Văn hóa nói dối và đừng để mắc lỗi
Cá tháng tư và cách chúng ta vui thôi đừng vui quá
Trong cuộc sống chúng ta cần những niềm vui đôi khi nó xuất phát từ những trò chơi "khăm", lời nói dối. Và đúng như vậy ai cũng cần có những cảm xúc vui vẻ và thực hiện những hành động nô đùa để nhằm mục đích tạo dựng một không khí thú vị. Một trong những ngày những lời nói dối được để ý nhất chính là: 01/04.
Cho đến tận ngày nay, nguồn gốc của ngày cá tháng tư vẫn còn gây tranh cãi, với nhiều dị bản khác nhau.Cá tháng tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn là phong tục truyền thống tại nhiều quốc gia kỷ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa vô hại về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Những tin giả như thế thường được tung ra trong cả ngày 1 tháng 4 ở hầu hết các quốc gia như Hoa Kỳ, Pháp, Ireland,… trong khi tại một số quốc gia khác, nó phải được chấm dứt vào giữa trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand.
Và theo một truyền thống, một bộ luật bất thành văn thì ngày 01 tháng 04 hầu hết mọi người đều sẽ chấp nhận những trò đùa hoặc lời nói dối của nhau. Nếu có câu chuyện có đi quá giới hạn thì hầu hết đều nói kiểu rằng: "Hôm nay ngày cá tháng tư mà"... Nhưng ta thử hỏi trò đùa kia đi qua phạm vi cho phép thì sẽ thế nào?
Đôi khi những lời nói bâng khuân bạn tưởng là vô hại nhưng đối với nhiều người, tùy vào hoàn cảnh, tâm trạng, lời nói đó có thể gây tổn thương sâu sắc đến tâm trạng của họ, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và biểu hiện của họ. Vì vậy ông bà ta có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” là vậy.
Hậu quả của việc vui đùa quá mức làm tôi nghĩ tới một tình huống diễn ra trong lễ trao giải Oscars lần thứ 94 năm 2022 diễn ra vào tối chủ nhật ngày 27/3 theo giờ Mỹ tại nhà hát Dolby - thành phố Los Angeles. Trong tuần thì đã có nhiều bài báo phân tích về cái tát của Will Smith, nhưng cái mà mọi người đều nhận ra: hậu quả của việc Chirs Rock đã áp dụng công thức gây cười của mình không đúng thời điểm và đối tượng là một cái tát trước đám đông.
Hậu quả của việc vui đùa quá mức làm tôi nghĩ tới một tình huống diễn ra trong lễ trao giải Oscars lần thứ 94 năm 2022 diễn ra vào tối chủ nhật ngày 27/3 theo giờ Mỹ tại nhà hát Dolby - thành phố Los Angeles. Trong tuần thì đã có nhiều bài báo phân tích về cái tát của Will Smith, nhưng cái mà mọi người đều nhận ra: hậu quả của việc Chirs Rock đã áp dụng công thức gây cười của mình không đúng thời điểm và đối tượng là một cái tát trước đám đông.
Đối với một số diễn viên hài rồi chuyển qua làm MC ở Việt Nam thì dường như đều áp dụng công thức này. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua câu nói kiểu như này:''từ hotdog thành hot boy" hay "người toàn mùi Silicone" .Với những câu đùa miệt thị ngoại hình, lấy hình ảnh của người khác ra để tạo ra tiếng cười như vậy cần lên án và loại bỏ.
Cuối cùng, chúng ta nên suy nghĩ lại cách thể hiện trong từng lần đùa giỡn cùng bạn bè. Thực chất cuộc sống không phải đến ngày cá tháng tư chúng ta mới nói đùa với nhau mà tất cả các ngày trong năm chúng ta đều sử dụng nó. Nhưng luôn phải biết điểm dừng và đừng bao giờ lấy vẻ bề ngoài hay những bí mật mà người khác dấu kín ra làm trò đùa và lời nói dối có thể trở thành một thứ vũ khí gây sát thương tâm hồn của một ai đó.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất