tóm tắt: đọc đi
văn học nước nhà thứ nhất không có số lượng, thứ hai không có dung lượng. số lượng nói đến tổng số văn phẩm ra đời; mà không có lượng, thì đừng nói chất. hơn năm trăm năm đất nước sản sinh được vài vạn văn phẩm chính thống, thì bảo sao danh phẩm đếm được trên đầu ngón tay. dung lượng nói đến không chỉ độ ngắn dài mà còn là phạm vi đề cập, khối lượng sự kiện của từng tác phẩm; thường thì phạm vi mà hẹp, tác giả lấy đâu không gian mà tung hoành? cũng có những thiên lấy nổi tả chìm như ông già & biển cả, lấy hẹp tả rộng như bắt trẻ đồng xanh; tuy nhiên, xét cả một nền văn học, các thiên truyện mang tầm vóc là cần có và phải có.

 lạc đề.
nỗi buồn chiến tranh không thật sự giải quyết được những vấn đề đấy, nhưng mặt khác, vẽ ra một lối mà không nhiều tác phẩm khác làm được. văn học việt nam nặng tính dân tộc mà nhẹ chất nhân loại, các cụ bảo rồi. ý là sau này đọc văn việt nam người ta sẽ nghĩ về một dân tộc “dân tộc” đến nỗi bản sắc, nhưng ngoài tính dân tộc đấy, người ta không thấy một đặc thù nào khác. đoàn kết nhưng không phát triển, một dân tộc không có hệ thống triết học định hướng của riêng mình, gần như sạch bóng những con người tư tưởng - những con người trăn trở nỗi niềm thời đại. dưới phương diện này, nỗi buồn chiến tranh kéo lại nhiều điểm cho nền văn học tổ quốc nghèo nàn; mà khi đọc, ít nhiều đọc giả sẽ bị cuốn vào vòng xoáy tư tưởng mà đến tác giả cũng chưa chắc tìm được lối ra - ông chỉ kéo thêm chúng ta vào thôi.
với những ai để ý văn phong, đòi hỏi một thứ văn phong tinh tế và hiện đại, chưa chắc nỗi buồn chiến tranh đã đáp ứng được nhu cầu của họ. nỗi buồn chiến tranh là viên ngọc thô, như kiểu ba lính ngự lâm vậy. hoặc so sánh bảo ninh với A lếc đờ Đuyma (thích ông này quá ko viết hoa ko chịu đc) cũng được, văn họ nhiều khi đang đọc hăng lại tòi ra vài đoạn vô duyên thô thiển quá thể đáng, vài câu từ chuối không tưởng được, nhưng vẫn không thể ngừng yêu. sự đẹp chân chính không nên và cũng không thể bị che lấp bởi vỏ bọc bên ngoài. ngôn ngữ sắc sảo nhất không phải tinh tế hay hiện đại, mà là ngôn ngữ đi vào lòng người dễ dàng. ngọc thô có cái đẹp của ngọc thô, và đôi khi sự mài giũa cắt gọt tỉ mẩn nhất lại đánh mất đi vẻ đẹp nguyên sơ đấy.
kết bài: kiên ơi em yêu anh.