Kafka và Quạ*
Mày không thích Murakami, thằng Quạ nói. Tớ không rõ nữa. Tôi trả lời. Nhưng đúng là tớ đã đọc một cách si mê, điên cuồng đến ngu...

Mày không thích Murakami, thằng Quạ nói. Tớ không rõ nữa. Tôi trả lời. Nhưng đúng là tớ đã đọc một cách si mê, điên cuồng đến ngu muội mấy ngày qua. Đúng, ông ta có tài. Cách miêu tả hai thế giới song song cực kỳ thần thái, cộng thêm những yếu tố giả tưởng, tâm linh, hình sự, tạo nên một cảm giác rờn rợn lôi cuốn khó có thể cưỡng nổi. Thủ pháp này khiến người đọc chỉ biết vô thức mà lật tới, cho đến tận trang cuối cùng mà thôi. Tôi gật đầu. Nhưng cái gì mà lời nguyền giết cha ngủ với mẹ, rồi thì cậu nhóc 15 tuổi làm tình với bà già 50 tuổi sau có một vài ngày quen biết vô cớ, rồi thì những giấc mơ dâm dục với người con gái mới quen, rặt những tư tưởng bệnh hoạn đặc sệt kiểu biến thái mà xã hội Nhật đã tạo ra. Những thứ ấy không những phá hủy văn học, mà cả hệ tư tưởng nữa, mày biết không? Tôi lại gật đầu. Mày phải hiểu là cảm nhận của mày vẫn đúng. Quạ vẫn tiếp tục. Tác phẩm nào rặt những câu triết lý, câu nào cũng có thể là 1 tus Facebook deep đừng hỏi, thì lại thường chẳng có mấy giá trị. Cứ như kiểu người ta soạn trước ra chúng, rồi gò ép tuyến nhân vật, dù cho họ có vô lý điên rồ đến thế nào đi chăng nữa, miễn là họ phục vụ cho việc biến những câu quote ấy thành có lý trong tác phẩm là đủ. Tôi lại gật đầu. Gật đầu. Và gật đầu. Thôi, bỏ đi. Nhà văn gì mà viết xong người đọc có đến 8000 câu hỏi, và phải đích thân ngồi mà trả lời đến 1200 câu trong đó. Quạ nói xong, vứt lại cái cười mỉa mai của gã, rồi biến mất. Để lại tôi ngồi đó, một lúc lâu sau bất giác vớ tay lật giở những trang đầu tiên của "Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương". ***** Chú thích: Quạ là tiếng nói trong đầu nhân vật chính (Kafka - cậu nhóc 15 tuổi) được nhân cách hóa. Dịch giả Dương Tường nhận định Quạ là bản ngã thứ hai của cậu, nhưng mình cảm nhận Quạ như tiếng nói của lý trí nhiều hơn.

Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
Murakami làm điều này khá nhiều lần và phổ biến trong các tác phẩm của ông. Nên như Kafka thật sự khó lý giải nổi...
Tuy nhiên cuốn này thậm chí đã đoạt giải Kafka, nên cái tầng nghĩa của nó chắc hẳn phải vượt trên cả cái vô luân lý đó.
INTERVIEWER
And yet as much as some elements of your writing have changed, others have endured. Your novels are always told in the first person. In each of them, a man cycles between a variety of sexually charged relationships with women; he is generally passive vis-à-vis these women, who seem to function as manifestations of his fears and fantasies.
In my books and stories, women are mediums, in a sense; the function of the medium is to make something happen through herself. It’s a kind of system to be experienced. The protagonist is always led somewhere by the medium and the visions that he sees are shown to him by her.
Mediums in the Victorian sense? Psychic mediums?
I think sex is an act of . . . a kind of soul-commitment. If the sex is good, your injury will be healed, your imagination will be invigorated. It’s a kind of passage to the upper area, to the better place. In that sense, in my stories, women are mediums—harbingers of the coming world. That’s why they always come to my protagonist; he doesn’t go to them.
----
INTERVIEWER
One of the cardinal rules of magic realism is not to call attention to the fantastic elements of the story. You, however, disregard this rule: your characters often comment on the strangeness of the story line, even call the reader’s attention to it. What purpose does this serve? Why?
That’s a very interesting question. I’d like to think about it . . . Well, I think it’s my honest observation of how strange the world is. My protagonists are experiencing what I experience as I write, which is also what the readers experience as they read. Kafka or García Márquez, what they are writing is more literature, in the classical sense. My stories are more actual, more contemporary, more the postmodern experience. Think of it like a movie set, where everything—all the props, the books on the wall, the shelves—is fake. The walls are made of paper. In the classical kind of magic realism, the walls and the books are real. If something is fake in my fiction, I like to say it’s fake. I don’t want to act as if it’s real.
To continue the metaphor of the movie set, might the pulling back of the camera intend to show the workings of the studio?
I don’t want to persuade the reader that it’s a real thing; I want to show it as it is. In a sense, I’m telling those readers that it’s just a story—it’s fake. But when you experience the fake as real, it can be real. It’s not easy to explain. In the nineteenth and early twentieth centuries, writers offered the real thing; that was their task. In War and Peace Tolstoy describes the battleground so closely that the readers believe it’s the real thing. But I don’t. I’m not pretending it’s the real thing. We are living in a fake world; we are watching fake evening news. We are fighting a fake war. Our government is fake. But we find reality in this fake world. So our stories are the same; we are walking through fake scenes, but ourselves, as we walk through these scenes, are real. The situation is real, in the sense that it’s a commitment, it’s a true relationship. That’s what I want to write about.
Toàn bộ cuộc phỏng vấn bạn có thể xem trong link này: https://books.google.com.vn/books?id=piBn_gnZimsC&pg=PA353&lpg=PA353&dq=%22think+sex+is+an+act+of+.+.+.+a+kind+of+soul-commitment%22+paris+review&source=bl&ots=cvWaYYGZ26&sig=ACfU3U24yOcHaboP4EQFv4PfRbKhHXN-WQ&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwii3b-Vnv_qAhVH7WEKHdBVBAQQ6AEwAnoECAkQAQ#v=onepage&q=%22think%20sex%20is%20an%20act%20of%20.%20.%20.%20a%20kind%20of%20soul-commitment%22%20paris%20review&f=false
---
Ngoài ra thì nếu bạn đã đọc quyển Killing Commendatore thì có thể đọc thêm bài phỏng vấn giữa ông và nhà văn Mieko Kawakami https://lithub.com/a-feminist-critique-of-murakami-novels-with-murakami-himself/
---
Theo mình hiểu comment của bạn thì việc Murakami để Kafka ngủ với cô Saeki khi có khả năng cô là mẹ của Kafka là quá trái luân thường đạo lý đến mức khó chấp nhận được, tại sao tác giả lại làm vậy.
Cảm nhận riêng của mình về cách ông viết truyện, đặc biệt là Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển là, là ông thâm nhập vào tiềm thức của mình và mang những hình ảnh, âm thanh, cảm giác, suy tưởng quay trở về thực tại và đặt nó lên trang giấy. Biết nói thế nào nhỉ? Có những mối dây liên hệ giữa các con người, sự vật, sự việc đó nhưng có thể nó không theo trật tự logic thông thường và chúng cũng không dễ dàng nhận thấy. Việc ông làm là kết nối chúng lại với nhau và giải thích, kể cho người đọc về chúng. Còn nếu chỉ bản thân ông gặp những con người, sự vật, sự việc trái lẽ thường đó thì mình nghĩ ông sẽ nhìn nhận chúng xảy ra vì chúng xảy ra chứ không đặt câu hỏi vì sao lại vậy, đâu là mối liên kết. Ngay từ đầu ông đã chấp nhận trật tự đó rồi. Ngay từ đầu ông đã tôn trọng những điều ông nhìn thấy trong thế giới đó và kể lại một cách trung thực.