngôn. Nhưng nếu xét tổng thể, thì tác phẩm của ông ta, dù bạn có đánh giá thế nào về phong cách, cũng rất cao nhã đáng kính phục. Văn phong của ông ta có thể không đặc sắc hay có nét riêng, nhưng nó phản ánh những thứ thực sự giá trị.
Bên cạnh đó, ai là người bạn có thể đem ra so sánh với Fabianus? Cicero, người mà số tác phẩm về triết ngang bằng với Fabianus. Tôi sẽ thừa nhận, nhưng một tên tuổi sẽ không thể bị đánh giá thấp chỉ vì kém hơn tên tuổi vĩ đại nhất. Hay nếu bạn nhắc đến Asinius Pollio, thì tôi cũng sẽ đồng ý với bạn, và chỉ đơn giản trả lời rằng với một phạm trù quan trọng và ý nghĩa như triết, thì việc đứng thứ ba cũng không thể không xem là một thành công lớn. Bạn có thể sẽ nghĩ đến Livy: ông ta viết cả tác phẩm đối thoại (những tác phẩm mang nghĩa lịch sử nhiều như triết) cũng như các tác phẩm về triết. Đồng ý, tôi sẽ chấp nhận cả vị trí của Livy nữa. Nhưng ngay cả thế, hãy xem có bao nhiêu người không thể sánh bằng Fabianus, người chỉ chịu đứng dưới 3 tên tuổi hàng đầu mà thôi.
"Tuy nhiên", bạn nói, "ông ta cũng không thể hiện được tất cả những giá trị của mình trong tác phẩm. Dù văn phong của ông ta có thể cao nhã, nhưng nó không đủ đậm nét. Và dù nó khoáng đạt, nó không đủ mạnh mẽ và nội lực; nó rõ ràng chứ chưa thể nói là xuất sắc. Một người khi đọc sẽ cảm thấy thiếu một sự lên án mạnh mẽ những thói xấu, một tinh thần có thể đối mặt với hiểm nguy, một sự thách thức đầy ngạo nghễ với vận mệnh, và một sự tấn công đầy khinh miệt với tham vọng. Tôi muốn thấy sự xa hoa bị khiển trách, sự trác táng bị bêu riếu, và tính bất đồng, hay thay đổi bị tiêu diệt. Hãy để ta thấy được sự sắc sảo của bài diễn thuyết, sự nghiêm trang của tấn bi kịch, và sự giản dị của những tiếng cười". 

Bạn muốn ông ta tập trung vào ngôn từ, là thứ rất nhỏ bé không có mấy giá trị. Trong khi ông để mình chú tâm vào sự vĩ đại của chính chủ đề mà ông nói; thay vì phô trương sự trôi chảy và tài năng của mình, ông ta để nó ở phía sau như một cái bóng mà thôi.

Tất nhiên, sẽ có chỗ hở trong những vấn đề ông ta bàn tới, những đoạn viết có thể xem là lỏng lẻo không chắc chắn, hay những từ không được lựa chọn đủ kỹ, để có thể thức tỉnh hay khích lệ ta. Tôi thừa nhận điều đó. Khá nhiều câu sẽ lướt qua mà không để lại ấn tượng gì, và đôi khi văn phong của ông ta có phần lan man sa đà vào biện luận. Nhưng bên cạnh đó là rất nhiều điểm sáng trong toàn bộ tác phẩm, hay những đoạn dài không hề nhàm chán. Cuối cùng, ông ta sẽ thành công trong việc cho bạn thấy rằng ông thực sự tin tưởng vào những gì mình nói. Bạn sẽ nhận thấy mục đích của ông ta là cho người đọc thấy quan điểm của mình, thay vì hướng tới làm hài lòng người đọc. Bất cứ tác phẩm nào của ông ta cũng hướng tới mục đích duy nhất: một tâm trí sáng suốt vững vàng. Nó không tìm kiếm những ngợi ca tán thưởng từ người đọc.
Tôi không nghi ngờ gì về điểm ấy, dù tôi phải thừa nhận tôi cũng không thể nhớ đến từng chi tiết tác phẩm của ổng. Thứ ở lại với tôi sau khi đọc là một cảm nhận chung về giọng văn, như khi một người biết ai đó một thời gian dài nhưng cũng đã lâu chưa có cuộc đàm đạo trực tiếp. Chắc chắn khi tôi nghe ông ta, đó là cách tôi cảm nhận về tác phẩm của ổng (mình đoán ý Seneca là Fabianus viết theo cách như đang nói chuyện với người đọc), không phải sự hoàn hảo không tỳ vết làm tôi ấn tượng, mà là sự phong phú, thứ có thể tạo cảm hứng cho lớp trẻ đi theo con đường của ông ta với hy vọng một ngày thậm chí có thể vượt qua ổng. Tôi tin đó là cách khích lệ hữu ích nhất. Vì thực ra sẽ dễ ngã lòng khi một người được truyền động lực để đi theo một tác giả nhưng lại không nhìn thấy hy vọng nào trong việc có thể vượt qua hình mẫu ấy. Dù thế nào đi nữa, Fabianus cũng rất đáng trân trọng, và dù đúng là ta có thể bóc tách phê bình chỗ này chỗ nọ, nhưng ảnh hưởng của ông ta về tổng thể thì thực sự tuyệt vời.
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 In your letter you tell me that you found Papirius Fabianus’s book
On Politics an absorbing read but ultimately disappointing.* Th en,
forgetting that it is a work of philosophy, you criticize its composition.
Suppose you are right—that he lets the words gush out without
arranging them. For a start, that has its own charm; it’s a style appropriate
to a smoothly running discourse. Th ere is a big diff erence, I
think, between careless writing and fl uent writing. 2 And there is yet
a further distinction to be made, a very important one: Fabianus, as
I see it, lets his discourse fl ow, but he doesn’t release a fl ood: his language
is copious, but it moves right along without ever losing control.
From the outset, it gives the impression of not having been worked
over or revised to death. But even if we go by your assessment, his
objective was to set our conduct in order, not our words; he wrote this work for the mind, not the ear. 3 Besides, if he had been speaking
in person, you would not have had time to study the details, for
you would have been captivated by the speech as a whole. Material
that we like because of the speaker’s energy is generally less attractive
when we read it. Still, it is quite something to catch a person’s
eye at fi rst glance, even if careful scrutiny will fi nd some faults. 4 In
my opinion, the speaker who reaches out and grabs our approval is
greater than the one who has to earn it. But I realize that the latter is
a surer bet and gives a more confi dent promise of future achievement.
Meticulous discourse does not suit a philosopher. If someone is
timid in his words, when will he be brave and resolute or put his
own person at risk? 5 Fabianus was not careless in his manner of
speaking; rather, he was unconcerned. Th at is why you will fi nd nothing
uncouth in his style: his expressions are well chosen but never
strained. Contrary to current fashion, he does not invert the natural
word order, but his phrasing, though taken from everyday speech,
is very fi ne. You get noble and splendid ideas from him; they have
not been forced into aphorisms, but are expansively worded. We can
fi nd things that are not suffi ciently concise or that are poorly constructed
or inelegant by today’s standards. But all in all, there is no
sign of any meaningless refi nement. 6 To be sure, one may miss the
many diff erent colors of marble, the plumbing that sends a supply of
water into the bedrooms, the pauper’s cell, and everything else that
our luxurious tastes supply because we are dissatisfi ed with simple
attractiveness.* But, as the saying goes, it’s a well-built house.
Th ere is the further point that opinions about style diff er. Some
people want style to be stripped of all roughness, others like it to be
so rugged that they even deliberately disrupt sentences that happen
to have been expressed more smoothly, and break off concluding
phrases so that they don’t accord with one’s expectations. 7 Read
Cicero: his style is all of a piece. When at length he rounds off a
sentence, the manner is gentle and yet not eff eminate. By contrast,
the style of Asinius Pollio is jerky and abrupt, stopping when you
least expect it. In Cicero there is always closure, but in Pollio things
just break off , except in the very few cases that conform to a defi nite
rhythm and a uniform pattern.*
8 You also say that you fi nd his entire work fl at and insuffi ciently
elevated, but I don’t fi nd this blemish in him. His style is not fl at but temperate, fashioned to suit his mind’s calm and orderly disposition;
it is level, not low. It does lack rhetorical intensity, the provocations
you are looking for, and the sudden impact of aphorisms. But taken
as a whole, the work, whatever you think of its artistry, is noble. His
style does not possess distinction, but will bestow it.
9 What writer can you name that you fi nd preferable to Fabianus?
Mention Cicero, whose books on philosophy are almost as numerous
as those of Fabianus. I will concede, but something is not immediately
puny because it is below the greatest. Mention Asinius Pollio:
I will concede, and simply reply that in so great a fi eld, it is quite
something to come out third. You may also adduce Livy: his writings
include dialogues (works that are as historical as they are philosophical)
and books that deal specifi cally with philosophy.* I will make
room for him too. Yet observe how many Fabianus outstrips in being
surpassed by just three writers, the three great masters of style.
10 Still, he does not exhibit every quality. Th ough his style is
lofty, it is not bold, and while it is capacious, it lacks impetuosity and
force; it is clear rather than brilliant. “One misses,” you say, “a harsh
denunciation of vices, a spirited response to dangers, a proud retort
to fortune, and a scornful attack on ambition. I want luxury to be
reprimanded, debauchery pilloried, and aggression crushed. Let us
have something of oratory’s sting, tragedy’s grandeur, and comedy’s
plainness.” You want him to focus on words, which are a puny thing.
He has allied himself with the greatness of his topic; rather than
advertising his eloquence, he draws it after him like a shadow. 11 To
be sure, there will be gaps in what he covers, loosely written passages
and words that fail to arouse and provoke us. I admit all this. Many
sentences will go by without striking us, and sometimes his style will
be sloppy and too discursive. But there will be lots of light throughout
and large stretches free from tedium. Finally, he will succeed in
showing you that he really believes what he has written. You will
realize that his aim is for you to know his views, not for him to please
you. All his work has progress as its goal, and excellence of mind. It
does not look for applause.
12 I have no doubt that his writings are like this, although I do
not recall them in great detail. What sticks with me is a general impression
of their tone, as when one has known someone a long time
but has not recently had a close conversation with him. Certainly when I heard him, that’s how I found his work, not fl awless but rich,
such as might inspire a promising young man to imitate him while
hoping also to surpass him. Th is I fi nd the most eff ective type of
encouragement. It is disheartening when one is moved to imitate an
author but despairs of doing so. In any case, Fabianus was abundantly
expressive, and though open to criticism at some passages, overall he
was splendid.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: