Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 54

Bạn thân mến!
Căn bệnh mãn tính đã nhẹ nhàng với tôi trong một thời gian dài; rồi bất chợt nó tấn công trở lại. “Căn bệnh nào nhỉ?” bạn hỏi - và đó là một câu hỏi hoàn toàn hợp lý, vì bạn biết đấy, đâu có căn bệnh nào mà tôi chưa từng kinh qua. Nhưng có một thứ đặc biệt vẫn luôn đe dọa tôi, và nắm tôi trong lòng bàn tay của nó. Tôi không hiểu tại sao ta phải theo cái tên Hy Lạp (Seneca cho rằng asthma, tên tiếng Latin của bệnh hen suyễn là đủ thích hợp rồi. Lười tìm lại source quá, nhưng nếu mình đoán k nhầm thì tiếng Latin có sau, vì vậy những từ khó hay hiếm gặp người thời ấy vẫn thường dẫn lại tiếng Hy Lạp). Tôi gọi nó là thở thoi thóp, cái tên có vẻ khá hợp.
Nó tấn công ta một cách chớp nhoáng, như cách những cơn gió mạnh (làm lật thuyền) ngoài biển khơi; thường chỉ kéo dài trong tầm 1 giờ. Thực ra cũng không quá khó hiểu, vì đâu ai có thể giữ hơi thở cuối cùng trong một thời gian dài! Tôi đã từng trải qua nhiều trận ốm thập tử nhất sinh, nhưng không gì có thể tồi tệ hơn căn bệnh này. Vì tất cả những thứ khác chỉ là ốm đau; còn căn bệnh này lấy đi hơi thở (tức là cướp đi sự sống) của một người. Bởi vậy nên bác sĩ gọi nó là "sự tập dượt cho cái chết": đôi khi những co thắt đạt được thứ nó vẫn thử (khiến người bệnh tắt thở). Bạn có nghĩ tôi mừng vì còn đang ở đây để viết cho bạn, mừng vì tôi đã qua khỏi? Nếu tôi vui mừng vì một sự phục hồi chỉ có tác dụng trong nhất thời, tôi cũng đáng chê cười như một người nghĩ rằng ông ta thắng kiện chỉ vì vụ kiện bị hoãn mà thôi.
Nhưng ngay cả khi tôi phải chịu đựng những cơn co thắt nghẹt thở ấy, tôi vẫn có thể tìm thấy sự thanh thản trong những suy nghĩ phấn chấn và dũng cảm. "Đó là gì?", tôi nói với bản thân mình. "Có phải cái chết đang thử thách ta, hết lần này đến lần khác? Hãy để nó làm điều đó, ta cũng đã từng thách thức nó, từ rất lâu trước đây". "Khi nào?", bạn ngạc nhiên hỏi. Trước khi tôi sinh ra. Cái chết (về bản chất) chỉ là sự không tồn tại. Tôi đã biết nó là như thế nào: thứ tồn tại sau khi tôi ra đi cũng sẽ giống thứ tồn tại trước khi tôi xuất hiện. Nếu có gì phải chịu đựng trong việc ấy, thì cũng đã có sự chịu đựng tương tự trước khi ta nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời. Nhưng ta đâu có cảm thấy bất kỳ một sự khó chịu không thoải mái nào khi ấy.
Để tôi hỏi bạn điều này: chẳng lẽ bạn sẽ không thừa nhận rằng một người thật điên khùng nếu ông ta nghĩ rằng cái đèn khi bị tắt sẽ tồi tệ hơn khi nó được bật sáng? Chúng ta cũng sẽ bị dập tắt, cũng như đã được bật sáng vậy. Trong khoảng giữa ta cảm nhận được vài thứ; trong khi ở hai bên (của chiều thời gian) ta không thể cảm nhận được điều gì. Nếu tôi không lầm, bạn ơi, sai lầm của ta là vì ta nghĩ cái chết đến trong tương lai; trong khi thực tế, nó đến cả trong quá khứ trước đó cũng như trong tương lai sau đó. Bất kỳ dạng tồn tại nào của ta trước khi ta sinh ra, đều đã chết. Vì thực ra đâu có sự khác biệt nào giữa việc chưa thực sự bắt đầu và sau khi đã kết thúc: trong cả hai trường hợp, kết quả đều là sự không tồn tại mà thôi.    
Tôi chưa bao giờ ngừng việc tự khuyến khích bản thân bằng những suy nghĩ như thế, tất nhiên là trong im lặng, vì tôi thở còn không nổi. Sau đó, từng chút một, những cơn co thắt nghẹt thở giảm dần, được thay thế bằng những hơi thở nặng nhọc, bắt đầu với việc ngắt quãng, rồi đều đặn dần. Ngay cả khi mà đợt tấn công đã kết thúc, hơi thở của tôi cũng không trở lại tự nhiên; tôi vẫn cảm thấy như có một sự ngập ngừng và chậm trễ trong nó.
Hãy cứ để nó hoành hành như vậy, chừng nào nó còn không động được đến tâm trí tôi. Đây là điều tôi hứa với bạn: tôi sẽ không run sợ khi kết thúc; tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho nó; và đã thôi không còn lên những kế hoạch như thể mình sẽ chắc chắn sống trọn vẹn ngày mai (ý này Seneca viết rất hình tượng, nên hiểu theo nghĩa là dù vẫn lập kế hoạch nhưng ông sẵn sàng đón nhận cái chết ở bất cứ thời điểm nào, chứ không phải là chỉ tiếp tục sống mà không có kế hoạch gì cụ thể)
Người mà ta cần tán dương - và cố học theo - là người có thể tận hưởng cuộc sống mà không sợ phải chết. Vì có phẩm cách nào bên ta khi ta phải đón nhận cái chết vì bị tấn công (bởi kẻ thù, bởi bệnh tật)? Có một phẩm cách ở đó: đúng là ta bị cướp đi cuộc sống của mình, nhưng ta vẫn có thể chủ động đón lấy nó như thể chính ta tạo ra sự ra đi ấy.

Vì lý do đó, cuộc đời của thánh nhân sẽ không bao giờ kết thúc theo cách như thể bị tước đoạt mất, vì như thế tức là bị đẩy đi khỏi nơi mà ông ta không muốn rời bỏ. Trong khi thánh nhân thì không làm bất cứ điều gì một cách không tự nguyện: ông ta thoát khỏi những áp đặt bằng cách tạo ra sự chủ động cho mình để làm chính những điều mà hoàn cảnh áp đặt ông ta phải làm.

Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Ill health had given me a long respite; then suddenly it assailed me again. “What was the trouble?” you ask—and well you may, for there is no illness with which I am unacquainted. But there is one that has me in its charge, so to speak. Why should I use its Greek name?* I can call it wheezing; that fi ts well enough. 
Its attack is quite brief, like a squall; it is usually over within the hour. No one can be at last gasp for very long! 2 Every bodily discomfort, every peril, has passed through me; and nothing, I think, is harder to bear. How could it not be? Anything else is just being sick; this is pushing out one’s life breath. For this reason doctors call it “the rehearsal for death”: the constriction sometimes achieves what it has so often attempted. 3 Do you think that I am glad to be writing these things to you, glad that I escaped? If I delight in this cessation as if it were a return to health, I am as laughable as the person who thinks he has won his case just because his hearing has been postponed.
Yet even as I was suff ocating, I did not fail to fi nd peace in cheerful and brave refl ections. 4 “What is this?” said I. “Does death make trial of me so many times? Let it—I have made trial of it as well, long ago. “When?” you ask. Before I was born. Death is just nonexistence. I know already what that is like: what will exist after me is the same as existed before me.* If there is any torment in this thing, then there must have been torment also before we saw the light of day. Yet we did not feel any discomfort at that time.
5 I ask you this: wouldn’t you say a person was quite stupid if he thought that a lamp was worse off after it was extinguished than before it was lighted? We too are extinguished; we too are lighted. Betweentimes there is something that we feel; on either side is complete lack of concern. Unless I am wrong, dear Lucilius, our mistake is that we think death comes after; in fact, it comes both before and after. Whatever was before us is death. What diff erence is there between ending and simply not beginning? Both have the same result: nonexistence.
6 With these encouragements, and others in the same vein, I did not cease to encourage myself—without speaking, of course, since I had no breath to spare. Th en, gradually, my wheezing, which had already given way to panting, began to come at greater intervals, then slowed and fi nally steadied. Even yet, though the attack is over, my breathing does not come naturally; I feel a kind of catch in it, a hesitation.
So be it, as long as I am not sighing on purpose! 7 Here is my pledge to you: I shall not tremble at the end; I am already prepared; I am not thinking at all about my overall span of life. Th e person you should praise—and imitate—is the one who enjoys living and yet is not reluctant to die. For what virtue is there in departing only when you are cast out? Yet there is virtue here too: I am indeed being cast out, and yet it is as if I am making my departure.
For that reason, the wise person too is never cast out, for being cast out is being driven away from a place you are unwilling to leave. Th e sage does nothing unwillingly: he escapes necessity in that he wishes to do what necessity will in any case require.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: